Thái Nguyên: Đánh thức tiềm năng Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng
16:03 | 29/09/2022
OVN - Nằm cách thành phố Thái Nguyên 45km, Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng (xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai) gồm hang Phượng Hoàng và hang suối Mỏ Gà là điểm du lịch hang động hấp dẫn của tỉnh Thái Nguyên, thu hút hàng ngàn lượt du khách tham quan trải nghiệm.
Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng - Điểm đến hấp dẫn
Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng gồm Hang Phượng Hoàng – suối Mỏ Gà là một khu thắng cảnh du lịch nổi tiếng của tỉnh nằm trên địa bàn xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng bắt đầu đón tiếp du khách từ mùa du lịch năm 2019.
Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng nằm giữi khung cảnh núi non hùng vỹ
Để chinh phục hang Phượng Hoàng, du khách phải men theo con đường lát đá dài 800m. Đường đi khá thuận tiện, chỉ mất 30 - 45 phút. Tại khu vực hang Sáng, nhờ có 3 cửa hang nên nơi đây quanh năm ánh sáng chan hòa, du khách được tận mắt ngắm nhìn những nhũ đá mang hình hổ, báo, voi, vũ nữ; đặc biệt là thạch nhũ hình linga cao 10m, to cỡ 2 người ôm.
Du khách được tận mắt ngắm nhìn những nhũ đá mang hình hổ, báo, voi, vũ nữ... tại Hang Phương Hoàng
Hang Phượng Hoàng là di tích cách mạng của tỉnh Thái Nguyên, từng thuộc vùng căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai, được nhớ đến với sự kiện ngày 27-11-1944, 75 chiến sĩ đội Cứu quốc quân 2 cùng 373 hộ gia đình ở Võ Nhai đã di chuyển lên hang Phượng Hoàng để lập một “pháo đài” vững chắc chống thực dân Pháp. Chỉ với bẫy đá, nỏ, giáo mác, súng kíp, lưỡi cày cùng chiến thuật đánh du kích, đội Cứu quốc quân đã tiêu diệt một tiểu đoàn lính Pháp.
Nằm ngay dưới chân núi Phượng Hoàng là hang suối Mỏ Gà. Tên hang được đặt theo tên dòng suối Mỏ Gà chảy ra từ lòng hang. Hang rộng khoảng 10 - 15m, cao 2 - 15m, chiều sâu theo khảo sát ban đầu khoảng 150 - 200m. Theo nhiều người dân nơi đây, hang có thể còn thông sang địa phận huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn).
Suối Mỏ Gà chảy từ lòng hang qua các khe đá trong vắt
Nước suối Mỏ Gà chảy từ lòng hang qua các khe đá xuống phía dưới tạo thành dòng thác cao 2m khiến khung cảnh nơi đây càng thơ mộng. Tại khu vực cửa hang có nhiều vũng nước nhỏ như bể bơi mi ni, giúp du khách giải nhiệt trong những ngày hè. Dưới chân thác là một bể bơi lớn với nguồn nước được dẫn từ chính suối Mỏ Gà.
“Đánh thức” tiềm năng du lịch
Năm 1994, hang Phượng Hoàng và hang suối Mỏ Gà được công nhận là Di tích lịch sử và thắng cảnh cấp quốc gia. Năm 2021, Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng ra đời và được công nhận là Điểm du lịch cấp tỉnh.Với mục tiêu “đánh thức” tiềm năng du lịch của quần thể hang Phượng Hoàng – suối Mỏ Gà, tạo nên một khu du lịch sinh thái hấp dẫn du khách, Công ty TNHH Hanh Hạnh sau khi được các cấp, ngành chức năng chấp thuận làm chủ đầu tư đã đầu tư hàng chục tỷ đồng vào nơi đây.
Không gian xanh mát của Điểm du lịch sinh thái Phượng Hoàng.
Dự án Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng có diện tích quy hoạch 43,8ha, được thiết kế bao gồm hệ thống các công trình xây mới hiện đại như: Khu bể bơi, suối tắm, cầu bê tông, đường nội bộ, khu dịch vụ câu cá, nhà nghỉ VIP, hội trường tổ chức sự kiện, khu bán hàng lưu niệm, sân tennis, ơi tổ chức các hoạt động giải trí văn hóa, văn nghệ, team building, trải nghiệm leo núi, ngâm chân thảo dược người Dao, làm bánh dày, khu trưng bày giới thiệu nông sản địa phương...
Để đa dạng các hoạt động phục vụ du khách nhân dịp nghỉ lễ 2/9/2022, Điểm du lịch sinh thái Phượng Hoàng đã hoàn thiện khu homestay phục vụ lưu trú cộng đồng. Khu homestay nằm trong khuôn viên của điểm du lịch, được triển khai xây dựng từ tháng 3/2022, đến nay đã hoàn thiện và đưa vào phục vụ du khách.
Khu nhà sàn phục vụ khoảng 150 khách lưu trú đồng thời
Từ cổng vào du khách chỉ cần đi bộ khảng 100m trên con đường làng mô phỏng khá sạch sẽ, được trồng các loài hoa là đến khu homestay. Có thể nói, khuôn viên của khu lưu trú cộng đồng khá ấn tượng, cảm giác như ta đang lạc vào một bản người Tày nào đó của địa phương. Khu homestay gồm 4 nhà sàn lớn, với sức chứa khoảng 150 khách đồng thời, được thiết kế hài hòa mang đậm nét truyền thống và tô điểm bởi những chiếc đèn lồng rực rỡ.
Nhà sàn được thiết kế với nhiều công năng: Tầng trên phục vụ khách lưu trú, tầng dưới có các bàn ghế để du khách có thể ngồi hàn huyên, trò chuyện và trải nghiệm một số hoạt động. Buổi tối tại đây, du khách có thể tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, trải nghiệm giã bánh dày, múa sạp... cùng các nhân viên của khu du lịch.
Con đường dẫn vào khu lưu trú cộng đồng.
Được đầu tư một cách bài bản, giá trị cảnh quan, thiên nhiên, lịch sử, văn hóa của Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng được đánh thức, trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, trải nghiệm, là động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Bài và ảnh TH: Khang Vũ
Tin mới hơn

OVN - Với chất lượng gạo thơm ngon được trồng ở vùng đất ven sông Trường Giang, HTX Nông nghiệp Thanh niên Thăng Bình đã tạo nên loại gạo độc đáo đạt chất lượng OCOP 4 sao.

