Khánh Hòa: Ổn định thu nhập nhờ nghề trồng rong nho

OVN - Nuôi trồng, xuất khẩu rong nho đang là công việc giúp Công Ty TNHH Sản Xuất - Thương Mại - Xuất Nhập Khẩu D&T (Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa) đem lại thu nhập ổn định cho người dân và nâng tầm thương hiệu sản vật địa phương. Đây cũng là sản phẩm tiêu biểu

Hiệu quả kinh tế từ rong nho Khánh Hòa

Từ năm 2004, rong nho Nhật Bản được du nhập vào Việt Nam và trồng chủ yếu tại tỉnh Khánh Hòa. Nhờ điều kiện môi trường thuận lợi, phương pháp nuôi trồng phù hợp, rong nho Khánh Hòa sinh trưởng nhanh chóng và trở thành mặt hàng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

rong nho Khánh Hòa -  loại rong tảo biển chứa nhiều chất dinh dưỡng
Rong nho - loại rong tảo biển chứa nhiều chất dinh dưỡng

Rong nho là loại rong tảo biển thuộc họ Caulerpaceae (tảo xanh) với tên khoa học Caulerpa lentillifera, hình dạng giống chùm nho hoặc những viên caviar (trứng cá muối) nên được gọi bằng danh xưng “mỹ miều” - Trứng cá muối xanh. Đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng phân bố tại một số vùng biển ấm thuộc khu vực Thái Bình Dương như Philippines, Micronesia, Java,… sau đó du nhập vào thị trường Nhật Bản, được người dân trồng rộng rãi và trở thành thức ăn phổ biến.

Sản phẩm rong nho Okinawa của  Công ty D&Tđạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao tỉnh Khánh Hòa
Sản phẩm rong nho Okinawa của Công ty D&Tđạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao tỉnh Khánh Hòa


Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, rong nho chứa nhiều canxi, protein giúp ngăn ngừa loãng xương, đồng thời có các axit béo như amino acid (AA), linoleic acid (LA), Eicosapentaenoic acid (EPA) làm giảm nồng độ cholesterol, chống oxy hoá, duy trì cấu trúc collagen, ngăn ngừa đột quỵ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim. Vì thế, nó mang giá trị dinh dưỡng cao hơn so với các loại thực vật cung cấp đạm thông thường. Một số nghiên cứu từ Viện Hải dương học Nha Trang cho thấy, rong nho có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, hiệu quả ngăn ngừa cao huyết áp và thấp khớp ở người lớn tuổi.

Vùng nuôi trồng rong nho biển Khánh Hòa của Công ty D&T

Vùng nuôi trồng rong nho biển Khánh Hòa của Công ty D&T


Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại, Trưởng phòng Thực vật biển Viện Hải dương học Nha Trang tiết lộ, tại Việt Nam, vào năm 2004, rong nho Nhật Bản bắt đầu được du nhập vào Việt Nam và trồng chủ yếu tại tỉnh Khánh Hòa. Với điều kiện môi trường thuận lợi, phương pháp nuôi trồng phù hợp, rong nho Khánh Hòa sinh trưởng nhanh chóng và trở thành mặt hàng mang lại hiệu quả kinh tế cao.Tính đến năm 2020, toàn tỉnh có gần 50ha trồng rong nho với sản lượng hơn 400 tấn/năm.

Khánh Hòa - hướng đi bền vững từ rong nho

Ông Nguyễn Quang Duy, Giám đốc Công Ty TNHH Sản Xuất - Thương Mại - Xuất Nhập Khẩu D&T (Công ty D&T) chia sẻ, ngoài yêu cầu nghiêm ngặt về thành phần và hàm lượng dinh dưỡng nước, rong nho chỉ phát triển trong điều kiện nhiệt độ từ 25 – 28 độ C, độ mặn 30 – 35‰. Với nhiều vũng vịnh và gần 3000 giờ nắng/năm, Khánh Hòa là địa phương lý tưởng giúp thực vật này phát triển thuận lợi, phù hợp xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Ông Duy nhận bằng kỷ lục về đơn vị nuôi trồng rong nho biển sản lượng lớn nhất Việt Nam tại Khánh Hòa
Ông Duy nhận bằng kỷ lục về đơn vị nuôi trồng rong nho biển sản lượng lớn nhất Việt Nam


Tuy nhiên, hạn chế của nghề là thời gian bảo quản sau thu hoạch ngắn (từ 5 - 7 ngày) dẫn đến khó tiếp cận khách hàng xa khu vực sản xuất. Do đó, Công ty D&T đã nghiên cứu tạo nên sản phẩm rong nho tách nước mang thương hiệu Okinawa với ưu điểm bảo quản được lâu mà giá trị dinh dưỡng và hương vị không đổi.

