Quảng Ninh (Quảng Bình): Kết nối tiêu thụ cây sả chanh tại khu vực miền núi
09:50 | 10/02/2022
OVN - Thời gian qua, mô hình tổ chức hợp tác, kết nối tiêu thụ cây sả chanh tại huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) đã góp phần giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng đời sống, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vùng cao Bru - Vân Kiều.
Mở ra cơ hội kết nối tiêu thụ cây sả chanh
Nhận thấy tiềm năng phát triển cây sả chanh bản địa, Công ty TNHH MTV Nông nghiệp hữu cơ Lộc Việt đã đứng ra kết nối tiêu thụ cho bà con, đảm bảo chất lượng đầu, đồng thời tối ưu chuỗi giá trị sản phẩm trên thị trường cung ứng, tạo cơ hội cải thiện chất lượng đời sống cho bà con dân tộc Bru - Vân Kiều chanh tại huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình).
Người dân Vân Kiều chăm sóc vườn cây sả chanh
Hưởng ứng chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động từ năm 2009, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh từ trung ương đến địa phương đã tích cực đầu tư thu mua hàng hóa, nông sản từ nhiều đơn vị phân phối, kết nối tiêu thụ sản phẩm tại những vùng biên giới hẻo lánh, vùng sâu, vùng xa. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng đời sống, xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng cao, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Từ các chuyến đi đến bản Hang Chuồn, Khe Ngang, Làng thanh niên lập nghiệp tại xã Trường Xuân, ông Phạm Tấn Lộc, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nông nghiệp hữu cơ Lộc Việt (Công ty Lộc Việt) đã nhận ra tiềm năng phát triển từ giống cây sả chanh bản địa là cơ hội cải thiện chất lượng đời sống cho bà con dân tộc Bru - Vân Kiều. Từ đây, doanh nghiệp bắt đầu kết nối tiêu thụ nông sản, đảm bảo chất lượng đầu ra, đồng thời tối ưu chuỗi giá trị sản phẩm trên thị trường cung ứng.
Trước đây, sau khi thu hoạch, lá sả chanh thường bị bỏ đi vì chưa tìm ra mục đích sử dụng
Theo người Vân Kiều, cây sả chanh rất dễ sinh trưởng, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mang lại hiệu quả cao trong việc chống xói mòn đất. Đây cũng là giống cây dễ trồng, dễ thu hoạch, sớm mang lại lợi nhuận, là nguồn thu nhập chính của của bà con nông dân tại xã Trường Xuân. Ngoài ra, cây sả chanh cũng chứa nhiều loại vitamin và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe, người dân địa phương thường dùng làm gia vị nấu ăn.
Tuy nhiên, do chưa tìm được thị trường tiềm năng, nông sản sau thu hoạch dễ bị tư nhân ép giá hoặc hư hại trong thời gian chờ xuất bán, nên sản lượng canh tác chanh sả chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ cầm chừng, sản xuất tiêu thụ manh mún, diện tích không quá 2 sào/ hộ.
Đổi đời nhờ cây sả chanh bản địa
Theo ông Phạm Tấn Lộc, lần đầu đến xã Trường Xuân, đoàn khảo sát không khỏi xót xa khi chứng kiến những căn nhà lụp xụp, tạm bợ, đời sống sinh kế bấp bênh, khó khăn của bà con dân tộc thiểu số. Ngoài vấn đề về thu nhập, đa số hộ dân trong bản chủ yếu trồng và thu hoạch thân cây sả chanh để bán hoặc giữ làm gia vị, toàn bộ số lá tươi đều bị người dân vứt bỏ vì chưa biết mục đích sử dụng.Dựa vào đây, doanh nghiệp đã thực hiện mô hình kết nối tiêu thụ cây sả chanh bản địa cùng bà con qua việc thành lập tổ hợp tác trồng và sản xuất tinh dầu sả chanh. Công ty còn tiến hành xây dựng nhà máy với công nghệ chưng cất tinh dầu xả chanh đặt tại bản Hang Chuồn, giúp bà con Vân Kiều tối ưu nguồn nguyên liệu lá sả, cây sả và hỗ trợ mở rộng diện tích thâm canh. Từ đó, sản phẩm tinh dầu sả chanh mang thương hiệu Lộc Phúc ra đời.
Máy sản xuất tinh dầu cây sả chanh của Công ty Lộc Việt
Chiết suất từ giống cây bản địa, tinh dầu sả chanh Lộc Phúc được người tiêu dùng ưa chuộng bởi mùi thơm đặc trưng dễ chịu, sản xuất và chế biến theo công nghệ chưng cất tiên tiến, hiện đại. Là sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh trong năm 2020, tinh dầu sả chanh Lộc Phúc đã tham gia nhiều chương trình hội chợ, triển lãm xúc tiến thương mại, các điểm du lịch lớn tại Quảng Bình và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Hà Nội. Tinh dầu đem lại nhiều công dụng trong việc thư giãn, làm đẹp, xua đuổi côn trùng gây hại, khử mùi không khí,…
Sản phẩm tinh dầu cây sả chanh
Đến nay, tinh dầu Lộc Phúc đã liên kết hơn 40 hộ với 238 nông dân tham gia tổ hợp tác, trong đó người dân tộc Vân Kiều chiếm hơn 60%, ngoài ra 70% thành viên thuộc hộ nghèo, khó khăn. Công ty cũng tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các thành viên, hỗ trợ nhân giống, mở rộng diện tích trồng sả lên 50 ha. Hằng năm, mỗi hộ gia đình thu nhập khoảng 65 đến 75 triệu đồng. Sản phẩm tinh dầu sả chanh Phúc Lộc còn được đánh giá cao về chất lượng với chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh trong năm 2020.
Ông Lộc cho biết, trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ tiếp tục cải thiện bao bì mẫu mã, kêu gọi thêm thành viên tham gia tổ hợp tác, quảng bá thương hiệu sản phẩm trên nhiều sàn thương mại điện tử, mạng xã hội truyền thông.
Bài và ảnh: Quỳnh Hoa
Tin mới hơn

