OCOP Quảng Ninh: Kiểm tra các sản phẩm OCOP năm 2021
10:09 | 08/10/2021
OVN - Tháng 8 vừa qua, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Quảng Ninh do Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh chủ trì đã tiến hành tổng kiểm tra, rà soát đối với các sản phẩm thuộc Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ cũng còn những khó khăn, bất cập, những hạn chế cần tập trung khắc phục để Chương trình OCOP Quảng Ninh tiếp tục có bước phát triển mới, xứng đáng là đơn vị tiên phong trong cả nước.
OCOP Quảng Ninh được giữ vững trong dịch bệnh Covid -19
Ban chỉ đạo OCOP các các cấp đã cụ thể hóa các mục tiêu nhiệm vụ của tỉnh tập trung thực hiện chỉ tiêu kế hoạch phát triển sản phẩm, phát triển tổ chức; hỗ trợ các chủ thể tiêu thụ sản phẩm; tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết 194/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh; bố trí nguồn lực hỗ trợ triển khai phát triển sản phẩm OCOP tại các địa phương; tích cực vận dụng hỗ trợ các chủ thể trong sản xuất kinh doanh, xây dựng Kế hoạch tổ chức thi đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2021; Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất hoàn thiện sản phẩm theo Bộ tiêu chí, hướng dẫn lập hồ sơ đảm bảo đầy đủ yêu cầu của tỉnh, mục tiêu đến hết tháng 9 cấp huyện cơ bản hoàn thành thi cấp huyện và lựa chọn các sản phẩm đạt điểm 3 sao trở lên tham gia cuộc thi cấp tỉnh vào tháng 10/2021.
Công tác phát triển sản phẩm mới được các đơn vị quan tâm, 7 tháng đầu năm 2021 Ban chỉ đạo OCOP tỉnh đã tổ chức thẩm định và ra quyết định chấp thuận cho 44 sản phẩm đạt yêu cầu tham gia chương trình OCOP (đạt 88% chỉ tiêu cả năm là 50 sản phẩm). Hầu hết các sản phẩm mới đăng ký trong 7 tháng đầu năm là các sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, đồ uống. Sau khi có quyết định chấp thuận, các cơ quan chức năng các địa phương đã tích cực tư vấn, hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm theo chu trình. Hầu hết các sản phẩm đã được cấp sao tiếp tục duy trì được tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm. Nhiều sản phẩm bao bì tem nhãn được cải tiến, nâng cấp hấp dẫn phù hợp với từng nhóm sản phẩm, thuận tiện cho người tiêu dùng vận chuyển và bảo quản. Các bao bì đều được cung cấp bởi các đơn vị đối tác có uy tín trong hoặc ngoài tỉnh đảm bảo theo quy định, an toàn cho người sử dụng. Các địa phương quan tâm chỉ đạo, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng, nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất; một số doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà xưởng đạt chuẩn GMP, ISO, HACCP.... Việc đầu tư nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị đã tạo ra các sản phẩm có chất lượng đồng đều hơn, sản lượng nhiều hơn, đặc biệt là đã khắc phục được nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến. Điển hình trong việc đầu tư nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị là các đơn vị như: Công ty TNHH nuôi trồng sản xuất và chế biến dược liệu Đông Bắc (Cẩm Phả); Trung tâm nuôi trồng đông trùng hạ thảo (Quảng Yên); Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thủy sản Quảng Ninh (Vân Đồn); Cơ sở chả mực Bà Nụ (Vân Đồn); Công ty CP Sữa An Sinh (Đông Triều); Công ty TNHH MTV Sản xuất và TMDV Thăng Long (Uông Bí)...
Toàn tỉnh hiện có 31 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các điểm bán hàng OCOP đều có biển hiệu gắn logo OCOP, có giá kệ để xếp hàng hóa, có niêm yết giá cả; một số điểm trang bị máy đọc giá, tính tiền, in hóa đơn tự động. Ngoài việc giới thiệu các sản phẩm OCOP trong tỉnh, còn kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP của các tỉnh thành trong cả nước; các điểm còn đa dạng các mặt hàng đóng gói, đóng hộp, chai lọ kết hợp với các sản phẩm OCOP thuộc nhóm sơ chế chế biến, hàng tươi sống (thịt, hải sản, rau củ quả tươi...) phục vụ nhu cầu thiết yếu. Một số điểm còn có website giới thiệu hàng hóa và bán hàng qua mạng internet và phục vụ tận nhà...
