OCOP Bình Định: Những sản phẩm tiềm năng

OVN - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại Bình Định được triển khai từ năm 2018, đến nay toàn tỉnh đã có 81 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn và phân hạng từ 3 đến 5 sao. Thông qua chương trình OCOP, nhiều làng nghề nông thôn được mở rộng, phát triển; đồng thời nâng tầm một số sản phẩm chất lượng cao xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Bình Định là vùng đất có bề dày lịch sử, nơi hội tụ và giao thoa văn hóa của nhiều dân tộc anh em nên các hình thức sinh hoạt sản xuất - văn hóa cũng rất đặc sắc, phong phú, phản ánh đời sống tinh thần và tâm linh của người dân nơi đây. Hưởng ứng Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” do Thủ tướng Chính phủ phát động, tỉnh Bình Định đã Ban hành kế hoạch triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Theo đó, toàn tỉnh có 81 sản phẩm của 71 doanh nghiệp, HTX và cơ sở sản xuất kinh doanh để giới thiệu đến người tiêu dùng, doanh nghiệp, đơn vị kết nối tiêu dùng và phân phối hợp tác kinh doanh trong và ngoài nước nhằm mang đến cái nhìn khái quát nhất về các sản phẩm độc đáo, đặc trưng của tỉnh Bình Định.

Một số sản phẩm đặc trưng trong chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của tỉnh Bình Định:

Dầu dừa tinh khiết

Dầu dừa có nhiều tác dụng trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, hỗ trợ giảm cân tự nhiên nhờ khả năng đốt cháy năng lượng thừa, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, tốt cho tim mạch, hoặc có thể sử dụng như các sản phẩm chăm sóc cá nhân: dầu bôi da (làm mềm da, chống khô nứt da), dầu bôi tóc (làm mượt tóc, loại trừ gàu), dầu massage… Sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 5 sao năm 2020.


Gà giống

Tỉnh Bình Ðịnh được xem là trọng điểm gà giống của cả nước, điển hình trong đầu tư phát triển chăn nuôi đàn gà thịt theo hướng an toàn sinh học gắn với liên kết chuỗi để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Sản phẩm gà giống đạt chuẩn OCOP hạng 5 sao từ năm 2019.

Bình Định hiện có 2 doanh nghiệp chuyên lai tạo, ấp nở, cung cấp giống gà ta lông màu nổi tiếng cả nước hàng năm phần phối gần 100 triệu con gà giống cho thị trường trong và ngoài nước, chiếm gần 40% thị phần gà giống trong nước...


Cá ngừ đại dương

Cá ngừ đại dương là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của ngành Thủy sản Bình Ðịnh. Những năm qua, tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện chuỗi liên kết khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ đại dương. Sản phẩm cá ngừ đại dương đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao từ năm 2019.


Toàn tỉnh hiện có hơn 2.100 tàu cá chuyên khai thác cá ngừ, trong đó có hơn 1.300 tàu làm nghề câu cá ngừ đại dương. Sản lượng khai thác cá ngừ trung bình 52.000 - 55.000 tấn/năm, riêng sản lượng cá ngừ đại dương đạt từ 9.000 - 10.000 tấn/năm. Tháng 6.2018, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã chứng nhận nhãn hiệu “Cá ngừ đại dương Bình Ðịnh”.

Muối Happing

Muối Happing là sản phẩm muối có hàm lượng Nacl thấp, rất thích hợp cho người bị cao huyết áp. Đây là sản phẩm được nghiên cứu thành công của Công ty Cổ phần Muối và Thực phẩm Bình Định đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao từ năm 2020.


Bánh tráng

Bình Định được xem là quê hương của bánh tráng, tương truyền rằng bánh tráng là thực phẩm chiến lược được ra đời cùng với bước chân thần tốc của đội quân Tây Sơn. Ngày nay, bánh tráng là một trong những đặc sản nổi tiếng của đất Bình Định. Có nhiều loại bánh tráng khác nhau như: bánh tráng gạo, bánh tráng nước dừa, bánh tráng xoài, bánh tráng khoai,…
Trên địa bàn tỉnh có đến 4 đơn vị sản xuất bánh tráng các loại đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 3 sao và 4 sao.

