Nghệ An: Hành trình đưa bún gạo truyền thống thành sản phẩm OCOP

OVN - Nghề làm bún gạo truyền thống ngày càng có nguy cơ mai một do nhiều yếu tố, thế nhưng ở xã Hưng Hòa, TP Vinh, tỉnh Nghệ An lại có một hộ gia đình với cơ sở sản xuất bún gạo truyền thống hết sức quy mô và đặc biệt hơn sản phẩm là OCOP 3 sao.
Nghệ An: Hành trình đưa bún gạo truyền thống thành sản phẩm OCOP

Nghề sản xuất bún gạo truyền thống đâu đó đã và đang dần bị mai một do nhiều yếu tố, thế nhưng ở xã Hưng Hòa, TP Vinh (Nghệ An) có hộ gia đình Dương Văn Nguyên lại gắn bó với nghề này, đưa những sợi bún sạch từ gạo quê trở thành sản phẩm OCOP.

Chủ cơ sở sản xuất bún gạo truyền thống Dương Văn Nguyên (xã Hưng Hòa, TP Vinh) cho biết, gạo để làm ra những sợi bún sạch là gạo anh thu mua của người dân ở quê, tính chất gạo là điều tiên quyết để có thể tạo ra những sợi bún theo phương pháp làm truyền thống, bảo đảm giữ được chất lượng, hương vị gạo.

Nghề làm bún truyền thống cũng được ví như nghề làm sợi dâu tằm, để tạo ra được những sợi bún đến tay người tiêu dùng đòi hỏi nhiều công đoạn, sự chắt chiu về thời gian, công sức. Mặc dù phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, nhưng để nhờ nghề mà giàu có thì rất hiếm hoi, xã hội càng phát triển, nghề bún truyền thống tồn tại như cơ sở bún Ông Nguyên là rất hiếm hoi.

Nghệ An: Hành trình đưa bún gạo truyền thống thành sản phẩm OCOP

Để sản xuất ra được những sợi bún gạo sạch đòi hỏi hết sự kỳ công và cả những vất vả, nhọc nhằn. Từ lựa chọn loại gạo sao cho đảm bảo, rồi đến khâu xay, ngâm ủ gạo đúng kỹ thuật thì mới có thể đưa vào làm bún, tạo ra những sợi bún thơm, ngon, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Để đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng năng suất sản xuất chủ cơ sở đã đưa vào dây chuyền sản xuất bún gạo một số máy móc để hỗ trợ như máy xay bột, máy tạo sợi...nhờ đó có sự đột phá về quy mô sản xuất hơn, năng lực sản xuất bảo đảm cung ứng cho thị trường lớn hơn.

Nghệ An: Hành trình đưa bún gạo truyền thống thành sản phẩm OCOP

Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ, ông Dương Văn Nguyên đã đưa sản phẩm bún gạo truyền thống bước vào hệ thống sản phẩm OCOP địa phương. Qua đánh giá từ các cơ quan chuyên môn Nghệ An, bún sạch Ông Nguyên đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Từ những sợi bún được sản xuất dựa trên phương pháp truyền thống, được chứng nhận là sản phẩm sạch, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, bún gạo sạch Ông Nguyên cũng từ đó có thương hiệu hơn và trở nên gần gũi hơn với nhiều thị trường, người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh cũng như các kênh phân phối, tạo đầu ra ổn định.

Nghệ An: Hành trình đưa bún gạo truyền thống thành sản phẩm OCOP

Ngoài việc tạo nên những sợi bún sạch hương vị truyền thống, chủ cơ sở còn phải tự mày mò, tìm hiểu và tạo ra thương hiệu, nhãn hiệu riêng cho sản phẩm để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận, tránh mua nhầm hàng nhái, hàng giả và kém chất lượng trên thị trường. Hiện nay bún gạo do cơ sở này sản xuất đã và đang phủ kín thị trường từ các trường học đến nhà hàng ẩm thực, khách sạn lớn trên địa bàn.

“Sau những trăn trở, thương hiệu bún truyền thống của gia đình tôi sản xuất đã được người tiêu dùng ghi nhận và lựa chọn cho bữa ăn, các cơ quan chuyên môn ghi nhận với đánh giá hạng 3 sao cho sản phẩm, đó là niềm tự hào lớn và cũng là sự khích lệ lớn để cơ sở có thêm động lực để phát triển, giữ bằng được cái nghề truyền thống biết bao đời cha ông để lại để phục vụ nhu cầu cho người dân...”, ông Dương Văn Nguyên, chủ cơ sở bún gạo bộc bạch.

Hoàng Phạm

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nghệ An: Hành trình đưa bún gạo truyền thống thành sản phẩm OCOP
Nghệ An: Hành trình đưa bún gạo truyền thống thành sản phẩm OCOP
OVN - Nghề làm bún gạo truyền thống ngày càng có nguy cơ mai một do nhiều yếu tố, thế nhưng ở xã Hưng Hòa, TP Vinh, tỉnh Nghệ An lại có một hộ gia đình với cơ sở sản xuất bún gạo truyền thống hết sức quy mô và đặc biệt hơn sản phẩm là OCOP 3 sao.

