Lai Châu: Điểm đến hấp dẫn

OVN - Những năm qua, du lịch Lai Châu nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng đến các làng nghề là điểm du lịch có sản phẩm OCOP đã và đang đang có bước phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả tích cực cho kinh tế-xã hội của tỉnh. Qua đó, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho Nhân dân các dân tộc trên địa bàn.
Khai thác lợi thế

Với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện khí hậu và toàn tỉnh có 20 tộc người cùng sinh sống, mỗi tộc người lại có những đặc trưng văn hóa, phong tục riêng độc đáo… Lai Châu có nhiều ưu thế để tạo sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Tuy nhiên, hệ thống giao thông, nguồn nhân lực phục vụ du lịch vẫn còn là những hạn chế đối với sự phát du lịch của địa phương này.

Sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, khí hậu trong lành, mát mẻ, bản sắc văn hóa độc đáo, nhiều hình thức du lịch trải nghiệm mới được triển khai, bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ) đang thu hút đông đảo du khách gần đến thăm quan, khám phá. Theo thống kê, bản Sin Suối Hồ có 113 hộ, trong đó 10 hộ làm du lịch theo hình thức nghỉ dưỡng homestay. Nếu như trước kia du khách đến bản chỉ bởi địa danh đẹp, thưởng thức các món ăn truyền thống của đồng bào và ra về trong ngày thì nay được hòa mình và trực tiếp trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt của người dân bản địa. Chị Hảng Thị Sú (người dân bản Sin Suối Hồ) chia sẻ: “Bà con trong bản làm dịch vụ homestay, du khách có thể ở tùy thích. Trong thời gian đó, cùng thưởng thức những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực, sinh hoạt của đồng bào Mông và trải nghiệm công việc đồng áng: gặt lúa, hái thảo quả…”.


Theo ước tính, trung bình mỗi tháng có hàng trăm lượt du khách đến du lịch và nghỉ dưỡng tại bản Sin Suối Hồ, trong đó đa số là khách nước ngoài. Với giá dịch vụ phải chăng, hình thức du lịch hấp dẫn giúp du khách hiểu hơn về cuộc sống, con người và giá trị truyền thống dân tộc. Đó là điều tuyệt vời để tạo nên những kỷ niệm đẹp cho mỗi du khách khi đến với Sin Suối Hồ.

Lai Châu sở hữu nhiều cảnh đẹp hùng vĩ, hấp dẫn du khách như đèo Hoàng Liên Sơn (Ô Quy Hồ) – cung đèo dài nhất Việt Nam, khu du lịch Cầu kính rồng mây có cầu kính cao nhất Đông Nam Á, khu rừng sinh thái Hoàng Liên, khu sinh thái Tà Tổng, khu du lịch sinh thái thác Tác Tình, những đỉnh núi cao trên 3.000m so với mực nước biển mà các phượt thủ đều muốn chinh phục như đỉnh Putaleng, Bạch Mộc Lương Tử với rừng đỗ quyên tuyệt đẹp. Lai Châu còn có hệ thống hang động vẫn nguyên vẻ đẹp nguyên sơ như động Tiên Sơn ở Tam Đường, động Pusamcap ở thành phố Lai Châu.

Văn hóa đa dạng

Miền đất biên viễn này còn có 27 di tích lịch sử văn hóa và danh lam, thắng cảnh, di tích được xếp hạng. Lai Châu còn có một lợi thế khác là nằm giữa hai điểm du lịch nổi tiếng là Sa Pa (Lào Cai) và Điện Biên Phủ, có đường nối Lai Châu với cao tốc Hà Nội – Lào Cai. Với những đặc trưng như vậy, tỉnh Lai Châu đã xác định tiềm năng, lợi thế chính để khai thác phát triển du lịch. Trong đó, với du lịch cộng đồng tại Lai Châu, Lai Châu đã tập trung quy hoạch, xây dựng một số bản văn hóa du lịch cộng đồng, điểm nhấn là loại hình du lịch homestay, du lịch trải nghiệm, dần trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, thu hút khách tham quan, mang lại nguồn thu nhập cho người dân địa phương.

