Nữ nhân viên y tế khởi nghiệp làm nem chua, giò me đạt chuẩn OCOP

LNV – Với số vốn ban đầu 2,5 triệu đồng, chị Võ Thị Hoài (38 tuổi, Hà Tĩnh) đã mua máy xay thịt để mày mò chế biến thực phẩm, thành công làm ra sản phẩm giò me, nem chua đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Nữ nhân viên y tế khởi nghiệp làm nem chua, giò me đạt chuẩn OCOP
Nem chua là một trong 2 sản phẩm đạt OCOP 3 sao của cơ sở Hoài Võ.

Thành công đến lúc nào không hay...

Tranh thủ thời gian nhàn rỗi sau khi nghỉ sinh con, từ năm 2019, chị Võ Thị Hoài (xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã tìm hiểu về ngành chế biến thực phẩm, muốn biến sở thích nấu nướng trở thành một công việc có thu nhập. Bước đầu, chị Hoài đầu mua mua một chiếc máy xay thịt công suất lớn để làm các loại giò chả.

Kể về những ngày mới khởi nghiệp, chị Võ Thị Hoài tâm sự: “Sau khi mua máy xay thịt từ số vốn ít ỏi đang có, tôi bắt đầu mua thịt tươi và các loại nguyên liệu để thử nghiệm với nhiều công thức khác nhau. Thời điểm đó, mặc dù giá thịt lợn đang tăng cao nhưng để có được món ăn ưng ý, tôi vẫn phải tiêu hủy gần cả tấn thịt vì chế biến hỏng. Có những tôi tưởng chừng như sẽ bỏ cuộc nhưng với quyết tâm phải thành công, tôi đã cố gắng tìm kiếm nhiều tư liệu trên internet để tiếp tục theo đuổi con đường khởi nghiệp của mình. Đến sáu tháng sau, tôi thành công làm được sản phẩm giò lụa, giò lắt để bán ra thị trường.”

Tuy đã có được sản phẩm tốt nhưng lúc này cũng là dịp đại dịch Covid-19 bùng phát, thị trường có nhiều thay đổi, việc tiếp cận khách hàng theo cách truyền thống trở nên khó khăn. Nắm bắt xu hướng bán hàng online nở rộ, chị Hoài tích cực chia sẻ sản phẩm lên các nền tảng mạng xã hội, thông qua người thân và bạn bè để tìm kiếm khách hàng. Nhờ sản phẩm có hương vị thơm ngon, các loại giò chả của chị Hoài dần được nhiều người biết tới và tin dùng. Sau khi có một lượng khách ổn định, chị Võ Thị Hoài tiếp tục phát triển thêm sản phẩm mới là nem chua và giò me.

Thời gian đầu, chị Hoài chỉ chế biến theo cách làm thủ công nên năng suất không nhiều, khó để mở rộng thị trường. Chị Hoài lại đang phải công tác ở cơ quan nên không có đủ thời gian để vừa phát triển sản phẩm vừa tăng số lượng sản xuất, việc thuê nhiều nhân công lại kéo theo nhiều chi phí.

Vì vậy, năm 2023, cơ sở Hoài Võ đã đầu tư gần 600 triệu đồng để mở cửa hàng trưng bày, khu chế biến riêng biệt với các loại máy móc hiện đại. Trong đó, chị Hoài mua máy xay chuyên dụng giá 30 triệu đồng, máy làm nem tự động giá 280 triệu đồng.... Sau khi nâng cấp, cơ sở của chị Hoài đạt công suất sản xuất khoảng 1 tấn thành phẩm mỗi ngày và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhờ quy trình chặt chẽ, khép kín.

Nữ nhân viên y tế khởi nghiệp làm nem chua, giò me đạt chuẩn OCOP
Nem chua Hoài Võ đang được công nhân hoàn đóng gói hoàn thiện trước khi đến tay khách hàng.

Tạo dựng giá trị từ sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao

Để có được thành phẩm đảm bảo chất lượng, tất cả các bước chế biến sẽ đều tuân thủ nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm. Cơ sở Hoài Võ sử dụng loại thịt tươi kết hợp với nguyên liệu theo tỉ lệ hoàn hảo để phối trộn thành sản phẩm thơm ngon. Chị Hoài mong sản phẩm của mình sẽ được nhiều người biết tới nhưng không cố gắng chạy theo số lượng, ưu tiên hàng đầu vẫn là duy trì và phát triển bền vững thương hiệu, lấy chất lượng đi đầu. Với số khách hàng ổn định như hiện tại, việc sản xuất nem, giò đã giúp gia đình cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống.

