Thanh Hóa: Xây dựng dứa quả Hà Long trở thành sản phẩm OCOP
11:20 | 07/12/2021
OVN - Xã Hà Long, huyện Hà Trung được xem là một trong những
Hà Phong là xã có diện tích trồng dứa nhiều nhất huyện (Ảnh minh họa)
Xã Hà Long là xã miền núi của huyện Hà Trung. Nhằm khai thác lợi thế tiềm năng đất rộng, phù nhiêu, cùng với thâm canh cây lúa ăn chắc 3 vụ một năm, trước đây, cấp ủy chính quyền địa phương đã tập trung giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khuyến khích nông dân tổ chức sản xuất cây mía đường. Kết quả đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, giải quyết thêm nhiều việc làm, tăng thêm thu nhập nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân.
Tuy nhiên, do giá mía nhiều năm qua duy trì thấp, nên những năm gần đây nông dân không còn mặn mà với cây mía, địa phương đã cơ cấu lại sản xuất, nhanh chóng chuyển sang trồng đại trà cây dứa thương phẩm. Trên các loại đất có độ dốc không bị đọng nước, địa phương đã quy hoạch diện tích trồng dứa tập trung, đồng thời tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để bà con mạnh dạn đầu tư vốn phát triển cây dứa.
Những năm gần đây, người dân Hà Phong mạnh dạn đầu tư vốn phát triển cây dứa (Ảnh minh họa)
Với vòng đời của cây dứa từ khi trồng, sinh trưởng phát triển đến khi thu hoạch ngắn nhất 12 tháng, nhưng chính vụ từ tháng 8 dương lịch năm trước đến tháng hai năm sau. Để đảm bảo khung lịch thời vụ sản xuất dứa, khâu làm đất chủ yếu được cơ giới hóa. Đất trồng dứa được chia thành nhiều luống (tùy theo diện tích), mỗi luống rộng 2m, trồng cây cách cây 30cm, hàng cách hàng 80cm… Để có cây giống tốt, sau mỗi vụ thu hoạch lấy quả, cây dứa sẽ lên chồi và được sử dụng làm cây giống cho vụ sản xuất tiếp theo, người có nhu cầu cần mua làm giống giá bán từ 350 - 500 đồng/chồi…
Bà con đã chú trọng kỹ thuật chăm sóc cho dứa. Sau khi làm đất, bón lót từ 1,5 - 2 tấn NPK/ha, sau 3 tháng sẽ bón thúc với số lượng 1 tấn NPK + 450 kg phân đạm + 250 kg Kali. Cây dứa không phải tưới nước mà sinh trưởng phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Dứa là cây trồng gần như không có sâu bệnh phá hại, tuy nhiên cần chú ý phun thuốc phòng trừ từ 2 - 3 lần để đảm bảo dứa không bị nấm làm thối nõn.
lợi nhuận từ cây dứa mang lại cao gấp 5 lần so với cây trồng khác (Ảnh minh họa)
Hiện nay, Hà Phong là xã có diện tích trồng dứa nhiều nhất huyện, tới 650ha (chiếm 14% tổng diện tích tự nhiên toàn xã) với gần 700 hộ trồng dứa thương phẩm (hộ nhiều nhất tới 5ha, ít cũng 0,3ha). Tùy theo diện tích, nông dân trồng dứa đầu tư từ 125 - 140 triệu đồng/ha (trong đó 40 - 50 triệu đồng thuê nhân công (mức thuê công nhật 300 ngàn đồng/người/ngày); chi phí vật tư, cây giống, phân bón từ 80 - 90 triệu đồng).
Niên vụ dứa năm 2020 - 2021, toàn xã Hà Long trồng 650ha dứa, năng suất đạt từ 40 tấn - 50 tấn/ha, sản lượng đạt từ 26 - 30 ngàn tấn, giá bán tại thời điểm hiện nay 800 đồng/kg, trừ chi phí sản xuất, mỗi ha cho thu nhập từ 200 - 240 triệu đồng. So với cây trồng khác, lợi nhuận từ cây dứa mang lại cao gấp 5 lần.
Trong thời gian tới, UBND huyện Hà Trung, UBND xã Hà Long sẽ phối hợp xây dựng sản phẩm dứa quả Hà Long trở thành sản phẩm OCOP nhằm đưa thương hiệu dứa Hà Long ngày càng vươn xa hơn trên thị trường.
Kiệt Vũ
Tin mới hơn

OVN - Công ty cổ phần Nam dược Đại Phú An ở xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vừa hoàn thiện hồ sơ đánh giá, nâng hạng 3 sản phẩm gồm: tinh dầu thực vật, tinh dầu sả chanh, tinh dầu quế lên sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.

OVN - UBND tỉnh Khánh Hoà vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025.

OVN - Với dự báo thời tiết thuận lợi và tình hình ra hoa khả quan, Bắc Giang kỳ vọng một mùa vải thiều bội thu trong năm 2025. Tỉnh đặt mục tiêu nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường xuất khẩu cho loại quả đặc sản nổi tiếng này.