Việc tiêu thụ sản phẩm được các đơn vị quan tâm kết nối vào các siêu thị, hệ thống phân phối bán lẻ, nhất là việc đưa sản phẩm tham gia “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các Sàn Thương mại điện tử uy tín như Lazada.vn, Shopee.vn, Sendo.vn, tiki.vn;Voso.vn... điển hình như: Sàn postmart.vn 136 sản phẩm; Sàn voso 121 sản phẩm; Sàn Sen do 115 sản phẩm. Trên các sàn giao dịch thương mại điện tử Quảng Ninh (http://thuonghieuquangninh.gov.vn/; http://teqni.gov.vn/) hiện có 272 sản phẩm OCOP, nông sản của 73 DN/HTX, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh được niêm yết và giao dịch trực tuyến .
Còn đó những khó khăn
Hầu hết các địa phương chưa phát huy được vai trò của cán bộ cấp xã trong công tác tuyên truyền, tư vấn hỗ trợ ban đầu trong việc đăng ký ý tưởng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Cán bộ OCOP cơ sở thiếu quyết liệt trong chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị sản xuất hoàn thiện hồ sơ tham gia thi đánh giá phân hạng sản phẩm, dẫn đến nhiều sản phẩm tham gia chương trình OCOP nhưng chưa được hoàn thiện để tham gia cuộc thi đánh giá phân hạng sao hằng năm, có sản phẩm vào OCOP từ năm 2015, 2016 nhưng chưa được đánh giá xếp hạng sao. Tính đến thời điểm kiểm tra toàn tỉnh còn 262 sản phẩm (52,4%) chưa được thi đánh giá phân hạng sao.
Công tác tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn các đơn vị sản xuất được thụ hưởng chính sách hỗ trợ liên quan đến Chương trình OCOP chưa được quan tâm, sau 2 năm ban hành Nghị quyết số 194 (tháng 7/2019) số đơn vị sản xuất được hỗ trợ phát triển sản phẩm từ chính sách chưa nhiều. Các địa phương có sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh và định hướng cấp quốc gia nhưng chưa quan tâm chỉ đạo xây dựng Đề án/dự án để đầu tư phát triển, nâng cấp sản phẩm OCOP chủ lực trên địa bàn. Một số sản phẩm trong nhóm chủ lực đã xây dựng thương hiệu nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý nhưng việc quản lý, phát huy, phát triển thương hiệu có mặt còn khó khăn (chả mực Hạ Long, lợn Móng Cái, du lịch làng quê Yên Đức...)
Công tác chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu tại một số địa phương còn chưa được chú trọng, vùng nguyên liệu phát triển chưa ổn định, có năm thiếu, có năm thừa, điển hình như: nguyên liệu củ dong giềng để sản xuất miến dong, quả mơ để sản xuất rượu mơ Yên Tử, nguyên liệu để sản xuất rượu gạo bao thai, nguyên liệu phục vụ sản xuất sản phẩm từ dược liệu…Một số đơn vị gặp khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu dẫn đến việc sản xuất không thường xuyên liên tục như nguyên liệu sản xuất bánh gio ở Hà Nam Quảng Yên...
Một số địa phương chưa tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho các chủ thể sản xuất, chưa có biện pháp hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm dẫn đến nhiều sản phẩm không tiếp tục phát triển, thiếu nguyên liệu, thiếu vốn, thiếu đất để xây dựng nhà xưởng hoặc không có thị trường dẫn đến dừng sản xuất phải đưa ra khỏi Chương trình, cụ thể năm 2021 đoàn kiểm tra của tỉnh rà soát và thống nhất đưa 57 sản phẩm ra khỏi Chương trình OCOP, trong đó 14 sản phẩm đã cấp sao và 43 sản phẩm chưa cấp sao.
