Sản phẩm thảo dược quý ở vùng đất Tây Nguyên

OVN - Không chỉ tiến hành nghiên cứu ứng dụng, nhóm dược sĩ thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Y tế Trung Thịnh Phát còn là những rất người tâm huyết với việc bảo tồn và phát triển các loài thảo dược bản địa. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức y học hiện đại và các bài thuốc Nam cổ truyền, đơn vị đã thành công trong việc mang đến những sản phẩm được chứng nhận OCOP có giá trị cao, dùng trong hỗ trợ điều trị bệnh và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người dùng.

Là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Gia Lai nổi tiếng với địa hình đa dạng và khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi để nhiều loài thảo dược phát triển. Thổ nhưỡng giàu khoáng chất nơi đây giúp những cây thuốc quý bản địa sinh trưởng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, địa phương còn là nơi tập trung đông đảo các cộng đồng dân tộc thiểu số sở hữu nền tảng kiến thức lâu đời trong việc tận dụng nguồn thảo dược thiên nhiên. Qua tất cả những điều trên, Gia Lai hội tụ đủ tiềm năng trở thành một trong những “thung lũng dược liệu” hàng đầu tại Việt Nam, thu hút sự quan tâm, đầu tư của những người đam mê dược thảo.

Sản phẩm thảo dược quý ở vùng đất Tây Nguyên
Các sản phẩm dược liệu đạt công nhận OCOP từ Công ty Trung Thịnh Phát
Sản phẩm thảo dược quý ở vùng đất Tây Nguyên
Các sản phẩm dược liệu đạt công nhận OCOP từ Công ty Trung Thịnh Phát
Sản phẩm thảo dược quý ở vùng đất Tây Nguyên
Các sản phẩm dược liệu đạt công nhận OCOP từ Công ty Trung Thịnh Phát
Sản phẩm thảo dược quý ở vùng đất Tây Nguyên
Các sản phẩm dược liệu đạt công nhận OCOP từ Công ty Trung Thịnh Phát

Hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực nghiên cứu và chế biến dược liệu tại địa phương, Dược sĩ Trịnh Hùng, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Y tế Trung Thịnh Phát (Công ty Trung Thịnh Phát) chia sẻ: “Những dược sĩ giàu tâm huyết ở Gia Lai đã và đang góp phần nâng tầm sản vật bản địa, đưa mặt hàng này đến với người tiêu dùng khắp nơi trong nước và quốc tế. Đồng thời, mang đến những kết quả đáng kinh ngạc, mở ra cơ hội phát triển bền vững cho lĩnh vực dược liệu và y học cổ truyền Việt Nam”.

Đứng sau thành công của những sản phẩm chế biến từ dược liệu địa phương nói chung cũng như Công ty Trung Thịnh Phát nói riêng, không thể không nhắc đến Thạc sỹ Nguyễn Văn Trung với vai trò là Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp. Nhóm dược sĩ của công ty đã quy tụ được thêm nhiều nhà nghiên cứu có cùng tâm huyết thực hiện sứ mệnh phục vụ sức khỏe cộng đồng. Nhờ tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và đầu tư nghiên cứu nhiều loại dược liệu quý đã được chế biến thành những sản phẩm tinh túy, có giá trị y học cao. Tiểu biểu có thể kể đến viên uống chiết xuất từ cây mật nhân, trái nhàu, cà gai leo, cây và cỷ hà thủ ô, dây thìa canh, giảo cổ lam, diệp hạ châu, trinh nữ hoàng cung,… Những sản phẩm nói trên đã chắt lọc được phần lớn các đặc tính hữu hiệu có trong thảo dược tự nhiên.