Sản phẩm OCOP 4 sao từ Công ty TNHH Sachi Nguyễn


Bún Song Thằn

Bún Song Thằn được làm bằng đậu xanh, nổi tiếng vì có hương vị thơm ngon đặc biệt và có giá trị dinh dưỡng cao, được sản xuất ở vùng An Thái (Nhơn Phúc – An Nhơn). Sở dĩ có tên gọi “Song Thằn” vì khi làm bún người ta thường bắt bún thành từng đôi một. Bún Song Thằn được chế biến thành rất nhiều món ngon như: ăn với nước dùng và thịt bò, nấu canh với thịt heo hoặc tôm hay xào với lươn... Ngày nay, bún song thằn Bình Định đã vươn xa chinh phục nhiều thị trường trong và ngoài nước.


Nón ngựa Phú Gia

Nón ngựa Phú Gia là món hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Bình Định và được xem là “kiệt tác” của nón lá. Nghề làm nón ngựa ở Phú Gia đã có từ rất lâu và được lưu giữ cho đến tận bây giờ. Nón ngựa được tạo nên từ bàn tay khéo léo, tài hoa của những người thợ thủ công lành nghề ở Phú Gia mới làm được. Nó biểu tượng cho sự mạnh mẽ, uy nghiêm của con nhà võ, gắn với những đội quân Tây Sơn thần tốc. Gọi là nón ngựa bởi chiếc nón có được sự dẻo dai, bền bỉ thích hợp dùng đội khi cưỡi ngựa.

Cơ sở Đỗ Văn Lan (huyện Phù Cát) đã nhận được chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao năm 2019 cho sản phẩm Nón ngựa Phú Gia này.


Song mây mỹ nghệ

Trong phát triển làng nghề truyền thống và ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, lĩnh vực sản xuất mây, tre đan chiếm một vị trí rất quan trọng. Nghề đan tre thủ công truyền thống tạo ra những sản phẩm quen thuộc như bện cầu, làm dây buộc, rổ rá, bàn, ghế, dừng, sàng… Nguyên liệu chính là tre, lồ ô, nứa, mây, song, guột...

Tại Bình Định, những sản phẩm song mây mỹ nghệ vinh dự đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 4 sao năm 2020.


Chiếu cói

Dệt chiếu cói là nghề truyền thống ở nhiều địa phương trong tỉnh như: chiếu cói ở thôn Chương Hòa (Hoài Châu Bắc); Công Thạnh (Tam Quan Nam); An Lợi và Lạc Điền (Phước Thắng) đã được đăng ký địa danh gắn với sản phẩm đặc trưng của địa phương với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN). Đây là hoạt động quan trọng để chiếu cói Bình Định khẳng định chất lượng và có điều kiện đi xa hơn.

Từ chỗ dệt chiếu thủ công, vài năm nay xã Hoài Châu Bắc nổi tiếng với các sản phẩm chiếu dệt bằng máy. Giá chiếu sản xuất bằng máy cao hơn chiếu thủ công 28-32% tùy loại, mẫu mã đa dạng, bắt mắt hơn.


Chiếu cói do 2 đơn vị: Hộ kinh doanh Võ Văn Lê và Hộ kinh doanh Lý Văn Khánh tại xã Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn đều đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao.

Rượu Bàu đá

Rượu Bàu Đá - một trong những đặc sản của tỉnh Bình Định được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận nằm trong TOP 10 đặc sản rượu nổi tiếng Việt Nam. Ngày nay, tiếng tăm của Rượu Bầu Đá đã lan rộng cả nước, trở thành một món quà không thể thiếu đối với mỗi du khách khi đến thăm Bình Định.