Hầu hết các đơn vị sản xuất có ý thức thiết kế bao bì, tem nhãn để nâng cao giá trị cho sản phẩm, tuy nhiên bao bì sản phẩm còn đơn giản, thiết kế chưa chuyên nghiệp, thiếu tính thẩm mỹ, chất liệu của nhiều bao bì kém. Nhiều tem nhãn sản phẩm chưa ghi đúng và đầy đủ các thông tin theo quy định, tên ghi trên nhãn sản phẩm không trùng với tên ghi trên hộp cũng như trên hồ sơ đăng ký hoặc giấy phép kinh doanh. Một số đơn vị chưa thực hiện tốt các quy định về sử dụng mã số mã vạch, chưa khai báo đầy đủ thông tin, chưa đóng phí duy trì nên không truy cập được...Một số cơ sở sản xuất chưa ý thức đầy đủ việc tuân thủ các quy định về đăng ký thương hiệu, nhãn mác, chưa chủ động trong việc cải tiến mẫu mã sản phẩm để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại; còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các cơ quan chính quyền trong triển khai chương trình.
Kinh nghiệm quản lý điều hành hoạt động của các điểm giới thiệu và bán hàng OCOP chưa hiệu quả; công tác kết nối quảng bá chưa thường xuyên, chưa chủ động tìm hiểu, kết nối với các địa phương trong và ngoài tỉnh; còn bất cập trong quản lý về giá giữa doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm tại địa phương và điểm bán hàng OCOP. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP khó khăn trong khâu tiêu thụ, doanh thu sụt giảm. Một số cơ sở sản xuất mới khởi nghiệp, việc tiêu thụ phần lớn phụ thuộc vào các Chương trình Xúc tiến thương mại của Tỉnh để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường, do đó doanh nghiệp rơi vào tình trạng sản xuất cầm chừng.
Những giải pháp
Trên cơ sở những khó khăn, hạn chế bất cập nêu trên, Đoàn kiểm tra đã kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì hướng dẫn các địa phương quy hoạch, bố trí khu sản xuất tập trung và ưu tiên cho các doanh nghiệp thuộc Chương trình OCOP có mặt bằng phục vụ sản xuất phù hợp từng nhóm sản phẩm; từng bước di dời các cơ sở sản xuất chế biến ra các khu sản xuất tập trung. Đối với các địa phương chưa bố trí được khu sản xuất tập trung cần có biện pháp hỗ trợ chuyển đổi một phần đất đối với các đơn vị có đất để xây dựng nhà xưởng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan đánh giá kết quả bước đầu triển khai thực hiện Nghị quyết số 194 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, qua đó đề xuất sửa đổi bổ sung những điểm chưa phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn cho địa phương, cơ sở trong triển khai thực hiện chính sách. Tập trung chỉ đạo, phối hợp với các địa phương hướng dẫn chủ thể sản xuất xây dựng đề án/dự án phát triển sản phẩm OCOP chủ lực. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương rà soát lại toàn bộ bao bì, tem nhãn sản phẩm thuộc Chương trình OCOP; tư vấn hướng dẫn các chủ thể chuẩn hóa, nâng cấp bao bì tem nhãn đảm bảo thẩm mỹ, hiện đại, tiện dụng, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Hướng dẫn các chủ thể đăng ký sở hữu trí tuệ; xây dựng, nâng cấp nhà xưởng từng bước đạt tiêu chuẩn tiên tiến (ISO, GMP, HACCP...). Sở Công thương chủ trì tổ chức các lớp đào tạo trực tuyến về kỹ năng bán hàng qua mạng internet. Tiếp tục tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP vào các sàn giao dịch thương mại điện tử có uy tín trong và ngoài nước. Tuyên truyền, hướng dẫn chỉ đạo các địa phương, chủ thể OCOP thực hiện nghiêm túc Quy chế về quản lý điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh. Ban Xây dựng nông thôn mới chủ trì phối hợp với các Sở, ngành chức năng xây dựng cơ chế phân bổ vốn NTM giai đoạn 2021- 2025, trong đó lồng ghép cơ chế phân bổ vốn hỗ trợ Chương trình OCOP trình UBND tỉnh phê duyệt. Kịp thời tham mưu ban hành Quyết định thu hồi Chứng nhận đạt sao đối với 14 sản phẩm OCOP và ban hành Quyết định đưa 57 sản phẩm đã dừng sản xuất và không có khả năng hoàn thiện và phát triển ra khỏi Chương trình OCOP.