Với vẻ đẹp tự nhiên vốn có được thiên nhiên ban tặng, những nét văn hóa độc đáo đặc sắc của 20 dân tộc anh em và những địa điểm du lịch hấp dẫn có thế mạnh riêng như: Khu du lịch cầu kính Rồng Mây (cầu kính lớn nhất Việt Nam, có nhiều sản phẩm du lịch mới, kỳ thú), bản Sin Suối Hồ vinh dự là 1 trong 4 bản trong cả nước được vinh danh là “Làng du lịch cộng đồng tiêu biểu năm 2019”... Lai Châu là điểm đến hấp dẫn với du khách gần xa, nhất là vào dịp cuối tuần và những ngày nghỉ lễ.


Du lịch văn hóa cộng đồng được tỉnh Lai Châu quan tâm, triển khai.


Có dịp tham dự Lễ hội Then Kin Pang tổ chức ngày 21/4 vừa qua tại xã Khổng Lào (huyện Phong Thổ), chúng tôi thấy rất đông người dân không chỉ ở các xã trong huyện, các huyện, thành phố trong tỉnh mà có cả du khách đến từ các tỉnh, thành khác. Với nhiều hoạt động: giao lưu văn nghệ, không gian văn hóa dân tộc Thái, thi đấu thể thao, nhất là thi ẩm thực và té nước đã để lại những khoảnh khắc đáng nhớ với mỗi người.

Anh Nguyễn Văn Mạnh (Hà Nội) chia sẻ: Nghe bạn bè ở Lai Châu kể về Lễ hội té nước này đã lâu nhưng hôm nay tôi mới có dịp đến tham dự. Tôi rất thích phần thi ẩm thực. Các món ăn dân tộc đa dạng, hấp dẫn, trình bày đẹp mắt, có bản còn sáng tạo làm tới 52 món khiến chúng tôi vô cùng thán phục. Phần thi té nước thì độc đáo, bị ướt sũng nhưng ai cũng tươi vui vì theo quan niệm của người dân nơi đây như thế là được nhận nhiều may mắn. Lễ hội tập trung đông người nhưng thời gian qua Lai Châu làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 nên chúng tôi rất yên tâm khi tham dự các hoạt động của lễ hội.

Sin Suối Hồ “tuyệt thế trần gian”

Từ một vùng đất nghèo, được biết bởi tệ nạn nghiện hút thuốc phiện. Giờ đây, bản Sin Suối Hồ ở huyện Phong Thổ đã trở thành một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn. Sự “lột xác” này do chính người dân nơi đây tự mình tạo nên.

Theo chị Nguyễn Thị Duyên, Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh, Lai Châu: trong số 16 khu, điểm du lịch đã được UBND tỉnh công nhận, có 13 khu, điểm là làng văn hóa du lịch. Trong đó, bản Sin Suối Hồ được vinh danh là “làng du lịch cộng đồng tiêu biểu năm 2019”.

Theo chị Hảng Thị Sú, con gái của vị mục sư có uy tín trong bản, Sin Suối Hồ nằm ở độ cao 1.500m so với mặt nước biển, khí hậu trong lành, thời tiết mát mẻ, khung cảnh thiên nhiên đẹp, ẩm thực phong phú, hấp dẫn.

Theo chia sẻ của chị Sú, khoảng hơn 25 năm trước, hầu như 90% người dân bản Sin Suối Hồ nghiện thuốc phiện và nghiện rượu. Cuộc sống người dân trong bản lúc đó “chỉ có thể đào củ mài ăn qua ngày. Bệnh tật tràn lan vì bệnh viện ở xa, trộm cắp thì khắp bản”, Sú chia sẻ.

Đến năm 2005, với những nỗ lực không mệt mỏi của mục sư Hảng A Xà cùng trưởng bản Vàng A Chỉnh và lực lượng chức năng, người dân đã cai nghiện thành công. Đồng thời bà con đã thay đổi tư duy và bắt đầu kết hợp với nhà nước tham gia các chương trình nông thôn mới.

Bản Sin Suối Hồ cũng bắt đầu làm du lịch. Người dân lên rừng mang về những loại hoa rừng, đặc biệt là cây địa lan để trang trí khắp bản. “Hiện bản đã có hơn 40.000 chậu địa lan phủ khắp nơi, trong bản đã đưa ra những chiến lược kinh doanh cho bà con bản, để mọi người có thể kiếm thêm thu nhập”, chị Sú nói thêm. Năm 2015 bản đã được tỉnh Lai Châu công nhận là bản du lịch cộng đồng.

