Làng dệt lụa Nha Xá: Ngàn năm thắp sáng ngọn lửa nghề
14:53 | 17/01/2022
OVN - Nằm sát triền đê sông Hồng thơ mộng, Làng dệt lụa Nha Xá (xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, Hà Nam) giống như nhiều làng quê thanh bình khác của vùng đồng bằng Bắc bộ, vẫn đang miệt mài duy trì vốn nghề truyền thống suốt ngàn năm để làm đẹp cho đời.
Làng dệt lụa Nha Xá - Sức sống ngàn năm
Theo lời kể của các nghệ nhân Làng dệt lụa Nha Xá: Tương truyền khi xưa vị danh tướng nhà Trần là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư có đi thuyền qua đây, thấy đất tốt, dân lại nghèo nên ông đã chỉ cho dân cách trồng dâu, ươm tơ và dệt lụa.
Làng dệt lụa Nha Xá đã có tuổi đời hàng ngàn năm (Ảnh: ST)
Nghe lời chỉ dạy của Người, người dân Làng dệt lụa Nha Xá đã làm ra rất nhiều tấm lụa đẹp, cung ứng cho dân trong làng, trong tổng. Rồi tiếng lành đồn xa, thương lái tìm đến cũng nhiều. Có thời kỳ, làng có cả nghề gánh lụa thuê ra sông Hồng đưa lên thuyền chuyển về kinh thành và phân phối đi khắp nơi. TRải qua bao năm tháng gìn giữ lửa nghề, tính đến nay, làng Làng dệt lụa Nha Xá cũng ngót nghìn năm tuổi.
Cũng theo các nghệ nhân chia sẻ, để có được một tấm lụa ưng ý, người ta phải làm tơ, quay tơ, rồi mới đưa qua máy dệt. Tấm lụa mộc dệt xong lại đem ra nhuộm màu, rồi cán khô nữa mới xong xuôi. Mỗi công đoạn đều có cách làm riêng, rất kỳ công và tỉ mỉ, đòi hỏi người thợ phải thật chuyên tâm, tinh tường.
Ngày nay, Làng nghề dệt lụa Nha Xá không còn trồng dâu, nuôi tằm như xưa mà chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu dệt từ Nhà máy tơ Lâm Đồng. Với nguồn hàng đầu vào, đầu ra ổn định, chất lượng tơ bảo đảm, mỗi tháng, Làng nghề cho ra đời khoảng 1.200 – 1.500 mét lụa, trong đó có 50% là lụa hoa, 50% là lụa trơn và các sản phẩm khác.
Bền bỉ gìn giữ ngọn lửa nghề
Nếu có dịp về thăm làng lụa Nha Xá, sẽ không khó bắt gặp cảnh già trẻ, gái trai mỗi người một việc, cùng tiếng máy dệt vang lanh canh đều đặn khắp các con ngõ nhỏ, tạo nên sự nhộn nhịp nhưng rất đỗi mộng mơ của làng nghề này.
Làng dệt lụa Nha Xá lúc nào cũng đông vui, nhộn nhịp tiếng canh cửi (Ảnh: ST)
Nghệ nhân Lê Thanh Sơn chia sẻ: “Làng dệt lụa Nha Xá lúc nào cũng đông vui, nhộn nhịp. Có hàng chục nghệ nhân đang làm ra những sản phẩm chau chuốt, bắt mắt, thể hiện độ khéo léo tài hoa. Họ cùng những thợ Làng nghềkhác đang làm ra những sản phẩm mang đậm bản sắc truyền thống nhưng cũng không kém phần tinh tế hiện đại. Đồng thời đây cũng là việc bảo tồn và phát huy sự độc đáo của văn hóa truyền thống”…
Theo thống kê của UBND xã Mộc Nam, Làng dệt lụa Nha Xá hiện có 140 hộ sản xuất, kinh doanh lụa. Trong đó có các hộ dệt thô hoặc tham gia vào các công đoạn khác, có người chỉ chuyên làm khăn, có người chuyên dệt thô, thậm chí chỉ sắm máy rồi ngồi nhà dệt thuê hưởng công như lối làm khoán, dệt được bao nhiêu hưởng bấy nhiêu.
Nghề dệt lụa Nha Xá đã và đang mang lại thu nhập ổn định cho hàng nghìn người dân trong toàn xã. Từ đó, cuộc sống của cư dân nông thôn trở nên khá giả, nhiều gia đình có con em đi làm ở Hà Nộị và các thành phố lớn kết hợp làm lụa, phát triển kinh tế, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Làng dệt lụa Nha Xá đã và đang mang lại thu nhập ổn định cho hàng nghìn người dân trong toàn xã (Ảnh: ST)
Năm 2004, Làng dệt lụa Nha Xá được UBND tỉnh Hà Nam công nhận Làng nghề truyền thống. Ngày 3/3/2016, Làng nghề dệt lụa Nha Xá được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Văn bằng được giao cho Hiệp hội sản xuất và kinh doanh lụa Nha Xá trực tiếp quản lý.
Có thể thấy, làng lụa Nha Xá được nổi tiếng nhờ những sản phẩm lụa tơ tằm chất lượng cao, không chỉ phục vụ tiêu dùng ở thị trường nội địa mà còn được xuất khẩu sang Nhật Bản, Pháp và nhiều quốc gia khác trên thế giới, góp phần làm rạng rỡ tinh hoa một làng nghề truyền thống ngàn năm tuổi.
Bài và ảnh: An Khê (TH)
Tin mới hơn