Ban chỉ đạo OCOP các các cấp đã cụ thể hóa các mục tiêu nhiệm vụ của tỉnh tập trung thực hiện chỉ tiêu kế hoạch phát triển sản phẩm, phát triển tổ chức; hỗ trợ các chủ thể tiêu thụ sản phẩm; tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết 194/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh; bố trí nguồn lực hỗ trợ triển khai phát triển sản phẩm OCOP tại các địa phương; tích cực vận dụng hỗ trợ các chủ thể trong sản xuất kinh doanh, xây dựng Kế hoạch tổ chức thi đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2021; Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất hoàn thiện sản phẩm theo Bộ tiêu chí, hướng dẫn lập hồ sơ đảm bảo đầy đủ yêu cầu của tỉnh, mục tiêu đến hết tháng 9 cấp huyện cơ bản hoàn thành thi cấp huyện và lựa chọn các sản phẩm đạt điểm 3 sao trở lên tham gia cuộc thi cấp tỉnh vào tháng 10/2021.
Công tác phát triển sản phẩm mới được các đơn vị quan tâm, 7 tháng đầu năm 2021 Ban chỉ đạo OCOP tỉnh đã tổ chức thẩm định và ra quyết định chấp thuận cho 44 sản phẩm đạt yêu cầu tham gia chương trình OCOP (đạt 88% chỉ tiêu cả năm là 50 sản phẩm). Hầu hết các sản phẩm mới đăng ký trong 7 tháng đầu năm là các sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, đồ uống. Sau khi có quyết định chấp thuận, các cơ quan chức năng các địa phương đã tích cực tư vấn, hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm theo chu trình. Hầu hết các sản phẩm đã được cấp sao tiếp tục duy trì được tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm. Nhiều sản phẩm bao bì tem nhãn được cải tiến, nâng cấp hấp dẫn phù hợp với từng nhóm sản phẩm, thuận tiện cho người tiêu dùng vận chuyển và bảo quản. Các bao bì đều được cung cấp bởi các đơn vị đối tác có uy tín trong hoặc ngoài tỉnh đảm bảo theo quy định, an toàn cho người sử dụng. Các địa phương quan tâm chỉ đạo, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng, nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất; một số doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà xưởng đạt chuẩn GMP, ISO, HACCP.... Việc đầu tư nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị đã tạo ra các sản phẩm có chất lượng đồng đều hơn, sản lượng nhiều hơn, đặc biệt là đã khắc phục được nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến. Điển hình trong việc đầu tư nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị là các đơn vị như: Công ty TNHH nuôi trồng sản xuất và chế biến dược liệu Đông Bắc (Cẩm Phả); Trung tâm nuôi trồng đông trùng hạ thảo (Quảng Yên); Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thủy sản Quảng Ninh (Vân Đồn); Cơ sở chả mực Bà Nụ (Vân Đồn); Công ty CP Sữa An Sinh (Đông Triều); Công ty TNHH MTV Sản xuất và TMDV Thăng Long (Uông Bí)...
Toàn tỉnh hiện có 31 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các điểm bán hàng OCOP đều có biển hiệu gắn logo OCOP, có giá kệ để xếp hàng hóa, có niêm yết giá cả; một số điểm trang bị máy đọc giá, tính tiền, in hóa đơn tự động. Ngoài việc giới thiệu các sản phẩm OCOP trong tỉnh, còn kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP của các tỉnh thành trong cả nước; các điểm còn đa dạng các mặt hàng đóng gói, đóng hộp, chai lọ kết hợp với các sản phẩm OCOP thuộc nhóm sơ chế chế biến, hàng tươi sống (thịt, hải sản, rau củ quả tươi...) phục vụ nhu cầu thiết yếu. Một số điểm còn có website giới thiệu hàng hóa và bán hàng qua mạng internet và phục vụ tận nhà...
Việc tiêu thụ sản phẩm được các đơn vị quan tâm kết nối vào các siêu thị, hệ thống phân phối bán lẻ, nhất là việc đưa sản phẩm tham gia “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các Sàn Thương mại điện tử uy tín như Lazada.vn, Shopee.vn, Sendo.vn, tiki.vn;Voso.vn... điển hình như: Sàn postmart.vn 136 sản phẩm; Sàn voso 121 sản phẩm; Sàn Sen do 115 sản phẩm. Trên các sàn giao dịch thương mại điện tử Quảng Ninh (http://thuonghieuquangninh.gov.vn/; http://teqni.gov.vn/) hiện có 272 sản phẩm OCOP, nông sản của 73 DN/HTX, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh được niêm yết và giao dịch trực tuyến .