LNV - Phát triển các sản phẩm chủ lực dựa vào thế mạnh vùng; đẩy mạnh quảng bá trên nền tảng số là hướng đi mà huyện Xín Mần (Hà Giang) đã và đang triển khai mạnh mẽ nhằm đưa sản phẩm OCOP tiêu thụ rộng khắp trên thị trường.

OVN – Nhờ tìm ra hướng đi đúng đắn cho cây chè, trong những năm qua, làng nghề chè Đá Hen đã phát huy được tiềm năng và thế mạnh của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và tạo nên thương hiệu riêng đạt chất lượng OCOP.

OVN - Qua bàn tay người nghệ nhân Gỗ nghệ thuật Âu Lạc, Đèn Thôn nữ được chế tác thủ công trên nền chất liệu gỗ thô mộc, tạo ra một sản phẩm thủ công mỹ nghệ sống động hồn quê Việt.

OVN - Làng nghề bánh gai Tứ Trụ có nguồn gốc từ làng Mía, thuộc địa phận xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Bánh gai Tứ Trụ nổi tiếng là món quà quê dân dã, trở thành món đặc sản của xứ Thanh, được khách hàng trên cả nước biết đến.
Tin khác

OVN – Từ nguồn nguyên liệu ở làng nghề truyền thống làm mắm tép Gia Viễn, chị Nguyễn Thị Lê Thanh (TP Ninh Bình) đã phát triển sản phẩm thịt chưng mắm tép mắm đạt chất lượng OCOP 4 sao.

OVN - Nguyễn Thị Thu Trang (sinh năm 1990) đang có công việc và thu nhập ổn định tại một công ty ở TP.HCM, nhưng chị vẫn quyết định về quê ở xã Tân An, huyện Đăk Pơ (tỉnh Gia Lai) để khởi nghiệp với y tưởng khởi nghiệp xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu dược liệu sạch trên mảnh đất quê hương.

OVN - Những năm gần đây, cùng với bảo đảm chất lượng sản phẩm, các cơ sở sản xuất nước mắm tại làng nghề nước mắm Khúc Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) chú trọng đầu tư mẫu mã, cải tiến công nghệ, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

OVN - Giò bê hay còn gọi giò me là một món đặc sản của mảnh đất Nghệ An. Với truyền thống lâu năm cùng bí quyết gia truyền và luôn chú trọng tiêu chí đảm bảo VSATTP, giò bê Đức Tuấn ngày càng khẳng định thương hiệu với hương vị đặc trưng riêng có.

OVN - Chương trình OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

OVN - Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định ban hành Bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Sản phẩm trống đồng Toàn Linh của huyện Thiệu Hóa được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao có đủ tiêu chí về chất lượng, các giá trị văn hóa của sản phẩm.

OVN - Làng nghề rượu men lá ở bản Xiềng đã có từ lâu và được nhân dân nơi đây truyền từ bao thế hệ. Những năm gần đây nghề làm rượu men lá đang có chiều hướng phát triển mạnh. Rượu men lá mang đến vị thơm nồng, đậm vị núi rừng miền Tây, xứ Nghệ.

OVN - Phát triển sản phẩm thế mạnh tại từng địa phương, hình thành những sản phẩm được gắn sao OCOP với chất lượng, giá trị vượt trội chính là một trong những yếu tố nền tảng giúp tỉnh Quảng Ninh gặt hái thành công trong xây dựng nông thôn mới.

OVN - Chuỗi liên kết các sản phẩm OCOP từ nhung hươu gắn với phát triển cộng đồng tại xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa được Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục thí điểm thuộc Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025.

OVN - Dưa hấu đã bén duyên với vùng đất Hàm Ninh (Quảng Ninh) từ nhiều năm nay đã ngày càng khẳng định được thương hiệu. Vụ mùa năm nay, dưa hấu Hàm Ninh lại một lần nữa mang đến “vị ngọt” cho bà con nông dân khi được công nhận là sản phẩm OCOP.

OVN - Chuỗi liên kết các sản phẩm OCOP từ nhung hươu gắn với phát triển cộng đồng tại xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa được Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục thí điểm thuộc Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025.

OVN - Những sản phẩm như Dưa vàng Kim Vương, bưởi Diễn được trồng tại vùng quê ngoại thành Hà Nội đã góp phần cải thiện đời sống kinh tế của người dân. Hai sản phẩm này đã được thành phố công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 - 4 sao.

OVN - Trong khuôn khổ “Tuần Văn hóa – Du lịch Bắc Kạn” gắn với trải nghiệm bí xanh thơm Ba Bể năm 2023, từ ngày 18 – 21/5 diễn ra hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá các món ăn dân tộc và sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn.

OVN - Xứ Đoài vốn nổi tiếng với làng cổ Đường Lâm thị xã Sơn Tây (Hà Nội) - địa danh được nhắc đến nhiều với cái tên “đất Hai Vua”. Về miền đất nơi đây du khách sẽ bị hấp dẫn bởi món Bánh tẻ Phú Nhi, món ăn giản dị mà mang đậm hồn quê hương.