Hiện bản này có 20 nhà hàng và homestay, 17 bungalows có thể phục vụ lưu trú cho hơn 300 khách và ăn uống khoảng 500 khách. Các đường mòn thông để leo đỉnh núi Bạch Mộc Lương Tử, Tả Liên Sơn, Sơn Bạc Mây và đường thông đến thác cũng được người dân trong bản sửa sang, làm đẹp.

Cô gái người H’Mong này còn cho biết thêm, bà con dân bản Sin Suối Hồ luôn có một phương châm “không thể đi được khắp thế gian thì hãy để thế gian đến với Sin Suối Hồ”.

Khi những vị du khách đến với Sin Suối Hồ, du khách không chỉ được thưởng thức không khí mát mẻ, không gian văn hóa và ẩm thực phong phú, phong cảnh đẹp của núi rừng mà còn được nghe câu chuyện biến đổi của bản Sin Suối Hồ.

Và có lẽ không là nói quá, khi nhận định Sin Suối Hồ là một điểm đến lý tưởng và ấn tượng với mọi du khách. Bà con dân bản đã chung ta xây dựng “bản 5 không” với tiêu chí: không uống rượu, không hút thuốc (thuốc phiện, thuốc lá, thuốc lào), không xả rác sai nơi quy định, không có tệ nạn như trộm cắp – cờ bạc…, người dân không đeo bám – chèo kéo du khách.

Tháo gỡ

Điểm du lịch tại Lai Châu dù khá đa dạng nhưng vẫn chưa thực sự đặc sắc, chưa mang tính nối tiếp để tạo thành các chuỗi và chủ yếu dựa vào cảnh quan thiên nhiên nên chưa tạo được sự hấp dẫn, tò mò và mong muốn ở lại lâu hơn cho khách du lịch.

Các dịch vụ du lịch đi kèm còn chưa phát triển, chủ yếu ở quy mô nhỏ khiến khách du lịch không có nhiều cơ hôi tiêu tiền.

Theo bà Phan Yến Ly, chuyên gia trong xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch, Lai Châu có thể nghiên cứu những chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất tại các điểm du lịch cộng đồng đã được công nhận. Đồng thời tăng cường các lớp, chương trình đào tạo kỹ năng nghiệp vụ buồng, bếp, hướng dẫn viên cho các hộ gia đình trực tiếp tham gia phục vụ khách du lịch. “Bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch homestay như là một sản phẩm chủ lực của du lịch Lai Châu”, bà Ly chia sẻ.

Đối với du khách khi đến các điểm du lịch cộng đồng, theo bà Ly, địa phương cần tuyên truyền và kêu gọi có ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch, tôn trọng văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư. “Ngành du lịch Lai Châu cũng cần tăng cường sự hợp tác, kết nối với các công ty lữ hành để tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, tạo cơ hội cho du khách khám phá, trải nghiệm”, bà Ly nói thêm.
Con người thân thiện, an ninh trật tự đảm bảo, phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả và nhiều điểm đến, sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn... Lai Châu đang trở thành điểm đến an toàn với du khách trong những năm trở lại đây.


Bài, ảnh: Nam Hậu

Tin liên quan

Tin mới hơn

Đà Nẵng có thêm Trung tâm OCOP lan tỏa sản vật địa phương
Đà Nẵng có thêm Trung tâm OCOP lan tỏa sản vật địa phương
OVN - Ngày 21/6, Đà Nẵng khai trương Trung tâm OCOP Hòa Xuân thúc đẩy phát triển sản phẩm địa phương và thương mại điện tử.
Thanh Hoá: OCOP tiếp sức làng nghề
Thanh Hoá: OCOP tiếp sức làng nghề
OVN - Thanh Hóa hiện có 123 nghề, làng nghề truyền thống được tỉnh công nhận. Việc có nhiều nghề, làng nghề cùng tham gia xây dựng, hình thành nhiều sản phẩm trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thời gian qua không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống mà còn tạo thêm giá trị, nâng cao thu nhập cho người lao động tại các vùng nông thôn.
Trưng bày, giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Trung tâm thương mại Quy Nhơn
Trưng bày, giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Trung tâm thương mại Quy Nhơn
OVN - Sở Công thương tỉnh Bình Định tổ chức gian hàng trưng bày, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp, nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bình Định năm 2025, tại Trung tâm thương mại Quy Nhơn, từ ngày 24/5 - 25/9/2025.
Chuyển đổi số để nâng tầm giá trị nông sản
Chuyển đổi số để nâng tầm giá trị nông sản
OVN - Cùng với đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây, ngành Nông nghiệp Gia Lai đặc biệt chú trọng đến chuyển đổi số (CĐS) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và vị thế nông sản của địa phương trên thị trường.
Sản phẩm OCOP ở Bảo Lâm chinh phục thị trường quốc tế
Sản phẩm OCOP ở Bảo Lâm chinh phục thị trường quốc tế
OVN - Với sự đầu tư có chiến lược, bài bản, huyện Bảo Lâm đã có nhiều sản phẩm OCOP được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
OCOP khơi dậy tiềm năng nông sản Định Hóa
OCOP khơi dậy tiềm năng nông sản Định Hóa
OVN - Nhận thấy những lợi ích Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) mang lại, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Định Hóa đã tích cực tham gia nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm. Qua đó, nhiều chủ thể có thêm cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng hiệu quả.