“Trong quá trình làm thực phẩm, điều tôi lo lắng nhất là vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tôi nhận thấy máy làm nem tự động vừa có thể thay thế hàng chục nhân công lao động, vừa sản xuất khép kín nên sẽ đảm bảo vệ sinh hơn. Từ khi áp dụng máy móc vào sản xuất, cả chúng tôi và khách hàng đều yên tâm hơn về chất lượng nem, giò. Không những vậy, nhờ tối ưu quy trình sản xuất, tôi cũng có thêm thời gian để nghiên cứu mở rộng thị trường, tăng doanh số cho cửa hàng. Tôi đầu tư nhiều hơn vào mẫu mã và đóng gói, tham gia các cuộc thi khởi nghiệp, chương trình OCOP, hoạt động quảng bá, tăng nhận diện thương hiệu…”, chị Võ Thị Hoài chia sẻ.

 Chị Võ Thị Hoài đưa nem chua, giò me Hoài Võ tham gia các chương trình để giới thiệu, quảng bá sản phẩm.
Chị Võ Thị Hoài đưa nem chua, giò me Hoài Võ tham gia các chương trình để giới thiệu, quảng bá sản phẩm.

Với định hướng đúng đắn của mình, năm 2023, chị Võ Thị Hoài đã đạt nhiều thành quả nổi bật. Đạt giải Ba khi tham gia “Ý tưởng phụ nữ khởi nghiệp (do Hội Liên hiệp phụ nữa Hà Tĩnh tổ chức)” và giải Ba “Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Hà Tĩnh (do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức). Đồng thời, khi tham gia Chương trình OCOP, 2 sản phẩm giò me và nem chua của chị Hoài cũng được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. Đây là động lực to lớn chứng minh sự nỗ lực của chị Võ Thị Hoài trong quá trình khởi nghiệp. OCOP 3 sao giống như “giấy thông hành” giúp sản phẩm nem chua, giò me Hoài Võ tiếp cận được nhiều khách hàng.

Chia sẻ về quá trình khởi nghiệp của mình, chị Võ Thị Hoài cho biết: “Bản thân luôn không ngừng nỗ lực mỗi ngày, thành công đến lúc nào cũng chẳng hay biết. Ban đầu, tôi chỉ muốn có thêm thu nhập cho gia đình nhưng khi đã làm rồi mới nhận thấy phải thực sự có sự yêu thích, đam mê và sức khỏe thì mới có thành công lâu dài. Trong thời gian tới, cơ sở Hoài Võ sẽ vẫn giữ vững tiêu chí chất lượng đi đầu, tiếp tục đầu mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Cơ sở mong muốn được chính quyền địa phương hỗ trợ tạo điều kiện để quảng bá sản phẩm OCOP nhiều hơn cũng như tiến đến việc nâng hạng sao cho nem chua, giò me.”

Chủ tịch UBND xã Kim Song Trường Nguyễn Anh Tuấn cho biết, trên địa bàn hiện đang có 3 sản phẩm đạt chất lượng OCOP, trong đó có sản phẩm giò me và nem chua của cơ sở Hoài Võ. Những năm gần đây, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các chủ thể OCOP đã chủ động đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, mẫu mã sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu, giúp quảng bá thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao giá trị kinh tế. Phát triển sản phẩm OCOP cũng đóng góp vào việc nâng cao đời sống cho người dân, tạo thêm việc làm cho người lao động và đóng góp vào quá trình xây dựng nông thôn mới của địa phương. Thời gian tới, xã Kim Song Trường tiếp tục động viên, tuyền truyên các chủ thể tích cực tham gia xây dựng sản phẩm OCOP, vừa nâng hạng sao vừa phát triển thêm các sản phẩm mới có thương hiệu uy tín trên thị trường.

Thúy Vi

Tin liên quan

Tin mới hơn

Sản phẩm OCOP:  Góp phần lan tỏa tinh hoa văn hóa  ẩm thực Nam Định
Sản phẩm OCOP: Góp phần lan tỏa tinh hoa văn hóa ẩm thực Nam Định
OVN - Từ những nỗ lực, sự tâm huyết, trách nhiệm và quyết tâm thực hiện tốt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), những mặt hàng mang tính bản địa đặc trưng ấy đã được nâng tầm giá trị, dần khẳng định vị thế thương hiệu không chỉ ở thị trường trong nước...
Nông sản xứ Thanh và hành trình truyền cảm hứng
Nông sản xứ Thanh và hành trình truyền cảm hứng
OVN - Nông sản nói chung, nông sản xứ Thanh đạt chứng nhận OCOP nói riêng đang từng ngày định vị thương hiệu, chất lượng, xây dựng nền tảng vững chắc, thận trọng trong từng bước đi, tự tin 'xuất ngoại'. Mỗi sản phẩm đã và đang viết nên hành trình mang đậm dấu ấn chiến lược, bản sắc và giá trị riêng...
Chủ thể OCOP 5 sao tỉnh Tây Ninh nói về câu chuyện xuất khẩu
Chủ thể OCOP 5 sao tỉnh Tây Ninh nói về câu chuyện xuất khẩu
OVN- Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới
OVN - Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai chương trình OCOP, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo động lực quan trọng cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
OVN - Vân Cù, một làng nghề thủ công truyền thống làm bún nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế, đã tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm lịch sử. Nơi đây không chỉ lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm bún chất lượng cao cho thị trường.
Quảng Ninh chuẩn hóa sản phẩm OCOP
Quảng Ninh chuẩn hóa sản phẩm OCOP
OVN - Đến nay, tỉnh Quảng Ninh có 417 sản phẩm OCOP của 13 huyện, thị xã, thành phố đạt từ 3-5 sao, tăng 181 sản phẩm so với cuối năm 2020. Trong đó, 315 sản phẩm đạt 3 sao, tăng 153 sản phẩm; 98 sản phẩm đạt 4 sao, tăng 24 sản phẩm; 4 sản phẩm đạt 5 sao, tăng 4 sản phẩm.