Tin khác

Lào Cai có thêm 02 sản phẩm OCOP 5 sao
Lào Cai có thêm 02 sản phẩm OCOP 5 sao
OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Hội đồng đã xem xét và công nhận 4 sản phẩm OCOP 5 sao mới, trong đó, tỉnh Lào Cai vinh dự có 2 sản phẩm được công nhận là Cao mềm actiso Sa Pa và Trà phun sương actiso Sa Pa.
Dưa lưới Kim Long  sản phẩm OCOP 3 sao
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, xã An Bình, huyện Phú Giáo, (Bình Dương) đạt chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2020.
TP. HCM: Kích cầu du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
TP. HCM: Kích cầu du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
OVN - Sở Du lịch TP. HCM đã đề xuất giải pháp phát triển du lịch cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ gắn với ngành du lịch. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là kế hoạch kết nối chương trình kích cầu du lịch với ngành nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa
OVN – Từ loại gạo nếp Khoái Đen truyền thống, những người nông dân của HTX bưởi và dịch vụ tổng hợp Hùng Xuyên (xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) đã xây dựng thành công sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, góp phần nâng cao giá trị cây lúa, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
OVN - Việc xây dựng và phát triển “Mỗi xã một sản phẩm” được huyện Phù Mỹ quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện, tính đến nay toàn huyện có 44 sản phẩm OCOP được cấp chứng nhận, trong đó 38 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao và 6 sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao (tăng 44 sản phẩm so với năm 2011).
Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá
Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá
OVN - Ngày 25-11, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 426/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt điểm sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao (đợt 1) tỉnh Tuyên Quang năm 2024.
Làng nghề truyền thống rượu Vọc phát huy thế mạnh của sản phẩm OCOP
Làng nghề truyền thống rượu Vọc phát huy thế mạnh của sản phẩm OCOP
OVN - Xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, (tỉnh Hà Nam) từ lâu nổi tiếng với làng rượu Vọc truyền thống. Trải qua quá trình phát triển, hiện nay sản phẩm rượu Vọc có sự đổi mới, nâng tầm, được công nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
Thanh Hoá: Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua chuyển đổi số
Thanh Hoá: Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua chuyển đổi số
OVN - Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp đã và đang góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, trở thành động lực để phát triển kinh tế của địa phương, đưa sản phẩm của địa phương vươn xa. Đặc biệt, chuyển đổi số (CĐS) sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi cho chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) phát huy hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Nam: Sản phẩm OCOP ở Phước Sơn - Biến lợi thế núi rừng thành hàng hóa
Quảng Nam: Sản phẩm OCOP ở Phước Sơn - Biến lợi thế núi rừng thành hàng hóa
OVN - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã có 15 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao cấp tỉnh. Đó là những sản phẩm đặc trưng, sản vật nổi tiếng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế, nâng cao đời sống người dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi nơi đây.
Ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương
Ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương
OVN - Vừa qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hải Dương ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương. Đây là câu lạc bộ đầu tiên được thành lập nhằm hội tụ các sản phẩm OCOP Hải Dương.
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
OVN - Để thúc đẩy sự chủ động và thống nhất trong việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chi cục Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hiệu quả. Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các sở, ngành, huyện, thành phố, cùng các cơ quan liên quan.
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Căn cứ vào kết quả chấm điểm, đánh giá sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Cẩm Thủy đã công nhận thêm 7 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
OVN - Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh không chỉ góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, mà còn giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm về giá trị văn hóa địa phương.
Vĩnh Phúc: Nông dân Việt Nam xuất sắc và hành trình xây dựng thương hiệu sữa Vinhtuongmilk
Vĩnh Phúc: Nông dân Việt Nam xuất sắc và hành trình xây dựng thương hiệu sữa Vinhtuongmilk
LNV - Với phương châm “Lấy lương tâm, đạo đức để tạo ra sản phẩm, lấy chất lượng là mạng sống của doanh nghiệp”, đến nay, thương hiệu sữa Vinhtuongmilk do doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc, Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi và chế biến sữa Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) làm chủ không chỉ tạo niềm tin, uy tín đối với người dân huyện Vĩnh Tường mà còn có chỗ đứng trên thị trường cả nước. Điều này càng khẳng định những nỗ lực không ngừng của doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc trên hành trình trở thành 1 trong 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024.
Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong lên một tầm cao mới với chứng nhận OCOP 4 sao
Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong lên một tầm cao mới với chứng nhận OCOP 4 sao
OVN - Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong (Hòa Bình) cho rằng, người làm nông nghiệp muốn sản xuất bền vững thì phải minh bạch hóa cả quá trình sản xuất. Do đó, HTX luôn hoạt động với tôn chỉ "Tốt đất - Tốt giống - Tốt từ tâm" và đạt được nhiều thành tựu không nhỏ trong việc cung cấp nông sản chất lượng cao cho người tiêu dùng đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường và góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động