Tin khác

Hỗ trợ các huyện miền núi Quảng Ngãi phát triển sản phẩm OCOP
Hỗ trợ các huyện miền núi Quảng Ngãi phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Tính đến tháng 4/2025, tỉnh Quảng Ngãi có tổng cộng 271 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, các huyện miền núi như Trà Bồng, Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà và Minh Long đã tích cực tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phát triển nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương.
An Giang: Có nông trại đạt chuẩn OCOP 3 sao
An Giang: Có nông trại đạt chuẩn OCOP 3 sao
OVN - Cuối năm 2024, điểm du lịch nông trại Pham Nam được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao; đây là sản phẩm OCOP du lịch nông trại đầu tiên của tỉnh An Giang.
OCOP - đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở Nam Định
OCOP - đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở Nam Định
OVN - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đang trở thành động lực quan trọng giúp Nam Định phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Lào Cai sẽ có khoảng 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên
Lào Cai sẽ có khoảng 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên
OVN - Trong những năm gần đây, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Lào Cai. Với mục tiêu khai thác tiềm năng đặc sản địa phương, bảo tồn giá trị truyền thống và tạo ra chuỗi giá trị bền vững, Lào Cai đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ OCOP cả nước.
Tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao
Tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao
OVN - Hà Nội là địa phương được đánh giá đi đầu trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chiếm 22,1% tổng sản phẩm trên cả nước.
TP. Hồ Chí Minh: Đột phá sản phẩm OCOP để phát triển kinh tế nông thôn
TP. Hồ Chí Minh: Đột phá sản phẩm OCOP để phát triển kinh tế nông thôn
OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tố chức hội thảo khoa học "Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh". Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.
Giò lụa ông Lào – Sản phẩm OCOP 3 sao đậm vị truyền thống
Giò lụa ông Lào – Sản phẩm OCOP 3 sao đậm vị truyền thống
OVN - Ông Trần Văn Lào ở xã Tân Lộc huyện Lộc Hà, (Hà Tĩnh) đã lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, cộng thêm “bí kíp” nêm gia vị và quy trình chế biến để lan tỏa hương vị sản phẩm Giò lụa ông Lào.
Thái Bình: Phát triển bền vững sản phẩm OCOP
Thái Bình: Phát triển bền vững sản phẩm OCOP
OVN - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) ở tỉnh Thái Bình đến nay phát triển ổn định, có tính bền vững và bước đầu phát huy hiệu quả. Đây là kết quả từ sự nỗ lực của tỉnh Thái Bình trong phát triển sản phẩm OCOP.
Bắc Ninh: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP tại làng tranh Đông Hồ
Bắc Ninh: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP tại làng tranh Đông Hồ
OVN - Sau gần 1 năm triển khai Đề án “Xây dựng thí điểm sản phẩm OCOP về du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2025” làng tranh Đông Hồ (nay thuộc khu phố Đông Khê), phường Song Hồ (thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đạt được những kết quả bước đầu tích cực, góp phần triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP.
Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP
Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP
OVN - Không chỉ say lòng du khách bởi kỳ quan Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm sáng trên bản đồ đặc sản Việt Nam nhờ bệ phóng chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ấn tượng.
Hà Nội: Phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP
Hà Nội: Phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP
OVN - Ngoài việc phấn đấu tăng các sản phẩm (OCOP) đạt 5 sao, TP. Hà Nội đang chú trọng xây dựng chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định lâu dài .
Sản phẩm OCOP sơn mài Hạ Thái chinh phục thị trường quốc tế
Sản phẩm OCOP sơn mài Hạ Thái chinh phục thị trường quốc tế
OVN - Những năm gần đây, sản phẩm sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) được nhiều khách hàng ưa chuộng. Đặc biệt, từ khi được chứng nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm càng đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước...
11 sản phẩm OCOP của TP. Pleiku đạt hạng 3 sao năm 2024
11 sản phẩm OCOP của TP. Pleiku đạt hạng 3 sao năm 2024
OVN - UBND TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2024 đối với 11 sản phẩm.
Bắc Giang: Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP
Bắc Giang: Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP
OVN - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025.
Độc đáo các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Đông Anh
Độc đáo các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Đông Anh
OVN - Nhắc đến huyện Đông Anh (Hà Nội), không thể không nhắc đến những sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP nức tiếng gần xa, đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ như gạo nếp cái hoa vàng Dục Tú, Thuỵ Lâm; gỗ mỹ nghệ Vân Hà; quất cảnh Tàm Xá; bún Mạch Tràng; tương Việt Hùng; rượu Liên Hà; đậu Chài Võng La...
Tin mới Đọc nhiều
Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025