Còn đó những khó khăn
Hầu hết các địa phương chưa phát huy được vai trò của cán bộ cấp xã trong công tác tuyên truyền, tư vấn hỗ trợ ban đầu trong việc đăng ký ý tưởng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Cán bộ OCOP cơ sở thiếu quyết liệt trong chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị sản xuất hoàn thiện hồ sơ tham gia thi đánh giá phân hạng sản phẩm, dẫn đến nhiều sản phẩm tham gia chương trình OCOP nhưng chưa được hoàn thiện để tham gia cuộc thi đánh giá phân hạng sao hằng năm, có sản phẩm vào OCOP từ năm 2015, 2016 nhưng chưa được đánh giá xếp hạng sao. Tính đến thời điểm kiểm tra toàn tỉnh còn 262 sản phẩm (52,4%) chưa được thi đánh giá phân hạng sao.
Công tác tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn các đơn vị sản xuất được thụ hưởng chính sách hỗ trợ liên quan đến Chương trình OCOP chưa được quan tâm, sau 2 năm ban hành Nghị quyết số 194 (tháng 7/2019) số đơn vị sản xuất được hỗ trợ phát triển sản phẩm từ chính sách chưa nhiều. Các địa phương có sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh và định hướng cấp quốc gia nhưng chưa quan tâm chỉ đạo xây dựng Đề án/dự án để đầu tư phát triển, nâng cấp sản phẩm OCOP chủ lực trên địa bàn. Một số sản phẩm trong nhóm chủ lực đã xây dựng thương hiệu nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý nhưng việc quản lý, phát huy, phát triển thương hiệu có mặt còn khó khăn (chả mực Hạ Long, lợn Móng Cái, du lịch làng quê Yên Đức...)
Công tác chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu tại một số địa phương còn chưa được chú trọng, vùng nguyên liệu phát triển chưa ổn định, có năm thiếu, có năm thừa, điển hình như: nguyên liệu củ dong giềng để sản xuất miến dong, quả mơ để sản xuất rượu mơ Yên Tử, nguyên liệu để sản xuất rượu gạo bao thai, nguyên liệu phục vụ sản xuất sản phẩm từ dược liệu…Một số đơn vị gặp khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu dẫn đến việc sản xuất không thường xuyên liên tục như nguyên liệu sản xuất bánh gio ở Hà Nam Quảng Yên...
Một số địa phương chưa tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho các chủ thể sản xuất, chưa có biện pháp hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm dẫn đến nhiều sản phẩm không tiếp tục phát triển, thiếu nguyên liệu, thiếu vốn, thiếu đất để xây dựng nhà xưởng hoặc không có thị trường dẫn đến dừng sản xuất phải đưa ra khỏi Chương trình, cụ thể năm 2021 đoàn kiểm tra của tỉnh rà soát và thống nhất đưa 57 sản phẩm ra khỏi Chương trình OCOP, trong đó 14 sản phẩm đã cấp sao và 43 sản phẩm chưa cấp sao.
Ban Chỉ đạo OCOP cấp huyện chưa chú trọng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về bố trí điều kiện mặt bằng nhà xưởng phục vụ sản xuất. Một số đơn vị có đất, có nhu cầu xây dựng nhà xưởng tách biệt nơi ở nhưng do là đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm nên khó khăn trong việc chuyển đổi để xây dựng nhà xưởng phục vụ sản xuất. Một vài chủ thể có nhà xưởng nằm trong khu quy hoạch nên khó khăn trong xây dựng, sửa chữa, nâng cấp do đó việc mở rộng sản xuất còn nhiều khó khăn; một số mặt bằng sản xuất và chế biến chưa đảm bảo vệ sinh môi trường.