OVN - Huyện An Lão tỉnh Bình Định có khoảng 13 HTX, với 3.580 thành viên. Doanh thu bình quân mỗi HTX đạt hơn 600 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân của thành viên đạt 43 triệu đồng/người/năm. Huyện đang đẩy mạnh kiện toàn tổ chức, tăng vốn góp, hợp nhất các HTX cùng ngành nghề nhằm mở rộng quy mô và hiệu quả hoạt động.

OVN - Trà hoa vàng được người dân huyện Ba Chẽ coi như báu vật vì nhiều năm nay đã giúp thoát nghèo. Vụ thu hoạch kiếm tiền triệu mỗi ngày.

LNV - Ngày 1/7/2025 sẽ là cột mốc lịch sử với người dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, đặc biệt tỉnh Hậu Giang nói riêng khi địa phương chính thức sáp nhập thành phố Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng, hình thành đơn vị hành chính mới mang tên “Thành phố Cần Thơ”. Không chỉ thay đổi về địa giới, sự kiện cũng khép lại một hành trình hình thành và phát triển của vùng đất từng ghi dấu bao thế hệ truyền thống, khát vọng vươn lên cùng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc.

OVN - Thời gian qua, sự lao dốc của giá sầu riêng do vấn đề dư lượng cadimi đã gióng lên hồi chuông cảnh báo với nông dân. Trong bối cảnh, thị trường nông sản tiềm ẩn nhiều biến động khó lường, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất Nhập khẩu trái cây Chánh Thu – chủ thể sở hữu sản phẩm sầu riêng đạt chứng nhận OCOP 5 sao vừa có những chia sẻ, mong muốn giúp người làm nghề vượt khó.

OVN - Một trong những món đặc sản Thanh Hóa không thể bỏ lỡ là món Bánh lá răng bừa Quý Hương của HTX Dịch vụ nông nghiệp Hà Ngọc tại xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

OVN - Trong thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), vai trò của các doanh nghiệp ngày càng trở nên rõ nét, không chỉ ở khía cạnh đầu tư sản xuất mà còn ở khả nghiệp ngày càng trở nên rõ nét, không chỉ ở khía cạnh đầu tư sản xuất mà còn ở khả năng tổ chức, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nhiều năng tổ chức, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tham gia chương trình OCOP góp phần phát triển sản doanh nghiệp đã chủ động tham gia chương trình OCOP góp phần phát triển sản phẩm đặc trưng và coi đây là hướng đi chiến lược trong xây dựng thương hiệu, mở rộng phẩm đặc trưng và coi đây là hướng đi chiến lược trong xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường.thị trường.
Tin khác

OVN - Việc xây dựng chuỗi giá trị là yếu tố quyết định giúp nâng cao giá trị của sản phẩm OCOP. Các sản phẩm không chỉ dừng lại ở khâu trồng trọt, mà còn được đưa vào các giai đoạn như chế biến sâu, đóng gói và phân phối. Điều này giúp sản phẩm OCOP Tây Ninh không chỉ có chất lượng tốt mà còn có hình thức bắt mắt, tạo sức hút mạnh mẽ với thị trường
tiêu dùng.