10:36
“Hậu Giang trong tôi” – Hồn quê đọng lại giữa dòng chảy thay đổi

“Hậu Giang trong tôi” – Hồn quê đọng lại giữa dòng chảy thay đổi

08:49
Bến Tre: Sầu riêng Việt Nam vượt sóng thị trường – Chia sẻ từ chủ thể OCOP 5 sao

Bến Tre: Sầu riêng Việt Nam vượt sóng thị trường – Chia sẻ từ chủ thể OCOP 5 sao

08:48
75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - các nước Trung Đông Âu: Cơ hội tăng cường hợp tác, phát triển

75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - các nước Trung Đông Âu: Cơ hội tăng cường hợp tác, phát triển

10:02
Lâm Đồng: Chủ thể OCOP cà phê mong người làm nghề giữ vững “cái tâm” giữa cơn bão giá

Lâm Đồng: Chủ thể OCOP cà phê mong người làm nghề giữ vững “cái tâm” giữa cơn bão giá

10:27
Cà Mau: Gặp chủ thể OCOP được đề xuất danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” với nghề làm tôm khô

Cà Mau: Gặp chủ thể OCOP được đề xuất danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” với nghề làm tôm khô

10:26
Đà Nẵng có thêm Trung tâm OCOP lan tỏa sản vật địa phương

Đà Nẵng có thêm Trung tâm OCOP lan tỏa sản vật địa phương

09:51
Khánh Hòa: Yến Sào Hoàng Kim nhận chứng nhận OCOP 4 sao

Khánh Hòa: Yến Sào Hoàng Kim nhận chứng nhận OCOP 4 sao

09:49
Dalat Newfarm: Từ tâm huyết phục vụ người Việt đến khát vọng vươn tầm thế giới

Dalat Newfarm: Từ tâm huyết phục vụ người Việt đến khát vọng vươn tầm thế giới

19:08
Kiên Giang: Sim rừng Phú Quốc - Từ đặc sản địa phương đến cơ hội xuất khẩu

Kiên Giang: Sim rừng Phú Quốc - Từ đặc sản địa phương đến cơ hội xuất khẩu

19:08
Sản phẩm OCOP 4 sao “Miến dong xưa” - thương hiệu đậm truyền thống

Sản phẩm OCOP 4 sao “Miến dong xưa” - thương hiệu đậm truyền thống

09:05
Thái Nguyên hơn 300 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP

Thái Nguyên hơn 300 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP

11:12
Dẻo thơm bánh lá răng bừa Quý Hương xã Hà Ngọc - Doanh nghiệp và Tiếp thị

Dẻo thơm bánh lá răng bừa Quý Hương xã Hà Ngọc - Doanh nghiệp và Tiếp thị

11:08
Sơn La công nhận 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao

Sơn La công nhận 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao

09:49
Khánh Hoà: Chủ thể OCOP đề xuất giải pháp phát triển bền vững ngành yến

Khánh Hoà: Chủ thể OCOP đề xuất giải pháp phát triển bền vững ngành yến

11:37
Giao diện di động