Thạc sỹ Nguyễn Văn Trung - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Y tế Trung Thịnh Phát
Thạc sỹ Nguyễn Văn Trung - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Y tế Trung Thịnh Phát

Phát triển mạnh tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, cây mật nhân nổi tiếng với tác dụng tăng cường sinh lý, giảm hiện tượng stress, tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống lão hóa và bồi bổ sức khỏe. Đối với viên uống mật nhân từ Công ty Trung Thịnh Phát, đây là sản phẩm được chế biến 100% nguyên chất từ loài cây của núi rừng Tây Nguyên. Tương tự, viên Hà thủ ô cũng được chế biến hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên, kết hợp cùng mật ong thanh mát. Theo Cố GS. Đỗ Tất Lợi, hà thủ ô có công dụng bồi bổ, trị thần kinh suy nhược, các bệnh về thần kinh, khỏe gân cốt, làm đen tóc,…

Đối với cà gai leo, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh về tác dụng giúp hỗ trợ điều trị đau đầu, gân xương, phong thấp, trị rắn cắn, chữa ho, dị ứng, giải rượu, bệnh lý về gan,… Riêng quả nhàu thường được dân gian dùng để chữa táo bón, khó tiểu, điều hòa kinh nguyệt, hạ sốt, ho, hen suyễn, giúp tăng cường hệ miễn dịch,…

Về giảo cổ lam, đây là loài cây thảo có vị rất giống nhân sâm, trước đắng sau ngọt, thường được các thái y của vua chúa thời xưa cho dùng để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, làm đẹp,... Căn cứ vào một số ghi chép trong tài liệu “Dược điển Việt Nam” do NXB Y học Hà Nội xuất bản năm 2017, giảo cổ lam có công dụng thanh nhiệt, giải độc, ho, trừ đờm. Hỗ trợ chữa trị viêm phế quản mạn tính, viêm gan, thận, dạ dày cấp, bệnh tiểu đường, tăng mỡ máu. Về diệp hạ châu, đây là loại cây giúp tiêu độc, thanh can lợi mật, thông huyết, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm họng, viêm da, ruột, lở ngứa,…

Theo Đông y, trinh nữ hoàng cung có vị đắng, chát, trị bầm tím, viêm da và đặc biệt phù hợp để làm đẹp cho phụ nữ. Một sản phẩm đáng chú ý khác chính là viên dây thìa canh. Sản phẩm viên dây thìa canh là sự kết hợp của dây thìa canh với khổ qua, cát căn. Theo nghiên cứu của NGƯT. PGS.TS Trần Văn Ơn, Nguyên Trưởng Bộ môn Thực vật, Khoa Dược học - Dược học cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội, dây thìa canh giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa hiệu quả những biến chứng của bệnh tiểu đường.

Dược sĩ Trịnh Hùng cùng những nhà nghiên cứu tại đơn vị mong muốn giới thiệu nguồn tài nguyên thiên nhiên bản địa đến gần hơn với cộng đồng
Dược sĩ Trịnh Hùng cùng những nhà nghiên cứu tại đơn vị mong muốn giới thiệu nguồn tài nguyên thiên nhiên bản địa đến gần hơn với cộng đồng

Không chỉ chú trọng nguồn gốc và công dụng sản phẩm, Công ty Trung Thịnh Phát còn xây dựng nhà máy theo quy trình đạt chuẩn, được thẩm định, cấp phép và trang bị đầy đủ các dây chuyền sản xuất hiện đại. Doanh nghiệp đang có khoảng 50 lao động làm việc trực tiếp, đồng thời sở hữu đội ngũ dược sỹ, kỹ sư công nghệ sinh học có trình độ chuyên môn cao. Vùng nguyên liệu cũng được phân bố gần khu vực nhà máy, đảm bảo quá trình thu hoạch, sản xuất khép kín và thu mua chủ yếu từ nông dân, các công ty, HTX Nông nghiệp địa phương.

Hiện nay, những sản phẩm của đơn vị đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử, xuất hiện tại nhiều chương trình xúc tiến thương mại trong nước cũng như một số nước: Trung Quốc, Lào,…Về lâu dài, Công ty dự định triển khai mở rộng vùng chuyên canh trồng dược liệu nhằm đảm bảo nguồn cung cho nhiều thị trường đa dạng.

