Khi sản phẩm OCOP giúp giữ chân du khách

OVN - Thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cho thấy, lượng du khách tham gia các hình thức du lịch nông thôn, sinh thái chiếm khoảng 10%, với doanh thu khoảng 30 tỷ USD/năm. Trung bình mỗi năm, tỷ lệ khách đi du lịch nông thôn tăng 10 - 30%...

Chương trình OCOP với hơn 11.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận trên toàn quốc, góp phần kích hoạt được sự phát triển mạnh mẽ của các sản phẩm đặc sản, đặc trưng địa phương trước yêu cầu của thị trường. Đó là nhận định của bà Nguyễn Thị Thúy Phượng, Viện trưởng Viện ứng dụng Khoa học công nghệ và đào tạo Mekong, chia sẻ tại họp báo công bố thông tin Dự án du lịch ẩm thực nông nghiệp, nông thôn “OCOP Việt trên bàn tiệc” diễn ra mới đây.

Đồng thời, theo các chuyên gia, ngày nay ẩm thực cũng như các sản vật địa phương là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh, níu chân du khách khi đến Việt Nam. Bà Đinh Thanh Loan, Phó Chủ tịch Du lịch Cộng đồng Việt Nam cho hay: “Ngành du lịch đang có những bước phát triển mạnh mẽ, khách du lịch cũng có nhu cầu rất lớn về việc thưởng thức ẩm thực; mua các sản phẩm lưu niệm, hàng đặc sản, thủ công mỹ nghệ... Vì thế, các địa phương cần đặc biệt quan tâm tới việc kết nối giữa ngành thương mại, ngành du lịch.

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP là cách làm hay, du lịch cộng đồng đến với vùng quê, bắt buộc sản phẩm OCOP hoà mình để cùng phát triển. Nhưng các doanh nghiệp cần làm mới sản phẩm, phải tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, làm tốt bao bì, đóng gói, chú trọng nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý để thu hút du khách. Phải nắm bắt xu hướng trao đổi mua bán về thương mại điện tử, giao dịch không dùng tiền mặt trong giao thương hàng hóa.

Các hình thức du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn như homestay, farmstay gần đây rất được ưa chuộng tại Khánh Hòa.
Các hình thức du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn như homestay, farmstay gần đây rất được ưa chuộng tại Khánh Hòa.

Mới đây, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kế hoạch xây dựng, phát triển có hiệu quả mô hình hợp tác xã du lịch nông nghiệp, cộng đồng, sinh thái trong xây dựng nông thôn mới gắn với sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2024 và giai đoạn 2025 - 2030. Theo đó, từ năm 2025 - 2030 sẽ hỗ trợ thành lập mới 5 hợp tác xã hoạt động lĩnh vực du lịch nông nghiệp, cộng đồng, sinh thái.

Anh Nguyễn Phi Trường, chủ trang trại dừa Phượng Hoàng Farm (xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa), cho hay đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để đưa sản phẩm dừa xiêm hữu cơ đạt chứng nhận OCOP. Hiện khu vườn của anh là điểm tham quan cho các đoàn học sinh và du khách. Chủ vườn nói các nhóm khách đến đây rất thích khi được đi dưới tán dừa, uống nước dừa ngay tại vườn. "Bất kỳ nhà vườn nào cũng mong muốn tìm đầu ra, quảng bá sản phẩm bền vững, trong đó việc phát triển du lịch là phương thức hiệu quả nhất", anh Trường nói.

Tương tự, việc phát triển sản phẩm, đa dạng hóa các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch đang ngày được chú trọng. Các hình thức du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn như homestay, farmstay, cắm trại, du lịch mạo hiểm…, thưởng thức món ăn địa phương mang đậm bản sắc văn hóa bản địa, quầy hàng lưu niệm, điểm check-in và các dịch vụ đa dạng khác… đã thu hút nhiều du khách đến với Quảng Bình trong thời gian vừa qua.