OVN - Từ trang trại nuôi trồng thủy sản nhỏ tại cù lao Tân Lộc (Cần Thơ), Công ty TNHH MTV Thương mại Minh Đức Thành đã vươn lên trở thành một trong những đơn vị tiên phong chế biến thủy sản sấy, mang đậm hương vị đặc trưng vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo phương châm “Nâng tầm cá Việt”, doanh nghiệp đang từng bước cải tiến công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất và hướng tới thị trường quốc tế, góp phần quảng bá ẩm thực Việt Nam đến bạn bè thế giới.

OVN – Trong quá trình công tác tại Huyện ủy Đăk Tô (tỉnh Kon Tum), nhận thấy vùng núi Ngọc Linh có nguồn dược liệu dồi dào, bà Lương Thị Mỹ Huệ đã thành lập Công ty TNHH Thảo Dược Tây Nguyên (DATO) và phát triển 9 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh. Không chỉ chú trọng tăng trưởng kinh tế, doanh nghiệp còn kiên định mục tiêu phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương, đặc biệt là bà con đồng bào dân tộc thiểu số.

OVN – Là chủ thể có sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 03 sao tại Bình Dương, hậu sáp nhập tỉnh thành, cô giáo Bùi Thị Đoan Phượng, chủ Hộ kinh doanh Phan Thành Thuận tin tưởng lạp xưởng tươi từ cơ sở sẽ có nhiều cơ hội quảng bá tại TP. HCM - “siêu đô thị” mới nổi tiếng năng động, giàu tiềm năng phát triển vượt bậc.

OVN - Giá cà phê những tháng gần đây liên tục biến động, có thời điểm tăng mạnh, lúc lại giảm sâu 15 - 20% so với cùng kỳ năm trước. Giữa cơn bão giá, Công ty TNHH Thuần Trịnh Coffee (Lâm Đồng) - đơn vị sở hữu sản phẩm cà phê hữu cơ đạt chuẩn OCOP 4 sao, mong người làm nghề giữ vững “cái tâm”, kiên định hướng đi bền vững.

OVN – Nổi bật giữa vùng đất giàu tiềm năng thủy sản, Hộ kinh doanh Ngọc Giàu đã thành công xây dựng thương hiệu nhờ những sản phẩm chế biến chất lượng từ tôm đất đặc sản, đạt chuẩn OCOP tại Cà Mau. Đặc biệt, vào tháng 3/2025, chủ cơ sở – bà Trương Ngọc Giàu vinh dự được UBND tỉnh đề cử danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” lần thứ 4 trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, với những đóng góp bền bỉ cho nghề làm tôm khô truyền thống.
Tin khác

OVN - Thái Nguyên đã chứng nhận hơn 300 sản phẩm OCOP, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng và thương hiệu sản phẩm địa phương.