“Sứ mệnh của chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu và sản xuất mà còn mang những chế phẩm dược liệu quý địa phương đến gần hơn với bạn bè thế giới. Qua đó, thể hiện sự tôn trọng tuyệt đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa độc đáo dân tộc,” Dược sĩ Trịnh Hùng cho biết.

Huỳnh Kha

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phú Yên hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với OCOP
Phú Yên hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với OCOP
OVN - Tỉnh Phú Yên hỗ trợ phát triển sản phẩm ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP, liên kết theo chuỗi giá trị năm 2024, trong đó có ít nhất 4 sản phẩm ngành nghề nông thôn của các địa phương đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
Chương trình OCOP - Nguồn động lực thúc đẩy phòng trào sản xuất
Chương trình OCOP - Nguồn động lực thúc đẩy phòng trào sản xuất
OVN - Huyện Kỳ Anh đang định hướng các cơ sở tham gia chương trình OCOP nâng hạng “sao” nhằm tạo thành nguồn lực và động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất bền vững.
Bình Định thúc đẩy đầu tư, phát triển thương mại, du lịch với Ấn Độ
Bình Định thúc đẩy đầu tư, phát triển thương mại, du lịch với Ấn Độ
OVN - Chiều 25/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, thành phố Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị thúc đẩy đầu tư, phát triển thương mại, du lịch với các đối tác Ấn Độ tại tỉnh Bình Định.
Thanh Hoá: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi vịt theo hướng hàng hoá
Thanh Hoá: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi vịt theo hướng hàng hoá
LNV - Hiện nay, các huyện miền núi của Thanh Hóa đã xác định, giống vịt bản địa (vịt bầu), là một trong những vật nuôi có nhiều lợi thế để nâng cao thu nhập cho người dân. Trong những năm gần đây, cùng với việc vận động người dân tích cực phát triển và nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt bầu, chính quyền địa phương, đơn vị liên quan đã chú trọng hỗ trợ xây dựng vịt bầu là sản phẩm OCOP của tỉnh, mở ra cơ hội tăng thêm thu nhập cho người dân và nguồn thu cho các doanh nghiệp HTX liên kết hợp tác...
Huyện Triệu Sơn hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
Huyện Triệu Sơn hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Cùng với các chính sách hỗ trợ của tỉnh, năm 2021, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành đề án "Phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025" với các cơ chế hỗ trợ riêng của địa phương.
Thái Nguyên: Điểm sáng xây dựng sản phẩm OCOP
Thái Nguyên: Điểm sáng xây dựng sản phẩm OCOP
OVN - Xã Vô Tranh là một trong những điểm sáng về xây dựng sản phẩm OCOP ở huyện Phú Lương với 4 sản phẩm, trong đó có 3 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Kết quả này có được từ cả quá trình cố gắng của các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn, cùng sự hỗ trợ hiệu quả của chính quyền địa phương.