Cụ thể, địa phương đã tổ chức các shop tự chọn, quầy bán các sản phẩm OCOP của Quảng Bình gắn với khu di tích Đền Công Chúa Liễu Hạnh, Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp; tham quan mô hình trình diễn sản xuất nón lá, bún bánh Ba Đồn, Quảng Trạch kết hợp hoạt động du lịch cộng đồng ở làng bích họa Cảnh Dương; Hình thành “con đường du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng đến với di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng” kết hợp tham quan các mô hình chế biến dược liệu, nấm sạch, vườn hoa, cây cảnh, sinh vật cảnh…

Thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình đã tổ chức thành công nhiều hội nghị kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch cộng đồng.
Thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình đã tổ chức thành công nhiều hội nghị kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch cộng đồng.

Ông Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết, Việc Phát triển các sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng tỉnh Quảng Bình vừa góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch, vừa đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh, gia tăng giá trị các sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, góp phần thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ cho các mặt hàng nông sản, trong đó có nhiều sản phẩm OCOP.

Tại phía Bắc, thống kê cho thấy, TP. Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề, trong đó có 321 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận. Thời gian qua, Hà Nội đã có trên 100 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, trong số đó có trên 20 điểm OCOP gắn với du lịch, làng nghề như: Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc; làng nghề gốm sứ Bát Tràng; làng cổ Đường Lâm - thị xã Sơn Tây; làng nghề may Vân Từ, nghề gỗ Sơn Hà - huyện Phú Xuyên; làng nghề sơn mài Hạ Thái, Thường Tín…

Trong khi đó, nhằm chuyển mạnh từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, thời gian vừa qua Văn phòng Điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên tích cực phối hợp với các sở, ngành, chức năng, các địa phương, chủ thể sản phẩm OCOP phát triển du lịch nông nghiệp, làng nghề, sản phẩm nông nghiệp; quảng bá tiềm năng, lợi thế cảnh quan, sản phẩm địa phương.

Điển hình, đến với Hợp tác xã Chè Hảo Đạt, du khách được tham quan những nương chè được thiết kế đẹp mắt, trải nghiệm thu hái, chế biến, đóng gói, thưởng thức các loại trà thuộc loại ngon nhất ở vùng đặc sản chè Tân Cương nổi tiếng. Giám đốc hợp tác xã này, bà Đào Thanh Hảo nhiệt tình chia sẻ về nghề chè, cách pha và cách thưởng thức trà nhiệt tình, làm du khách hài lòng. Từ khi trở thành điểm du lịch nông nghiệp gắn với các sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn OCOP từ ba đến năm sao, doanh thu hàng năm của hợp tác xã tăng từ 15% đến 20%.

Nhiều sản phẩm OCOP Ninh Bình đã được đưa vào giới thiệu tại các khách sạn và một số sự kiện văn hóa, du lịch lớn của tỉnh.
Nhiều sản phẩm OCOP Ninh Bình đã được đưa vào giới thiệu tại các khách sạn và một số sự kiện văn hóa, du lịch lớn của tỉnh.

Tại Ninh Bình, ông Phạm Tiến Duật, Phó Giám đốc Công ty TNHH dược liệu Vũ Gia cho biết: Ngoài việc tiêu thụ qua các kênh chính thống, bán hàng online, sản phẩm của Công ty còn được trưng bày và giới thiệu tới khách du lịch qua nhiều hoạt động du lịch địa phương. “Tôi tin rằng, gắn với du lịch thì sản phẩm sẽ được quảng bá rộng hơn, tiêu thụ tốt hơn. Và thực tế không ít sản phẩm của chúng tôi đã theo chân du khách lên máy bay,” ông Duật nói.

Tuy nhiên, cũng theo ông Duật, hiện nay phía doanh nghiệp du lịch có rất ít thông tin về sản phẩm OCOP của tỉnh. Bởi vậy, giữa nhà sản xuất, cung ứng và doanh nghiệp du lịch cần có nhiều sự tương tác nhiều hơn nữa để hai bên tìm ra điểm nhìn chung, từ đó xúc tiến, thúc đẩy gắn kết sự phát triển của sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu địa phương với thị trường du lịch.