Hầu hết các đơn vị sản xuất có ý thức thiết kế bao bì, tem nhãn để nâng cao giá trị cho sản phẩm, tuy nhiên bao bì sản phẩm còn đơn giản, thiết kế chưa chuyên nghiệp, thiếu tính thẩm mỹ, chất liệu của nhiều bao bì kém. Nhiều tem nhãn sản phẩm chưa ghi đúng và đầy đủ các thông tin theo quy định, tên ghi trên nhãn sản phẩm không trùng với tên ghi trên hộp cũng như trên hồ sơ đăng ký hoặc giấy phép kinh doanh. Một số đơn vị chưa thực hiện tốt các quy định về sử dụng mã số mã vạch, chưa khai báo đầy đủ thông tin, chưa đóng phí duy trì nên không truy cập được...Một số cơ sở sản xuất chưa ý thức đầy đủ việc tuân thủ các quy định về đăng ký thương hiệu, nhãn mác, chưa chủ động trong việc cải tiến mẫu mã sản phẩm để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại; còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các cơ quan chính quyền trong triển khai chương trình.
Kinh nghiệm quản lý điều hành hoạt động của các điểm giới thiệu và bán hàng OCOP chưa hiệu quả; công tác kết nối quảng bá chưa thường xuyên, chưa chủ động tìm hiểu, kết nối với các địa phương trong và ngoài tỉnh; còn bất cập trong quản lý về giá giữa doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm tại địa phương và điểm bán hàng OCOP. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP khó khăn trong khâu tiêu thụ, doanh thu sụt giảm. Một số cơ sở sản xuất mới khởi nghiệp, việc tiêu thụ phần lớn phụ thuộc vào các Chương trình Xúc tiến thương mại của Tỉnh để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường, do đó doanh nghiệp rơi vào tình trạng sản xuất cầm chừng.
Những giải pháp
Trên cơ sở những khó khăn, hạn chế bất cập nêu trên, Đoàn kiểm tra đã kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì hướng dẫn các địa phương quy hoạch, bố trí khu sản xuất tập trung và ưu tiên cho các doanh nghiệp thuộc Chương trình OCOP có mặt bằng phục vụ sản xuất phù hợp từng nhóm sản phẩm; từng bước di dời các cơ sở sản xuất chế biến ra các khu sản xuất tập trung. Đối với các địa phương chưa bố trí được khu sản xuất tập trung cần có biện pháp hỗ trợ chuyển đổi một phần đất đối với các đơn vị có đất để xây dựng nhà xưởng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan đánh giá kết quả bước đầu triển khai thực hiện Nghị quyết số 194 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, qua đó đề xuất sửa đổi bổ sung những điểm chưa phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn cho địa phương, cơ sở trong triển khai thực hiện chính sách. Tập trung chỉ đạo, phối hợp với các địa phương hướng dẫn chủ thể sản xuất xây dựng đề án/dự án phát triển sản phẩm OCOP chủ lực. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương rà soát lại toàn bộ bao bì, tem nhãn sản phẩm thuộc Chương trình OCOP; tư vấn hướng dẫn các chủ thể chuẩn hóa, nâng cấp bao bì tem nhãn đảm bảo thẩm mỹ, hiện đại, tiện dụng, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Hướng dẫn các chủ thể đăng ký sở hữu trí tuệ; xây dựng, nâng cấp nhà xưởng từng bước đạt tiêu chuẩn tiên tiến (ISO, GMP, HACCP...). Sở Công thương chủ trì tổ chức các lớp đào tạo trực tuyến về kỹ năng bán hàng qua mạng internet. Tiếp tục tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP vào các sàn giao dịch thương mại điện tử có uy tín trong và ngoài nước. Tuyên truyền, hướng dẫn chỉ đạo các địa phương, chủ thể OCOP thực hiện nghiêm túc Quy chế về quản lý điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh. Ban Xây dựng nông thôn mới chủ trì phối hợp với các Sở, ngành chức năng xây dựng cơ chế phân bổ vốn NTM giai đoạn 2021- 2025, trong đó lồng ghép cơ chế phân bổ vốn hỗ trợ Chương trình OCOP trình UBND tỉnh phê duyệt. Kịp thời tham mưu ban hành Quyết định thu hồi Chứng nhận đạt sao đối với 14 sản phẩm OCOP và ban hành Quyết định đưa 57 sản phẩm đã dừng sản xuất và không có khả năng hoàn thiện và phát triển ra khỏi Chương trình OCOP.