Tin khác

Nghệ An: Hành trình đưa bún gạo truyền thống thành sản phẩm OCOP
Nghệ An: Hành trình đưa bún gạo truyền thống thành sản phẩm OCOP
OVN - Nghề làm bún gạo truyền thống ngày càng có nguy cơ mai một do nhiều yếu tố, thế nhưng ở xã Hưng Hòa, TP Vinh, tỉnh Nghệ An lại có một hộ gia đình với cơ sở sản xuất bún gạo truyền thống hết sức quy mô và đặc biệt hơn sản phẩm là OCOP 3 sao.
Lào Cai có thêm 02 sản phẩm OCOP 5 sao
Lào Cai có thêm 02 sản phẩm OCOP 5 sao
OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Hội đồng đã xem xét và công nhận 4 sản phẩm OCOP 5 sao mới, trong đó, tỉnh Lào Cai vinh dự có 2 sản phẩm được công nhận là Cao mềm actiso Sa Pa và Trà phun sương actiso Sa Pa.
Dưa lưới Kim Long  sản phẩm OCOP 3 sao
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, xã An Bình, huyện Phú Giáo, (Bình Dương) đạt chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2020.
Xu thế đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
Xu thế đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
OVN - Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử đang là xu thế giúp sản phẩm có cơ hội đến gần hơn với người tiêu dùng và vươn xa ra thế giới.
TP. HCM: Kích cầu du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
TP. HCM: Kích cầu du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
OVN - Sở Du lịch TP. HCM đã đề xuất giải pháp phát triển du lịch cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ gắn với ngành du lịch. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là kế hoạch kết nối chương trình kích cầu du lịch với ngành nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa
OVN – Từ loại gạo nếp Khoái Đen truyền thống, những người nông dân của HTX bưởi và dịch vụ tổng hợp Hùng Xuyên (xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) đã xây dựng thành công sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, góp phần nâng cao giá trị cây lúa, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
OVN - Việc xây dựng và phát triển “Mỗi xã một sản phẩm” được huyện Phù Mỹ quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện, tính đến nay toàn huyện có 44 sản phẩm OCOP được cấp chứng nhận, trong đó 38 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao và 6 sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao (tăng 44 sản phẩm so với năm 2011).
Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá
Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá
OVN - Ngày 25-11, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 426/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt điểm sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao (đợt 1) tỉnh Tuyên Quang năm 2024.
Làng nghề truyền thống rượu Vọc phát huy thế mạnh của sản phẩm OCOP
Làng nghề truyền thống rượu Vọc phát huy thế mạnh của sản phẩm OCOP
OVN - Xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, (tỉnh Hà Nam) từ lâu nổi tiếng với làng rượu Vọc truyền thống. Trải qua quá trình phát triển, hiện nay sản phẩm rượu Vọc có sự đổi mới, nâng tầm, được công nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
Thanh Hoá: Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua chuyển đổi số
Thanh Hoá: Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua chuyển đổi số
OVN - Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp đã và đang góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, trở thành động lực để phát triển kinh tế của địa phương, đưa sản phẩm của địa phương vươn xa. Đặc biệt, chuyển đổi số (CĐS) sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi cho chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) phát huy hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Nam: Sản phẩm OCOP ở Phước Sơn - Biến lợi thế núi rừng thành hàng hóa
Quảng Nam: Sản phẩm OCOP ở Phước Sơn - Biến lợi thế núi rừng thành hàng hóa
OVN - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã có 15 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao cấp tỉnh. Đó là những sản phẩm đặc trưng, sản vật nổi tiếng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế, nâng cao đời sống người dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi nơi đây.
Ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương
Ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương
OVN - Vừa qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hải Dương ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương. Đây là câu lạc bộ đầu tiên được thành lập nhằm hội tụ các sản phẩm OCOP Hải Dương.
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
OVN - Để thúc đẩy sự chủ động và thống nhất trong việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chi cục Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hiệu quả. Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các sở, ngành, huyện, thành phố, cùng các cơ quan liên quan.
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Căn cứ vào kết quả chấm điểm, đánh giá sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Cẩm Thủy đã công nhận thêm 7 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
OVN - Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh không chỉ góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, mà còn giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm về giá trị văn hóa địa phương.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động