OCOP Quảng Ninh: Rộng mở niềm năng phát triển quế hữu cơ Đầm Hà
09:56 | 19/01/2022
OVN - Hai năm trở lại đây, mô hình trồng quế hữu cơ tiếp tục được người dân huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) mở rộng hướng quy hoạch, xây dựng vùng quế hữu cơ Đầm Hà phát triển bền vững. Đáng chú ý, đã có 2 sản phẩm từ quế hữu cơ đã trở thành sản phẩm OCOP Quảng Ninh.
Đầm Hà đẩy mạnh khai thác quế hữu cơ
Thời gian gần đây, người dân Đầm Hà đưa vào khai thác sản phẩm quế hữu cơ và phát triển cây quế thành cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập cao, giúp giảm nghèo bền vững.
Rừng quế hữu cơ Đầm Hà đang cho thu hoạch
Nắm bắt thế mạnh vùng diện tích trồng quế lớn nhất tỉnh, với gần 4.500ha, từ năm 2020, UBND huyện Đầm Hà, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà và Công ty CP Quế hồi Quảng Ninh bước đầu phối hợp xây dựng vùng quế hữu cơ với diện tích gần 250ha tại 2 xã Quảng Lâm và Quảng An.
Theo Bà Hoàng Thị Thế, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, mô hình này không chỉ là vùng nguyên liệu được chứng nhận quế hữu cơ theo chuẩn châu Âu (ngày 16/3/2021), hay những lô vỏ quế được xuất sang Mỹ, Nhật Bản kể từ tháng 4/2021 đến nay. Quan trọng chính là sự thay đổi về tư duy và hành động của người dân trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ sản phẩm quế.
Theo báo cáo của UBND huyện Đầm Hà, 100% hộ, nhóm hộ trồng nằm trong danh sách được chứng nhận sản phẩm quế hữu cơ đã ứng dụng tốt quy trình sản xuất quế theo hướng bền vững đã được đơn vị chuyên môn tập huấn. Đặc biệt, trong quá trình trồng, người dân chú ý tăng cường độ phì nhiêu của đất, không sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, cỏ dại tổng hợp, phân bón tổng hợp, thay vào đó là sử dụng phân, thuốc có gốc sinh học, thậm chí là phát, nhổ cỏ bằng phương pháp thủ công. Người dân đã tiến hành tỉa thưa cành, cây con, tạo điều kiện tốt nhất để cây phát triển.
Sản xuất sản phẩm quế hữu cơ ở xã Quảng An, huyện Đầm Hà
Đặc biệt, trong quá trình thu hoạch, bóc tách vỏ quế khỏi thân cây hoặc phơi khô, vận chuyển vỏ quế đều chú ý tránh, giảm va đập, hoặc tiếp xúc với nền đất, vật dụng không đảm bảo vệ sinh. Từ sự vào cuộc của 3 nhà (nhà nông, nhà đầu tư và nhà quản lý) diện tích cây quế nói chung và trồng quế hữu cơ nói riêng trên địa bàn huyện Đầm Hà ngày càng được phát triển, mang lại giá trị cao.
Đầm Hà rộng đường xuất khẩu quế hữu cơ
Theo báo cáo của huyện Đầm Hà, trung bình mỗi năm sản lượng vỏ quế tươi sau khai khác trên địa bàn là khoảng 600 tấn, năm cao điểm đạt 1.000 tấn, 1/3 trong đó được lựa chọn, thu mua, chế biến và xuất bán ra thị trường nước ngoài. Riêng các sản phẩm quế hữu cơ được xuất bán sang thị trường châu Âu, mức giá do doanh nghiệp thu mua nguyên liệu thô ngay tại vườn đồi luôn cao hơn 10-20% so với sản phẩm thông thường.
Sản phẩm bột quế hữu cơ Đầm Hà nằm trong danh mục sản phẩm OCOP Quảng Ninh
Đáng mừng hơn, Công ty CP Quế hồi Quảng Ninh xã Quảng An, huyện Đầm Hà) thời gian gần đây đã đầu tư thiết bị nhà xưởng, công nghệ để chế biến, bao gói, xuất bán sản phẩm quế thanh và quế bột. Đây cũng là 2 sản phẩm nguyên liệu từ quế hữu cơ nằm trong danh mục sản phẩm OCOP Quảng Ninh và được đánh giá có tiềm năng phát triển trong thời gian tới.
Hình thành và nhân rộng diện tích cấy quế, nhất là những cánh rừng quế đã được chứng nhận quế hữu cơ; tăng sản lượng, chủng loại sản phẩm chế biến từ nguyên liệu quế hữu cơ đã và đang là hướng đi đúng đắn tại huyện Đầm Hà. Hướng đi này để phát triển một cách bền vững rất cần sự chung tay tích cực và thiết thực hơn nữa từ nhiều phía, trong đó có người dân, doanh nghiệp, cơ quan chuyên môn và cơ quan quản lý.
Ngày 16/3/2021, tổ chức Control Union Certifications đã cấp chứng nhận cho 329 ha/79 hộ trồng quế hữu cơ tiêu chuẩn Châu Âu (EU (269,5 ha/64 hộ tại xã Quảng Lâm, Quảng An, huyện Đầm Hà; 59,5 ha/15 hộ tại xã Đại Dực huyện Tiên Yên). Đây là những lô quế đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh đạt chứng nhận hữu cơ tiêu chuẩn Châu Âu. Sản phẩm quế được công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà thu mua để xuất khẩu sang thị trường Châu Âu ngay trong vụ quế mùa (tháng 4/2021).
Bài và ảnh: An Khê (TH)
Tin mới hơn