Tháng 12/2021, sản phẩm đạt đánh giá 4 sao từ chương trình OCOP tỉnh Khánh Hòa, đồng thời được nhiều cơ quan ban ngành tại địa phương, lẫn khách hàng trong và ngoài nước yêu thích, lựa chọn. Ngoài rong nho tách nước Okinawa, công ty còn cung cấp nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan như Rong nho sấy khô Okinawa và Rong nho tươi Vmax,…

Quy trình làm việc tại cơ sở sản xuất, đóng gói sản phẩm rong nho Khánh Hòa
Quy trình làm việc tại cơ sở sản xuất, đóng gói sản phẩm rong nho tại Công ty D&T


Tuy nhiên, điều khiến ông Duy tự hào nhất chính là ghề nuôi trồng rong nho đã giúp nông dân Khánh Hòa có thêm hướng đi mới bền vững, đảm bảo thu nhập ổn định so với các công việc truyền thống tiềm ẩn nhiều rủi ro như nuôi cá tôm, đánh bắt thủy sản. Đặc biệt, trong bối cảnh giá xăng dầu tiếp tục tăng cao vì thiếu nguồn cung, các ngành nghề đánh bắt cần nhiều nhiên liệu phục vụ phương tiện đi lại như xuồng, tàu máy,… trở thành gánh nặng khiến ngư dân Khánh Hòa lao đao.

Quy trình làm việc tại cơ sở sản xuất, đóng gói sản phẩm rong nho Khánh Hòa
Quy trình làm việc tại cơ sở sản xuất, đóng gói sản phẩm rong nho tại Công ty D&T


Theo đó, doanh nghiệp đã tổ chức tập huấn, hỗ trợ cấp vốn giúp ngư dân Khánh Hòa chuyển đổi các đìa bỏ hoang sang đầu tư nuôi trồng rong nho, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật và cam kết đầu ra sau thu hoạch. Nhờ vậy, trong năm 2021, bất kể tình hình dịch bệnh khó khăn, Công ty D&T vẫn đảm bảo việc làm cho hơn 200 công nhân tại địa phương, giúp họ yên tâm sản xuất và có thu nhập ổn định.

Quy trình làm việc tại cơ sở sản xuất, đóng gói sản phẩm rong nho Khánh Hòa
Quy trình làm việc tại cơ sở sản xuất, đóng gói sản phẩm rong nho tại Công ty D&T


Ngoài lợi thế về nhân lực và điều kiện tự nhiên, các chính sách hỗ trợ từ tỉnh Khánh Hòa cũng tạo động lực giúp doanh nghiệp không ngừng phát triển. Vừa qua, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị về việc xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định phương hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đổi mới sáng tạo theo hướng đa dạng hóa, gia tăng hiệu quả giá trị.

Theo đó, ông Duy hy vọng, dự án nuôi trồng và sản xuất rong nho sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tại địa phương, cũng như Công ty D&T nói riêng mở rộng quy mô, gia tăng sản lượng, đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu lớn. Đồng thời, tạo điều kiện nâng cao giá trị sản phẩm rong nho Khánh Hòa đến tay người tiêu dùng toàn cầu, hỗ trợ nông dân miền biển cải thiện chất lượng đời sống.

Bài & ảnh: Huỳnh Kha




Tin liên quan

Tin mới hơn

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới
Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới
OVN - Từ những sản phẩm mang đậm dấu ấn bản địa thông qua chương trình OCOP, nông sản Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế, tận dụng cơ hội vươn ra thế giới.
TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo giải pháp phát triển sản phẩm OCOP
TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo giải pháp phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh”. Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.
Tinh bột nghệ Bà Bé - tinh túy từ nghệ nếp thơm Gia Lâm
Tinh bột nghệ Bà Bé - tinh túy từ nghệ nếp thơm Gia Lâm
OVN - Sau hơn 30 năm gắn bó với cây nghệ, bà Nguyễn Thị Bé (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm) đã và đang thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làm từ tinh bột nghệ.
Thanh hoá: Huyện Yên Định phát triển sản phẩm OCOP
Thanh hoá: Huyện Yên Định phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tính đến tháng 3/2025, huyện Yên Định (Thanh Hoá) đã có 41 sản phẩm đạt OCOP 3 đến 4 sao. Các sản phẩm được công nhận đã khẳng định thương hiệu trên thị trường, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Nhiều sản phẩm đặc trưng tại Lâm Đồng được cấp chứng nhận OCOP
Nhiều sản phẩm đặc trưng tại Lâm Đồng được cấp chứng nhận OCOP
OVN - Tỉnh Lâm Đồng là địa phương có nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều sản phẩm đặc trưng, các huyện, thành trong tỉnh thường xuyên quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn phát triển các sản phẩm OCOP.
Ninh Bình: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP 4 sao và 5 sao
Ninh Bình: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP 4 sao và 5 sao
OVN - Các sản phẩm OCOP tại tỉnh Ninh Bình đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhờ đó đã góp một phần lớn để xây dựng nông thôn mới tại địa phương này.