Có thể nói, du lịch chính là một kênh quảng bá, giới thiệu hữu hiệu dành cho sản phẩm OCOP. Ở chiều ngược lại sản phẩm OCOP phát huy giá trị đặc trưng để lôi cuốn khách du lịch đến địa phương đồng thời cũng kích thích du khách tăng chi tiêu. Đây vừa là sân chơi để các đơn vị có thể quảng bá và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại địa phương, cũng là nơi các điểm đến có động lực để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tường Bách

Tin liên quan

Tin mới hơn

Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm
Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm
OVN - Thông qua phát triển mô hình quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm không chỉ bảo tồn, giới thiệu được các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc sản của tỉnh.
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao
OVN - Từ địa hình nhiều đồi núi, sẵn nguồn thức ăn tự nhiên từ các loại hoa, HTX dịch vụ thủy lợi Thọ Văn (xã Thọ Văn, huyện Tam Nông, Phú Thọ) đã xây dựng được dòng sản phẩm mật ong chất lượng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam
Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam
OVN - Trung tâm Đặc sản Việt Nam tại TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) vừa được khánh thành, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và hơn 9 triệu du khách khi đến với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Đây là Trung tâm Đặc sản Việt Nam lớn nhất ĐBSCL, kênh xúc tiến, quảng bá, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm OCOP lớn nhất miền Tây Nam Bộ, tiến tới đưa sản phẩm OCOP, đặc sản các tỉnh tiếp cận thị trường Campuchia và khu vực.
Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP.Hạ Long
Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP.Hạ Long
OVN - Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP Hạ Long, trùng với dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
Từ nghề làm phở truyền thống đến sản phẩm OCOP 3 sao
Từ nghề làm phở truyền thống đến sản phẩm OCOP 3 sao
LNV – Từ nguồn nguyên liệu gạo có sẵn của bà con địa phương, được học hỏi nghề làm phở truyền thống của gia đình, chị Phạm Thị Hồng Yến (TX. Điện Bàn, Quảng Nam) đã mày mò và phát triển sản phẩm phở khô thơm ngon, đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Thưởng thức đặc sản na Chi Lăng đạt tiêu chuẩn OCOP
Thưởng thức đặc sản na Chi Lăng đạt tiêu chuẩn OCOP
OVN – Cây na là một trong những loại nông sản thế mạnh của tỉnh Lạng Sơn, trong đó na Chi Lăng nổi bật hơn cả nhờ có sản phẩm ngon ngọt, đạt tiêu chuẩn OCOP.