Đinh Bá Trinh
UV thường trực BCĐ OCOP,
Trưởng phòng Nghiệp vụ OCOP Ban Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh
Tin mới hơn
OVN - Từ những nỗ lực, sự tâm huyết, trách nhiệm và quyết tâm thực hiện tốt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), những mặt hàng mang tính bản địa đặc trưng ấy đã được nâng tầm giá trị, dần khẳng định vị thế thương hiệu không chỉ ở thị trường trong nước...
OVN - Nông sản nói chung, nông sản xứ Thanh đạt chứng nhận OCOP nói riêng đang từng ngày định vị thương hiệu, chất lượng, xây dựng nền tảng vững chắc, thận trọng trong từng bước đi, tự tin 'xuất ngoại'. Mỗi sản phẩm đã và đang viết nên hành trình mang đậm dấu ấn chiến lược, bản sắc và giá trị riêng...
OVN- Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
OVN - Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai chương trình OCOP, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo động lực quan trọng cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
OVN - Vân Cù, một làng nghề thủ công truyền thống làm bún nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế, đã tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm lịch sử. Nơi đây không chỉ lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm bún chất lượng cao cho thị trường.
Tin khác
OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Hội đồng đã xem xét và công nhận 4 sản phẩm OCOP 5 sao mới, trong đó, tỉnh Lào Cai vinh dự có 2 sản phẩm được công nhận là Cao mềm actiso Sa Pa và Trà phun sương actiso Sa Pa.
OVN - Sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, xã An Bình, huyện Phú Giáo, (Bình Dương) đạt chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2020.
OVN - Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử đang là xu thế giúp sản phẩm có cơ hội đến gần hơn với người tiêu dùng và vươn xa ra thế giới.
OVN - Sở Du lịch TP. HCM đã đề xuất giải pháp phát triển du lịch cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ gắn với ngành du lịch. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là kế hoạch kết nối chương trình kích cầu du lịch với ngành nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.
OVN – Từ loại gạo nếp Khoái Đen truyền thống, những người nông dân của HTX bưởi và dịch vụ tổng hợp Hùng Xuyên (xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) đã xây dựng thành công sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, góp phần nâng cao giá trị cây lúa, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
OVN - Việc xây dựng và phát triển “Mỗi xã một sản phẩm” được huyện Phù Mỹ quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện, tính đến nay toàn huyện có 44 sản phẩm OCOP được cấp chứng nhận, trong đó 38 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao và 6 sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao (tăng 44 sản phẩm so với năm 2011).
OVN - Ngày 25-11, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 426/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt điểm sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao (đợt 1) tỉnh Tuyên Quang năm 2024.
OVN - Xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, (tỉnh Hà Nam) từ lâu nổi tiếng với làng rượu Vọc truyền thống. Trải qua quá trình phát triển, hiện nay sản phẩm rượu Vọc có sự đổi mới, nâng tầm, được công nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
OVN - Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp đã và đang góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, trở thành động lực để phát triển kinh tế của địa phương, đưa sản phẩm của địa phương vươn xa. Đặc biệt, chuyển đổi số (CĐS) sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi cho chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) phát huy hiệu quả kinh tế cao.
OVN - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã có 15 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao cấp tỉnh. Đó là những sản phẩm đặc trưng, sản vật nổi tiếng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế, nâng cao đời sống người dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi nơi đây.
OVN - Vừa qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hải Dương ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương. Đây là câu lạc bộ đầu tiên được thành lập nhằm hội tụ các sản phẩm OCOP Hải Dương.
OVN - Để thúc đẩy sự chủ động và thống nhất trong việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chi cục Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hiệu quả. Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các sở, ngành, huyện, thành phố, cùng các cơ quan liên quan.
OVN - Căn cứ vào kết quả chấm điểm, đánh giá sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Cẩm Thủy đã công nhận thêm 7 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.
OVN - Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh không chỉ góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, mà còn giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm về giá trị văn hóa địa phương.
LNV - Với phương châm “Lấy lương tâm, đạo đức để tạo ra sản phẩm, lấy chất lượng là mạng sống của doanh nghiệp”, đến nay, thương hiệu sữa Vinhtuongmilk do doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc, Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi và chế biến sữa Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) làm chủ không chỉ tạo niềm tin, uy tín đối với người dân huyện Vĩnh Tường mà còn có chỗ đứng trên thị trường cả nước. Điều này càng khẳng định những nỗ lực không ngừng của doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc trên hành trình trở thành 1 trong 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024.