OVN - Qua mỗi năm, số lượng sản phẩm OCOP tại tỉnh Yên Bái được cấp giấy chứng nhận tăng nhanh, cả năm 2021 là 34 sản phẩm, con số này lên 67 sản phẩm, đạt 223% so với chỉ tiêu được giao. Luỹ kế đến nay, toàn tỉnh có 282 sản phẩm OCOP; trong đó 29 sản phẩm OCOP 4 sao và 253 sản phẩm OCOP 3 sao.

OVN - Tích cực xúc tiến thương mại, mở ra những cánh cửa mới cho sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Trị tiếp cận các thị trường tiềm năng là một trong những “cầu nối” quan trọng, giúp nông sản địa phương khẳng định chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.

OVN - Với chất lượng thơm ngon, mang đặc trưng của ẩm thực truyền thống, sản phẩm bánh chưng xanh Bộc Nguyên đã được UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao.

OVN - Trên mảnh đất xứ Thanh - nơi sản sinh ra hàng trăm cơ sở sản xuất nem chua lớn nhỏ, có một cái tên đã trở nên quen thuộc với người yêu ẩm thực truyền thống, đó là “Nem chua Liên 36” - Sản phẩm Ocop chứng nhận đạt chất lượng 3 sao. Từ một món ăn dân dã, “Nem chua Liên 36” đã vượt ra khỏi ranh giới địa phương, trở thành “đại sứ” văn hóa ẩm thực, mang hương vị quê hương lan tỏa khắp mọi miền. Đây là một món ăn mộc mạc nhưng đầy quyến rũ của vùng đất Thanh Hóa, người tiêu dùng ưa thích.

OVN - In implementing the One Commune One Product (OCOP) Program, the role of enterprises is becoming increasingly clear, not only in terms of production investment but also in the ability to organize, process and consume products according to the chain. In Phu Tho province, many enterprises have proactively participated in the OCOP program, contributing to the development of typical products and considering this a strategic direction in building brands and expanding markets.

OVN - One of the typical products of Bac Giang is Luc Ngan rice noodles - the crystallization of the passion, intelligence and talented hands of the craftsmen of Thu Duong craft village (Nam Duong commune).

OVN - Vừa qua, tại Hội nghị công bố quyết định và trao bằng công nhận các danh hiệu làng nghề và chứng nhận sản phẩm OCOP cấp Thành phố năm 2024, 6 sản phẩm tiêu biểu của Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh đã vinh dự được trao chứng nhận OCOP 4 sao, tiềm năng đạt 5 sao.

OVN - Trên mảnh đất xứ Thanh - nơi sản sinh ra hàng trăm cơ sở sản xuất nem chua lớn nhỏ, có một cái tên đã trở nên quen thuộc với người yêu ẩm thực truyền thống, đó là “Nem chua Liên 36” - Sản phẩm Ocop chứng nhận đạt chất lượng 3 sao. Từ một món ăn dân dã, “Nem chua Liên 36” đã vượt ra khỏi ranh giới địa phương, trở thành “đại sứ” văn hóa ẩm thực, mang hương vị quê hương lan tỏa khắp mọi miền. Đây là một món ăn mộc mạc nhưng đầy quyến rũ của vùng đất Thanh Hóa, vẫn luôn giữ vững vị thế trong trái tim cả nước.

OVN - Công ty cổ phần Nam dược Đại Phú An ở xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vừa hoàn thiện hồ sơ đánh giá, nâng hạng 3 sản phẩm gồm: tinh dầu thực vật, tinh dầu sả chanh, tinh dầu quế lên sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.

OVN - UBND tỉnh Khánh Hoà vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025.

OVN - Với dự báo thời tiết thuận lợi và tình hình ra hoa khả quan, Bắc Giang kỳ vọng một mùa vải thiều bội thu trong năm 2025. Tỉnh đặt mục tiêu nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường xuất khẩu cho loại quả đặc sản nổi tiếng này.

OVN - Hơn 1 năm trước, sản phẩm gạo rẫy Phát Huy của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Ba Tô được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao. Từ đó đến nay, các thành viên của HTX đã chủ động đổi mới mẫu mã, bao bì, đẩy mạnh kết nối thị trường.

OVN - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ các làng nghề, nông sản đặc trưng, góp phần thúc đẩy kinh tế, nâng cao giá trị từng mặt hàng.