Tin khác

Đồng Nai:  Tăng cường quảng bá, bày bán sản phẩm OCOP tại các điểm đến, khu du lịch
Đồng Nai: Tăng cường quảng bá, bày bán sản phẩm OCOP tại các điểm đến, khu du lịch
OVN - Đến hết Quý II/2024, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 220 sản phẩm OCOP, với 172 sản phẩm 3 sao, 48 sản phẩm 4 sao. Thời gian tới, địa phương đặt mục tiêu tiếp tục công tác tuyên truyền, quảng bá về điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại Khu du lịch Bửu Long (thành phố Biên Hòa) và Khu du lịch thác Đá Hàn (Trảng Bom)
Kết nối thương mại tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP Quảng Bình
Kết nối thương mại tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP Quảng Bình
OVN - Tính đến nay, toàn tỉnh Quảng Bình có 168 sản phẩm OCOP còn thời hạn, gồm 28 sản phẩm 4 sao, 140 sản phẩm OCOP đạt 3 sao của 107 chủ thể kinh tế. Trong đó, có 58 Hợp tác xã, 21 doanh nghiệp và 28 hộ kinh doanh cá thể.
Sản phẩm OCOP sẽ góp mặt Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”
Sản phẩm OCOP sẽ góp mặt Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”
OVN - Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi” sẽ tổ chức vào ngày 1/9/2024 tại Bãi cỏ Đồng Vuông, cao nguyên La Vuông, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Một gian hàng sản phẩm OCOP của thị xã Hoài Nhơn và 5 gian hàng của các địa phương (Kbang, Đức Phổ, Hoài Ân, An Lão, Phù Mỹ) sẽ tham gia Ngày hội.
Nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu
Nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu
OVN - Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
Quảng Ngãi:  Nâng cao chất lượng sản phẩm và thương hiệu OCOP
Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng sản phẩm và thương hiệu OCOP
OVN - Tỉnh Quảng Ngãi đang tập trung thực hiện hiệu quả, đồng bộ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất và thương hiệu của các sản phẩm OCOP theo hướng “Phát huy giá trị tài nguyên bản địa, truyền tải về văn hóa, tri thức dân gian của địa phương”.
Ngọt ngào hương vị mật ong rừng Mỹ Thuận
Ngọt ngào hương vị mật ong rừng Mỹ Thuận
LNV – Với địa hình miền núi có nhiều loại cây có hoa, HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Mỹ Thuận đã và đang phát huy lợi thế để tạo ra những sản phẩm mật ong rừng chất lượng, góp phần phát triển kinh tế cho người dân.
Thưởng thức chè đạt chuẩn OCOP tại làng nghề chè Phú Thịnh
Thưởng thức chè đạt chuẩn OCOP tại làng nghề chè Phú Thịnh
OVN - Làng nghề chè Phú Thịnh thuộc xã Phú Hộ, TX Phú Thọ là một trong những vùng chè nức tiếng của xứ chè Phú Thọ, nơi đây có thương hiệu chè Phú Hộ với nhiều sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao.
Hà Giang: “Khơi dòng” phát triển du lịch nông thôn thông qua các sản phẩm nông nghiệp
Hà Giang: “Khơi dòng” phát triển du lịch nông thôn thông qua các sản phẩm nông nghiệp
OVN - Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn đang là xu thế mang tính bền vững. Tại Hà Giang, loại hình này đang được tỉnh và các địa phương “khơi dòng” bằng nhiều chủ trương, chính sách và hành động cụ thể.
Sản phẩm OCOP 4 sao của làng nghề sản xuất miến đao Giới Phiên
Sản phẩm OCOP 4 sao của làng nghề sản xuất miến đao Giới Phiên
OVN - Miến đao ở xã Giới Phiên (TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái) có điểm đặc trưng là sợi nhỏ, màu trong hơi xám, có độ dai, giòn, nấu chín không bị nát, sản phẩm đã được HTX Sản xuất, kinh doanh miến đao Giới Phiên phát triển thành sản phẩm OCOP đạt chất lượng 4 sao.
Bình Phước: Sản phẩm OCOP phát triển bền vững
Bình Phước: Sản phẩm OCOP phát triển bền vững
OVN - Bình Phước là một trong những tỉnh được cấp nhiều mã vùng trồng cây công nghiệp xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, trong đó có cây sầu riêng, đây là cơ hội làm giàu cho người nông dân. Tuy nhiên, ít tháng trở lại đây, nhiều diện tích cây trồng chết khô chưa rõ nguyên nhân, khiến nhiều hộ dân đứng ngồi không yên.
Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang
Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang
OVN - Có thêm cơ hội mới cho các đặc sản Việt Nam vì Sở Công Thương và Sở Du lịch TP.HCM sẽ phối hợp đưa sản phẩm OCOP của địa phương vào các khách sạn 4 - 5 sao tại thành phố để quảng bá, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước.
Sóc Sơn: Phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương
Sóc Sơn: Phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương
OVN - Huyện Sóc Sơn hiện có hơn 10.000ha đất sản xuất nông nghiệp, hơn 4.500ha đất lâm nghiệp; 112 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề, loại hình; 3.447 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 2 làng nghề truyền thống...Đây là tiềm năng lớn để huyện phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), qua đó đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.
Bánh lọc Huế trở thành sản phẩm OCOP ở Lâm Đồng
Bánh lọc Huế trở thành sản phẩm OCOP ở Lâm Đồng
OVN - Vốn là món ăn đặc trưng của tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng khi được người dân đưa về phát triển huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng), món bánh lọc lại nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng và trở thành một trong những món bánh đạt chất lượng OCOP của địa phương.
Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP
Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu.
Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương
Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương
OVN - Sản phẩm OCOP nên lựa chọn và ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm truyền thống cũng như các sản phẩm mới được hình thành dựa trên nền tảng lợi thế của địa phương, có chất lượng nổi trội, đặc sắc.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động