Năm 2019, Rượu bầu đá do Hộ Cơ sở Hoa Thưởng sản xuất đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 3 sao.


Bên cạnh đó, Bình Định còn rất nhiều sản phẩm được chứng nhận OCOP và có chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường, đặc biệt là các sản phẩm được công nhận đạt chuẩn 5 sao. Các sản phẩm đạt 3 sao, 4 sao đều là sản phẩm đặc trưng của địa phương, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, sản xuất an toàn như: nước mắm, bún gạo, bưởi da xanh, bánh hồng, mè xửng, yến sào…

Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân và là giải pháp quan trọng để thực hiện nhóm tiêu chí về sản xuất, thu nhập, hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu của tỉnh Bình Định. Những sản phẩm OCOP không chỉ chứa đựng tinh hoa văn hóa của cộng đồng dân cư mà còn là cầu nối quảng bá hình ảnh Bình Định nói riêng và Việt Nam nói chung đến bạn bè quốc tế.

Bài, ảnh: Ánh Tuyết

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong lên một tầm cao mới với chứng nhận OCOP 4 sao
Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong lên một tầm cao mới với chứng nhận OCOP 4 sao
OVN - Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong (Hòa Bình) cho rằng, người làm nông nghiệp muốn sản xuất bền vững thì phải minh bạch hóa cả quá trình sản xuất. Do đó, HTX luôn hoạt động với tôn chỉ "Tốt đất - Tốt giống - Tốt từ tâm" và đạt được nhiều thành tựu không nhỏ trong việc cung cấp nông sản chất lượng cao cho người tiêu dùng đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường và góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Đồng tháp: Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Đồng tháp: Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
OVN - Đồng Tháp là địa phương đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về sản phẩm OCOP. Hiện nay, Đồng Tháp đã có trên 450 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao, 4 sao, 5 sao, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ ba cả nước, khẳng định sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy sản xuất của người dân.
Từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm OCOP
Từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm OCOP
OVN - Với tay nghề, kinh nghiệm của cha ông để lại, đồng thời dựa vào đặc điểm vùng miền, khí hậu, thổ nhưỡng… mà các sản phẩm OCOP được hình thành. Ở đó có chút mộc mạc, chút hồn nhiên, chút tự hào và tình yêu quê hương, xứ sở.
Mì gạo Thạch Đê đạt chuẩn OCOP 3 sao
Mì gạo Thạch Đê đạt chuẩn OCOP 3 sao
OVN - Sản phẩm mì gạo Thạch Đê, Cẩm Khê (Phú Thọ) đã gắn liền với bao thế hệ người dân nơi đây vừa được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Sự kết hợp hài hòa giữa phương pháp làm mì truyền thống và công nghệ hiện đại đã giúp sản phẩm mì gạo Thạch Đê chinh phục được cả những khách hàng khó tính nhất.
Nước mắm Ba Làng TH - Sản phẩm OCOP 4 sao
Nước mắm Ba Làng TH - Sản phẩm OCOP 4 sao
OVN - Nước mắm Ba Làng TH là một trong những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa của làng nghề truyền thống Ba Làng (Thanh Hoá). Với danh hiệu OCOP 4 sao – đánh giá cao về chất lượng, sản phẩm này không chỉ là nguồn cung ổn định cho thực phẩm Việt mà còn là đại diện cho sự đổi mới và phát triển trong ngành nông nghiệp, nông thôn.
Hà Nam: Nâng cao giá trị sản phẩm ổi OCOP
Hà Nam: Nâng cao giá trị sản phẩm ổi OCOP
OVN - Thực hiện Đề án “Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả an toàn vùng chuyển đổi đất lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021 – 2025”, xã Thanh Hương (huyện Thanh Liêm) đã quy hoạch và xây dựng vùng trồng ổi lê Đài Loan có diện tích 5 ha thuộc thôn Đanh Nội. Tại đây đã thành lập Hợp tác xã (HTX) nông sản sạch Đanh Nội và tổ chức sản xuất ổi đạt tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm ổi lê trong mô hình được HTX nông sản sạch Đanh Nội xây dựng tem nhãn truy xuất nguồn gốc, mã quét QR. Đặc biệt, năm 2023 sản phẩm ổi lê Đài Loan của địa phương được công nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), xếp hạng 3 sao.