OVN -Vừa qua, Hội đồng OCOP tỉnh Sơn La đã tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao trong đợt đánh giá năm 2025. Các sản phẩm được công nhận đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chất lượng, mẫu mã, bao bì và quy trình sản xuất, tạo động lực thúc đẩy phát triển nông sản an toàn, chất lượng và mở rộng thị trường tiêu thụ.

OVN - Từ những vườn mãng cầu xiêm bạt ngàn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Công ty TNHH SumoFood Việt Nam (SumoFood) đã thành công xây dựng thương hiệu trà mãng cầu Long Giang đạt chuẩn OCOP 4 sao. Không dừng lại ở thị trường nội địa, doanh nghiệp này đang từng bước mở rộng sang các thị trường quốc tế, mục tiêu nâng tầm đặc sản địa phương thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao.

OVN - Sáng 10/6, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá các sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2025 do cấp huyện đề xuất. Ông Nguyễn Hữu Phước – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì hội nghị.

OVN - Triển khai chương trình OCOP, đến nay, tỉnh Sơn La có 204 sản phẩm OCOP từ ba sao trở lên. Những sản phẩm mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người dân. Đồng thời, góp phần chuyển dịch nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trở thành nguồn nội lực quan trọng trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

OVN - Dù gắn bó với nghề sản xuất nước mắm từ những ngày còn đôi mươi nhưng với bà Đặng Thị Luận – người khai sinh ra nước mắm Luận Nghiệp chỉ đến khi tham gia OCOP, sản phẩm của HTX mới thực sự được “sang trang”.

OVN - Một trong những sản phẩm tiêu biểu của sản phẩm tiêu biểu của Bắc Giang là Mỳ gạo Lục Ngạn - kết tinh của tâm huyết, trí tuệ và bàn tay tài hoa của những người thợ làng nghề Thủ Dương (xã Nam Dương).

OVN - From a rustic gift in the highlands, Cao Ky apricot (Cho Moi district, Bac Kan province) is growing to become a key crop, achieving 3-star OCOP standards (2021). With outstanding health value, this fruit has entered demanding markets like Japan, opening up many development prospects for the locality.

OVN - Sau 5 năm thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Cà Mau đã chứng nhận cho 191 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và 3 sao. Năm 2025, tỉnh Cà Mau đặt ra mục tiêu nâng tổng số sản phẩm được công nhận OCOP đạt 240 sản phẩm.

OVN - Triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP, đến nay, Ninh Thuận đã có 182 sản phẩm đạt chuẩn từ 3 sao trở lên. Trong đó, các sản phẩm từ nho chiếm vị trí quan trọng, bao gồm nho tươi, rượu vang, siro,
nho sấy...

OVN - Bắc Giang không ngừng nâng tầm sản phẩm OCOP với sự đầu tư vào chất lượng, mẫu mã và truy xuất nguồn gốc. Nhưng để chương trình này thực sự bền vững, yếu tố môi trường cần được đặt ngang hàng với các tiêu chí hiện hữu. Từ việc sử dụng bao bì thân thiện đến sản xuất sạch, OCOP xanh đang là xu hướng mới – một cuộc chuyển mình đầy trách nhiệm với cộng đồng và thiên nhiên.

OVN - Tiền Giang thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP từ nông nghiệp kết hợp du lịch xanh, nâng cao thương hiệu và thu nhập cộng đồng địa phương.

OVN - Trong thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP, vai trò của các doanh nghiệp ngày càng trở nên rõ nét, không chỉ ở khía cạnh đầu tư sản xuất mà còn ở khả năng tổ chức, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tham gia chương trình OCOP góp phần phát triển sản phẩm đặc trưng và coi đây là hướng đi chiến lược trong xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường.

OVN - Những năm gần đây, Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Phú Thọ. Để hướng tới sản xuất bền vững, các sản phẩm OCOP không chỉ được chú trọng về chất lượng và mẫu mã mà còn quan tâm đến yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất, chế biến.

OVN - Măng rừng không chỉ là nguồn thực phẩm, là kế sinh nhai mà còn là sản vật mang đậm bản sắc văn hóa, đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) xứ Thanh. Đặc biệt, măng rừng đã và đang khẳng định giá trị khi trong số 19 sản phẩm măng được công nhận OCOP thì chủ yếu là của 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá.

Quảng Ngãi: 300/350 sản phẩm OCOP có mặt trên sàn thương mại điện tử | Tạp chí điện tử Hải quan Online
09:42