OVN - Hơn 1 năm trước, sản phẩm gạo rẫy Phát Huy của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Ba Tô được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao. Từ đó đến nay, các thành viên của HTX đã chủ động đổi mới mẫu mã, bao bì, đẩy mạnh kết nối thị trường.

OVN - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ các làng nghề, nông sản đặc trưng, góp phần thúc đẩy kinh tế, nâng cao giá trị từng mặt hàng.
Tin khác

OVN - Tình yêu với vùng đất mà mình gắn bó từ những ngày đầu gian khó đã được anh Nguyễn Thanh Phú (xã Rô Men, huyện Đam Rông) cụ thể bằng sản phẩm cà phê rang xay được công nhận OCOP 3 sao với thương hiệu HUSA.

OVN - More than a year ago, the Phat Huy upland rice product of Ba To Agricultural Cooperative was recognized as meeting 3-star OCOP standards. Since then, members of the Cooperative have proactively innovated designs and packaging, and promoted market connections.

OVN - Nhắc đến Cự Đà, mọi người nghĩ ngay đến ngôi làng cổ hơn 500 năm tuổi với những cổng làng rêu phong chất chứa bao ký ức về miền quê Bắc Bộ. Hoà với dòng chảy của ngôi làng cổ, xã Cự Đà, huyện Thanh Oai còn có món ăn truyền thống gắn với bao đời người dân Việt Nam, đó là tương Cự Đà.

OVN - By 2025, Moc Chau town (Son La province) strives for each commune to have at least 1 OCOP product; Organize production associated with the development of typical raw material areas; develop OCOP products according to the value chain...

OVN - Năm 2025, thị xã Mộc Châu (tỉnh Sơn La) phấn đấu mỗi xã có ít nhất 1 sản phẩm OCOP; Tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng; phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị…

OVN - Năm 2021, sản phẩm “gạo nếp Bắc Nghĩa Bình” được công nhận đạt sản phẩm OCOP hạng 4 sao cấp tỉnh. Đối với mỗi người dân đất thành Nam, các sản phẩm nông sản địa phương không chỉ là sản phẩm hàng hoá đơn thuần mà còn gắn với những ký ức thân thương của mỗi người .

OVN - Những ngày này, nông dân Nghệ An lại hối hả ra đồng thu hoạch củ hành tăm - sản phẩm OCOP 3 sao để bán cho thương lái…

OVN - Phát triển sản phẩm OCOP ( mỗi xã một sản phẩm) là tiêu chí bắt buộc trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Do vậy, thời gian tới, huyện Thanh Oai, Hà Nội tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò của lãnh đạo cấp xã trong thực hiện Chương trình OCOP.

OVN - Cầm trên tay những bình thủy tinh trong veo, bên trong là những bông hoa rực rỡ, sống động, có thể trưng bày từ 10 - 20 năm, không ít người đã phải thán phục sự sáng tạo của những người trẻ ở huyện Mê Linh (Hà Nội).

OVN - Lạp xưởng Bảo Châu là loại lạp xưởng có chất lượng cao và hương vị thơm ngon đặc trưng từ vùng đất Quy Nhơn, Bình Định đầy nắng gió. Điều đặc biệt, đây là sản phẩm của một gia đình có truyền thống 3 đời làm nghề sản xuất lạp xưởng từ những năm 1980 với những kinh nghiệm quý báu được kế thừa và phát huy qua nhiều năm tháng.

OVN - Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, các cơ sở OCOP tại Hà Tĩnh đã nhanh chóng bắt tay vào sản xuất cung ứng hàng hóa cho thị trường với khí thế lao động khẩn trương và quyết tâm thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025.

OVN - Người đàn ông dân tộc bản địa Liêng Jrang Ha Hoang, sinh năm 1981 đã xây dựng và phát triển các dòng sản phẩm cà phê nhãn hiệu Chư Mui sơ chế, chế biến bởi nguồn nguyên liệu kết tinh dưỡng chất từ đất lành của thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương. Mục tiêu trong năm 2025, cà phê Chư Mui tiếp tục bổ sung nhiều tiêu chí nâng cấp xếp hạng OCOP 3 sao lên 4 sao.

OVN - Phát huy lợi thế của địa phương có nghề đánh bắt hải sản, chị Lê Thị Liễu, ở phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập công ty, mở rộng phát triển nghề chế biến hải sản. Hiện nay, doanh nghiệp do chị làm chủ đang có 4 sản phẩm OCOP và tạo việc làm thường xuyên cho 50 lao động trên địa bàn.

OVN - In 2024, the “One Commune One Product” (OCOP) Program was implemented synchronously and widely in all localities across the province; at the same time, integrated into the implementation of the National Target Program on New Rural Construction (NTM) for the period 2021 - 2025 with many outstanding activities and results.