Tin khác

Lạng Sơn: Cải tiến mẫu mã - Nâng giá trị sản phẩm OCOP
Lạng Sơn: Cải tiến mẫu mã - Nâng giá trị sản phẩm OCOP
OVN - Việc quan tâm phát triển mẫu mã, bao bì sản phẩm không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, tạo sự thu hút người tiêu dùng mà còn trực tiếp góp phần vào kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
OVN - Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc sản địa phương, huyện Vĩnh Thạnh phát triển và nâng cấp nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng.
Hoạt động xúc tiến thương mại “chắp cánh” sản phẩm OCOP vươn xa
Hoạt động xúc tiến thương mại “chắp cánh” sản phẩm OCOP vươn xa
OVN - Sau 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã có hơn 13.000 sản phẩm. Chất lượng các sản phẩm được nâng cao và cải thiện, từ ứng dụng khoa học công nghệ đến bao bì mẫu mã. Công tác xúc tiến thương mại đã giúp cho các sản phẩm OCOP được tiêu thụ rộng khắp thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Tuy Phước là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững; phát triển các sản phẩm đặc trưng, lợi thế nhằm phát huy nội lực, sức sáng tạo, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với cộng đồng.
Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương
Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương
OVN - Từ phương thức chế biến truyền thống, HTX sản xuất và kinh doanh Bò giàng Thảo Hảo đã đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm thịt bò giàng đậm đà hương vị của người dân tộc Thái ở vùng cao tỉnh Nghệ An.
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực địa phương và phối hợp giới thiệu sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên tại các gian hàng giới thiệu sản phẩm của hai địa phương.
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
OVN - OCOP là các sản phẩm tiêu biểu, có uy tín, chất lượng và thương hiệu. Tuy nhiên, muốn lan tỏa rộng rãi sản phẩm đến người dùng trong và ngoài nước, đòi hỏi các chủ thể sản xuất phải thay đổi cách tiếp cận thị trường...
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
OVN - Để đưa hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định phối hợp với Sở Công thương tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu, kết nối nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP
OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
OVN - Từ chương trình xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tại hội chợ, triển lãm và các kênh truyền thông, đến nay các sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế tin tưởng lựa chọn.
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ
LNV - Năm 2024, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm', phấn đấu có thêm ít nhất 50 sản phẩm OCOP được đánh giá, chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên; rà soát, đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định; phấn đấu 100% xã, thị trấn có sản phẩm OCOP; nâng cấp chất lượng sản phẩm đã tham gia Chương trình OCOP và được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên.
Phú Yên: Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP năm 2024
Phú Yên: Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP năm 2024
OVN - Phú Yên tập trung hỗ trợ xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP đạt 4 sao và tiềm năng 5 sao, sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.
Quảng Trị: Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cùng chương trình OCOP
Quảng Trị: Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cùng chương trình OCOP
OVN - Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) từng bước khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, làng nghề gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản địa phương. Đồng thời, góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Phú Yên hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với OCOP
Phú Yên hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với OCOP
OVN - Tỉnh Phú Yên hỗ trợ phát triển sản phẩm ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP, liên kết theo chuỗi giá trị năm 2024, trong đó có ít nhất 4 sản phẩm ngành nghề nông thôn của các địa phương đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
Chương trình OCOP - Nguồn động lực thúc đẩy phòng trào sản xuất
Chương trình OCOP - Nguồn động lực thúc đẩy phòng trào sản xuất
OVN - Huyện Kỳ Anh đang định hướng các cơ sở tham gia chương trình OCOP nâng hạng “sao” nhằm tạo thành nguồn lực và động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất bền vững.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động