OVN – Vốn là món ăn dân dã được làm chủ yếu từ đậu xanh và đường kính, chè kho Đại Đồng đang được xây dựng thương hiệu, đầu tư bao gói, mở rộng thị trường và trở thành sản phẩm làng nghề đạt chất lượng OCOP.

OVN - Ngày 21/6, Đà Nẵng khai trương Trung tâm OCOP Hòa Xuân thúc đẩy phát triển sản phẩm địa phương và thương mại điện tử.

OVN - Thanh Hóa hiện có 123 nghề, làng nghề truyền thống được tỉnh công nhận. Việc có nhiều nghề, làng nghề cùng tham gia xây dựng, hình thành nhiều sản phẩm trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thời gian qua không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống mà còn tạo thêm giá trị, nâng cao thu nhập cho người lao động tại các vùng nông thôn.

OVN - Sở Công thương tỉnh Bình Định tổ chức gian hàng trưng bày, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp, nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bình Định năm 2025, tại Trung tâm thương mại Quy Nhơn, từ ngày 24/5 - 25/9/2025.

OVN - Cùng với đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây, ngành Nông nghiệp Gia Lai đặc biệt chú trọng đến chuyển đổi số (CĐS) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và vị thế nông sản của địa phương trên thị trường.
Tin khác

OVN - Nhận thấy những lợi ích Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) mang lại, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Định Hóa đã tích cực tham gia nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm. Qua đó, nhiều chủ thể có thêm cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng hiệu quả.

OVN - Tính đến tháng 4/2025, tỉnh Quảng Ngãi có tổng cộng 271 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, các huyện miền núi như Trà Bồng, Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà và Minh Long đã tích cực tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phát triển nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương.

OVN - Cuối năm 2024, điểm du lịch nông trại Pham Nam được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao; đây là sản phẩm OCOP du lịch nông trại đầu tiên của tỉnh An Giang.

OVN - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đang trở thành động lực quan trọng giúp Nam Định phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

OVN - Trong những năm gần đây, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Lào Cai. Với mục tiêu khai thác tiềm năng đặc sản địa phương, bảo tồn giá trị truyền thống và tạo ra chuỗi giá trị bền vững, Lào Cai đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ OCOP cả nước.

OVN - Hà Nội là địa phương được đánh giá đi đầu trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chiếm 22,1% tổng sản phẩm trên cả nước.

OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tố chức hội thảo khoa học "Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh". Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.

OVN - Ông Trần Văn Lào ở xã Tân Lộc huyện Lộc Hà, (Hà Tĩnh) đã lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, cộng thêm “bí kíp” nêm gia vị và quy trình chế biến để lan tỏa hương vị sản phẩm Giò lụa ông Lào.

OVN - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) ở tỉnh Thái Bình đến nay phát triển ổn định, có tính bền vững và bước đầu phát huy hiệu quả. Đây là kết quả từ sự nỗ lực của tỉnh Thái Bình trong phát triển sản phẩm OCOP.

OVN - Sau gần 1 năm triển khai Đề án “Xây dựng thí điểm sản phẩm OCOP về du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2025” làng tranh Đông Hồ (nay thuộc khu phố Đông Khê), phường Song Hồ (thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đạt được những kết quả bước đầu tích cực, góp phần triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP.

OVN - Không chỉ say lòng du khách bởi kỳ quan Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm sáng trên bản đồ đặc sản Việt Nam nhờ bệ phóng chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ấn tượng.

OVN - Ngoài việc phấn đấu tăng các sản phẩm (OCOP) đạt 5 sao, TP. Hà Nội đang chú trọng xây dựng chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định lâu dài .

OVN - Những năm gần đây, sản phẩm sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) được nhiều khách hàng ưa chuộng. Đặc biệt, từ khi được chứng nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm càng đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước...

OVN - UBND TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2024 đối với 11 sản phẩm.

Quảng Ngãi: 300/350 sản phẩm OCOP có mặt trên sàn thương mại điện tử | Tạp chí điện tử Hải quan Online
09:42