Quảng Trị: Vĩnh Linh đa dạng hóa sản phẩm OCOP
15:50 | 13/12/2022
OVN - Kể từ ngày tái lập, huyện Vĩnh Linh đã có một số Nghị quyết Chuyên đề đưa ra nhiều giải pháp mang tính đột phá, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội, nổi bật trong đó như Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP.
Vĩnh Linh nâng cao giá trị sản phẩm OCOP
Từ nguồn vốn hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP, thời gian vừa qua huyện Vĩnh Linh đã chi hơn 600 triệu đồng để hỗ trợ cho các Chủ thể OCOP, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp… phát triển sản xuất.
Sản phẩm bánh tinh bột nghệ CT TNHH MTV Hùng Dung đạt OCOP 4 sao
Tận dụng ưu thế là địa phương có tiềm năng vùng đất đỏ bazan màu mỡ để phát triển ngành nông nghiệp toàn diện, gắn với phát triển công nghiệp nông thôn, Vĩnh Linh đã xây dựng các vùng chuyên canh các giống cây nông nghiệp hàng hóa có thế mạnh như: Lúa, lạc, hồ tiêu, cao su, nghệ, cây ăn quả, rau màu... Xây dựng các trang trại nuôi - trồng tổng hợp đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo an toàn sinh học và môi trường.
Bên cạnh đó, Vĩnh Linh luôn duy trì và nâng cao giá trị thương hiệu truyền thống, xây dựng thêm các thương hiệu mới theo hướng mỗi xã một sản phẩm, tạo mối liên kết trong phát triển công nghiệp ở các vùng nông thôn, thúc đẩy nông nghiệp phát triển gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP.
Sản phẩm hồ tiêu của HTX SX-KD hồ tiêu Vĩnh Linh
Từ nguồn vốn hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP, thời gian vừa qua huyện Vĩnh Linh đã chi hơn 600 triệu đồng để hỗ trợ cho các Chủ thể OCOP, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp… phát triển sản xuất. Từ đó, nhiều cơ sở, doanh nghiệp đã làm nên những thương hiệu đặc sản nổi tiếng như: nem, hồ tiêu, thanh long ruột đỏ, bột sắn dây, tinh dầu lạc, tinh dầu sả, cốm gạo lứt rong biển, miến ngũ sắc, dầu lạc nguyên chất, nước mắm nhĩ cá cơm, hải sản Cửa Tùng... trong đó có 02 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, 8 sản phẩm đạt OCOP 3 sao.
Những ngôi sao đi đầu trong xây dựng thương hiệu
Một trong những doanh nghiệp tiêu biểu trong sản xuất công nghiệp ở nông thôn, có nhiều sản phẩm đạt chất lượng OCOP Vĩnh Linh là Công ty TNHH MTV Hùng Dung. Công ty luôn lấy nông nghiệp, nông thôn để làm đối tượng hợp tác sản xuất - kinh doanh và phục vụ.Công ty đầu tư trang trại chăn nuôi lợn tập trung ở xa khu dân cư với quy trình chăn nuôi khép kín, đảm bảo an toàn vệ sinh dịch bệnh. Trang trại chăn nuôi lợn của Cty luôn duy trì đàn lợn hơn 1000 con, bình quân mỗi tháng xuất chuồng 23.000 – 25.000 kg lợn hơi. Công ty trực tiếp và gián tiếp giải quyết việc làm cho hàng chục lao động, có thu nhập ổn định.
Vĩnh Linh tổ chức thẩm định, phân hạng sản phẩm OCOP huyện
Huyện Vĩnh Linh còn được biết đến là vùng đất của cây hồ tiêu với diện tích canh tác khá lớn, trên 1500ha. Một trong những hướng đi mới của Công ty Hùng Dung là mở rộng sản xuất sang lĩnh vực canh tác và chế biến hồ tiêu và cây nghệ để tận dụng nguồn phân hữu cơ từ chăn nuôi. Sau thời gian vừa làm, vừa điều chỉnh phương pháp canh tác, đến nay Công ty đã xây dựng được hơn 3 ha cây hồ tiêu trồng tập trung theo mô hình khép kín: Từ làm đất, chọn giống, bón phân hữu cơ, phun tưới đồng bộ, diệt trừ sâu bệnh theo phương pháp sinh học…
Nhờ đó, Công ty tiết giảm chi phí sản xuất. Mỗi năm diện tích này cho ra hơn 1,5 tấn tiêu sạch. Bên cạnh hồ tiêu, hàng năm Công ty cũng sản xuất được 8,5 tấn tinh bột nghệ từ nguồn nguyên liệu tự trồng và thu mua của các hộ nông dân liên kết sản xuất. Sản phẩm tinh bột nghệ Hùng Dung đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Trước đây, việc chế biến nông sản còn thô sơ, nhưng những năm gần đây các cơ sở kinh doanh ở Vĩnh Linh đã chú ý đầu tư công nghệ chế biến nông sản tiên tiến. Như đối với hồ tiêu, doanh nghiệp đã đầu tư máy sấy hồng ngoại, máy hút chân không, màng cán SEAL… Từ đó, xuất xưởng ra nhiều dòng sản phẩm chất lượng cao. Sản phẩm “tiêu đỏ” là một điển hình, được thị trường Đức ưa chuộng và đánh giá cao.
Lãnh đạo huyện Vĩnh Linh thăm gian trưng bày sản phẩm OCOP
Ông Nguyễn Tấn Minh, phó Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất – Kinh doanh hồ tiêu Vĩnh Linh (HTX Vĩnh Linh) cho biết “Tiêu đỏ có sản lượng ít hơn tiêu đen nhưng giá đắt gấp 3-4 lần. Quy trình sản xuất và chế biến tiêu đỏ nghiêm ngặt hơn, như phải canh tác hữu cơ, thu hoạch và chế biến đúng quy trình để đảm bảo lớp vỏ bên ngoài không bị trầy xước, sấy hạt đảm bảo đúng thời gian và nhiệt độ quy định để sản phẩm giữ được màu đỏ”. Năm 2020 sản phẩm tiêu đỏ của HTX Vĩnh Linh được chứng nhận OCOP 4 sao. Sản lượng mặt hàng này, hiện nay mới đạt 800kg/vụ, HTX đang có kế hoạch tiếp tục mở rộng sản xuất để tăng sản lượng trong thời gian tới.
Bà Lê Thị Thúy Kiều, phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) huyện Vĩnh Linh cho biết: “Thời gian tới, Phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Linh tiếp tục đồng hành cùng người dân, cùng doanh nghiệp trong việc kết nối hợp tác thu mua nguồn nguyên liệu, liên kết sản xuất chế biến, kinh doanh. Tiếp tục triển khai một số lớp tập huấn về chương trình OCOP; hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc; nâng cấp mẫu mã, bao bì sản phẩm; hỗ trợ cải tiến, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm và quảng bá sản phẩm… cho các chủ thể tham gia chương trình OCOP. Phấn đấu để ngành nông nghiệp huyện Vĩnh Linh mỗi năm có thêm từ 2 đến 3 sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao trở lên”.
Bài và ảnh TRƯỜNG NHẬT
Tin mới hơn