Tin khác

Nữ nhân viên y tế khởi nghiệp làm nem chua, giò me đạt chuẩn OCOP
Nữ nhân viên y tế khởi nghiệp làm nem chua, giò me đạt chuẩn OCOP
LNV – Với số vốn ban đầu 2,5 triệu đồng, chị Võ Thị Hoài (38 tuổi, Hà Tĩnh) đã mua máy xay thịt để mày mò chế biến thực phẩm, thành công làm ra sản phẩm giò me, nem chua đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Hoài nhơn (Bình Định): Phát triển sản phẩm OCOP
Hoài nhơn (Bình Định): Phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu.
Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP
Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), đến nay, Quảng Ninh đang có 417 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3-5 sao. Đến nay, Hội Nông dân (HND) các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai nhiều cách làm, giải pháp để chung tay cùng hội viên, nông dân xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP.
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản
OVN - Trong 3 ngày từ ngày 17/5 đến ngày 19/5/2024, huyện Hoài Ân sẽ tổ chức Ngày hội nông sản lần thứ II – năm 2024, nhằm quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giới thiệu và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài Ân.
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới
OVN - Chiều 28/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Lê Trần Minh Hiếu chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện, để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.
Bạc Liêu: Phấn đấu có thêm 20 sản phẩm OCOP năm 2024
Bạc Liêu: Phấn đấu có thêm 20 sản phẩm OCOP năm 2024
OVN - Trong năm 2024, tỉnhBạc Liêu phấn đấu có thêm 20 sản phẩm mới được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh sẽ hỗ trợ các chủ thể đầu tư nâng cấp trang thiết bị, mở rộng hoạt động sản xuất, áp dụng quy trình quản lý chất lượng an toàn thực phẩm
Độc đáo sản phẩm OCOP làm từ dây chuối
Độc đáo sản phẩm OCOP làm từ dây chuối
OVN - Từ nguồn nguyên liệu tưởng chừng bỏ đi, với đôi bàn tay khéo léo, cùng sự sáng tạo, chị Nguyễn Thị Phượng (chủ cơ sở) đã cho ra mắt các sản phẩm túi xách thời trang làm bằng dây chuối. Bên cạnh mặt hàng túi xách bằng dây nhựa, đã được nhiều chứng nhận sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thì đây là lần đầu tiên một sản phẩm đan đát thủ công được vinh dự góp mặt vào sân chơi OCOP.
Bình Thuận: Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn
Bình Thuận: Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn
OVN - UBND tỉnh Bình thuận vừa ban hành kế hoạch “Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, Khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống trên địa bàn Bình Thuận gắn với việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn; Hỗ trợ phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là những mục tiêu hướng tới của kế hoạch.
Cà Mau: Để sản phẩm OCOP vươn xa
Cà Mau: Để sản phẩm OCOP vươn xa
OVN - Tính đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau có 9 sản phẩm được công nhận OCOP. Trong đó, 1 sản phẩm OCOP 4 sao và 8 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Ðể sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Phú Tân đầu tư thiết bị, công nghệ sản xuất để nâng chất sản phẩm đạt chuẩn OCOP.
Yên Bái: Sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tin tưởng
Yên Bái: Sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tin tưởng
OVN - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, trong năm 2023, tỉnh Yên Bái đã có quyết định công nhận và cấp giấy chứng nhận cho 72 sản phẩm mới, đạt 232,2% so với chỉ tiêu được giao; nâng hạng 03 sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao, đạt 100% chỉ tiêu được giao tại Chương trình hành động số 135/CTr-TU của Tỉnh ủy.
TP. Hà Tĩnh có thêm 5 sản phẩm OCOP 3 Sao
TP. Hà Tĩnh có thêm 5 sản phẩm OCOP 3 Sao
OVN - Theo kết quả chấm điểm mới nhất, TP Hà Tĩnh có thêm 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2023.
Chuyển đổi số giúp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP
Chuyển đổi số giúp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP
OVN - Thanh Hóa hiện có 464 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đạt 5 sao, 56 sản phẩm đạt 4 sao, còn lại là sản phẩm 3 sao. Để sản phẩm OCOP đến với đông đảo người tiêu dùng, ngoài bán hàng qua kênh truyền thống, các chủ thể OCOP còn tích cực giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm trên các ứng dụng nền tảng số.
Các cơ sở OCOP tất bật sản xuất hàng Tết
Các cơ sở OCOP tất bật sản xuất hàng Tết
OVN - Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 đang đến gần, các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất (CSSX), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh đang tất bật chuẩn bị hàng Tết để cung ứng cho thị trường. Tại các cơ sở có sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, không khí sản xuất càng thêm nhộn nhịp...
Chứng nhận 26 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023 của tỉnh Cà Mau
Chứng nhận 26 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023 của tỉnh Cà Mau
OVN - Chiều 25/1, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chủ trì Hội nghị đánh giá, kết quả thực hiện Chương trình OCOP gắn với lễ công bố trao Giấy chứng nhận cho 26 sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh năm 2023.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động