Tin khác

Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc trưng tại Quế Sơn
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc trưng tại Quế Sơn
OVN - Sáng nay 25/3, Sở Công thương và UBND huyện Quế Sơn phối hợp tổ chức lễ khai mạc chương trình kết nối giao thương giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng tỉnh Quảng Nam với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại tại Quảng trường 26/3 thị trấn Đông Phú, Quế Sơn( Quảng Nam).
Gỡ vướng cho OCOP để nâng tầm đặc sản bản địa
Gỡ vướng cho OCOP để nâng tầm đặc sản bản địa
OVN - Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt được những thành công vượt kỳ vọng ban đầu. Dù vậy, Chương trình vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần những giải pháp mang tính đột phá để tiếp tục phát triển bền vững.
Sản phẩm OCOP Vĩnh Long - Mang đậm bản sắc địa phương
Sản phẩm OCOP Vĩnh Long - Mang đậm bản sắc địa phương
OVN - Những năm qua, chương trình OCOP đã trở thành “bệ phóng” trong hành trình khởi nghiệp của nhiều chủ thể, góp phần phát triển kinh tế theo hướng nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc sản ở địa phương và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Hà Nội: Hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao
Hà Nội: Hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao
OVN - Chiều 28/3, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP.Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao.
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng
Bình Định: Đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng
OVN - Các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã và đang nỗ lực đưa các đơn vị sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP tham gia thương mại điện tử. Qua đó dần khẳng định hướng đi đúng đắn, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại.
Sản phẩm OCOP Hạ Thái thúc đẩy làng nghề phát triển
Sản phẩm OCOP Hạ Thái thúc đẩy làng nghề phát triển
OVN - Nhiều sản phẩm sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) được xếp hạng OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao, 4 sao, tiềm năng lên 5 sao. Điển hình là 2 sản phẩm: Hộp sơn mài khảm trai và hộp sơn mài gắn sừng của Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ thương mại An Huy được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng OCOP 4 sao. Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP của Hạ Thái ngày càng đứng vững trên thị trường trong và quốc tế.
Tủa Chùa (Điện Biên): Nâng tầm sản phẩm OCOP
Tủa Chùa (Điện Biên): Nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Tại huyện Tủa Chùa, những năm qua, mô hình phát triển sản phẩm OCOP được chú trọng triển khai, không chỉ mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế mà còn đẩy mạnh thương hiệu nông sản đặc trưng, riêng có của địa phương.
Bình Thuận hướng tới xuất khẩu sản phẩm OCOP chế biến từ thanh long
Bình Thuận hướng tới xuất khẩu sản phẩm OCOP chế biến từ thanh long
OVN - Ngành Công thương tỉnh Bình Thuận tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thanh long quảng bá, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu.
TP. Phan Thiết: Công bố và trao chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao
TP. Phan Thiết: Công bố và trao chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Sáng 25/02, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP. Phan Thiết tổ chức hội nghị công bố và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Phó Chủ tịch UBND TP. Phan Thiết Lê Văn Chơn chủ trì và trao chứng nhận cho các chủ thể.
Các sản phẩm OCOP góp phần tạo sức hút cho lễ hội đầu Xuân
Các sản phẩm OCOP góp phần tạo sức hút cho lễ hội đầu Xuân
OVN - Hội xuân luôn là dịp để các địa phương lồng ghép hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương thu hút đông đảo người dân và du khách quan tâm mua sắm, trải nghiệm.
Thêm 33 sản phẩm đạt chuẩn, Bình Phước lên kế hoạch tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP
Thêm 33 sản phẩm đạt chuẩn, Bình Phước lên kế hoạch tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP
OVN - UBND tỉnh Bình Phước đã phân hạng cho 33 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao; đồng thời, chỉ đạo cho Sở Công Thương Bình Phước tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP trong tháng 3/2025 sắp tới.
Hà Nội cấp giấy chứng nhận 108 sản phẩm OCOP đạt 4 sao
Hà Nội cấp giấy chứng nhận 108 sản phẩm OCOP đạt 4 sao
OVN - UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2024 thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Thanh Hóa: Nâng sức cạnh tranh sản phẩm OCOP
Thanh Hóa: Nâng sức cạnh tranh sản phẩm OCOP
OVN - Được biết, đến đầu năm 2025, Thanh Hóa đã có hơn 600 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, hơn 60 sản phẩm 4 sao. Nhiều sản phẩm vươn thị trường rộng khắp cả nước và cả quốc tế nhờ biết phát huy những lợi thế là yếu tố bản địa, đặc trưng.
Phát triển sản phẩm OCOP từ lợi thế địa phương
Phát triển sản phẩm OCOP từ lợi thế địa phương
OVN - Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung khảo sát, lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh đặc trưng của địa phương để xây dựng các sản phẩm chủ lực, gia tăng giá trị, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
Bình Phước: Phát triển sản phẩm OCOP tạo đột phá tiềm năng nông thôn
Bình Phước: Phát triển sản phẩm OCOP tạo đột phá tiềm năng nông thôn
OVN - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương trong tỉnh Bình Phước đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ các sản phẩm nông sản đặc trưng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đột phá tiềm năng nông thôn, từng bước nâng vị thế, giá trị của sản phẩm được công nhận.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động