OVN - Từ những sản phẩm mang đậm dấu ấn bản địa thông qua chương trình OCOP, nông sản Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế, tận dụng cơ hội vươn ra thế giới.

OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh”. Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.

OVN - Sau hơn 30 năm gắn bó với cây nghệ, bà Nguyễn Thị Bé (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm) đã và đang thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làm từ tinh bột nghệ.

OVN - Thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tính đến tháng 3/2025, huyện Yên Định (Thanh Hoá) đã có 41 sản phẩm đạt OCOP 3 đến 4 sao. Các sản phẩm được công nhận đã khẳng định thương hiệu trên thị trường, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

OVN - Tỉnh Lâm Đồng là địa phương có nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều sản phẩm đặc trưng, các huyện, thành trong tỉnh thường xuyên quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn phát triển các sản phẩm OCOP.
Tin khác

OVN - Sáng nay 25/3, Sở Công thương và UBND huyện Quế Sơn phối hợp tổ chức lễ khai mạc chương trình kết nối giao thương giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng tỉnh Quảng Nam với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại tại Quảng trường 26/3 thị trấn Đông Phú, Quế Sơn( Quảng Nam).

OVN - Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt được những thành công vượt kỳ vọng ban đầu. Dù vậy, Chương trình vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần những giải pháp mang tính đột phá để tiếp tục phát triển bền vững.

OVN - Những năm qua, chương trình OCOP đã trở thành “bệ phóng” trong hành trình khởi nghiệp của nhiều chủ thể, góp phần phát triển kinh tế theo hướng nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc sản ở địa phương và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới.

OVN - Chiều 28/3, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP.Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao.

OVN - Các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã và đang nỗ lực đưa các đơn vị sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP tham gia thương mại điện tử. Qua đó dần khẳng định hướng đi đúng đắn, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại.

OVN - Nhiều sản phẩm sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) được xếp hạng OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao, 4 sao, tiềm năng lên 5 sao. Điển hình là 2 sản phẩm: Hộp sơn mài khảm trai và hộp sơn mài gắn sừng của Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ thương mại An Huy được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng OCOP 4 sao. Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP của Hạ Thái ngày càng đứng vững trên thị trường trong và quốc tế.

OVN - Tại huyện Tủa Chùa, những năm qua, mô hình phát triển sản phẩm OCOP được chú trọng triển khai, không chỉ mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế mà còn đẩy mạnh thương hiệu nông sản đặc trưng, riêng có của địa phương.

OVN - Ngành Công thương tỉnh Bình Thuận tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thanh long quảng bá, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu.

OVN - Sáng 25/02, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP. Phan Thiết tổ chức hội nghị công bố và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Phó Chủ tịch UBND TP. Phan Thiết Lê Văn Chơn chủ trì và trao chứng nhận cho các chủ thể.

OVN - Hội xuân luôn là dịp để các địa phương lồng ghép hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương thu hút đông đảo người dân và du khách quan tâm mua sắm, trải nghiệm.

OVN - UBND tỉnh Bình Phước đã phân hạng cho 33 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao; đồng thời, chỉ đạo cho Sở Công Thương Bình Phước tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP trong tháng 3/2025 sắp tới.

OVN - UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2024 thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

OVN - Được biết, đến đầu năm 2025, Thanh Hóa đã có hơn 600 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, hơn 60 sản phẩm 4 sao. Nhiều sản phẩm vươn thị trường rộng khắp cả nước và cả quốc tế nhờ biết phát huy những lợi thế là yếu tố bản địa, đặc trưng.

OVN - Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung khảo sát, lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh đặc trưng của địa phương để xây dựng các sản phẩm chủ lực, gia tăng giá trị, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn.