The Moshav Farm: Mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel tại Khánh Hòa
14:09 | 04/05/2022
OVN – Nếu ai có dịp ghé thăm The Moshav Farm, một nông trại nằm ở thung lũng Suối Mơ, xã Ninh Thượng, Thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) sẽ không khỏi bất ngờ với mô hình làm nông nghiệp của nhóm bạn trẻ thế hệ 9X có chung đam mê làm nông nghiệp.
The Moshav Farm điểm du lịch nông nghiệp lý tưởng tại Khánh Hòa
The Moshav Farm tại Khánh Hòa được là tên đặt theo kiểu Do Thái. Moshav là từ gốc Do Thái, là mô hình nông nghiệp ở đất nước Israel, được hiểu như một làng nông nghiệp có rất nhiều nông trại xung quanh, người dân ở đó sống nhờ nông trại. Khu vực đó có nhiều dịch vụ như cửa hàng vật tư nông nghiệp, shop phân phối các sản phẩm nông nghiệp và các cơ sở giáo dục, bệnh viện... rất tiện ích.
The Moshav Farm điểm du lịch nông nghiệp lý tưởng tại Khánh Hòa (Ảnh: Fb)
Được thành lập năm 2018, The Moshav Farm có 5 thành viên gồm anh Nguyễn Tá Đông (sinh năm 1995, quê Đăk Lăk), Nguyễn Mạnh Tiến (sinh năm 1995, quê Nghệ An); Trương Hoàng Nam (sinh năm 1995, quê Đồng Tháp); Phạm Minh Thông (sinh năm 1996, quê Bến Tre) và Võ Hồng Liêm (sinh năm 1973, quê Khánh Hòa) hùn vốn đầu tư.
Nhóm thanh niên 9X lập ra The Moshav Farm đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên ngành về nông nghiệp, song có một điểm chung niềm đam mê nông nghiệp và có thời gian đi tu nghiệp sinh tại Israel vừa học vừa làm ở các nông trại để “tầm sư học đạo” cách làm nông nghiệp hiện đại. Từ đó, họ đi ngược xu hướng, bỏ phố về nông thôn làm nông nghiệp. Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Tá Đông, người được xem là “thủ lĩnh” của nông trại này về ý tưởng làm nông nghiệp.
“Tôi thấy đất nước chúng ta có nhiều nông sản có giá trị, nhưng số lượng xuất khẩu ít và giá trị thấp. Xuất thân là con nhà nông nên bản thân tôi mong muốn đóng góp gì đó để nâng cao giá trị nông sản Việt Nam mình”, Đông chia sẻ và cho biết năm 2015, anh đã đi tu nghiệp sinh ở Israel hơn 1 năm. Sau đó về tiếp tục đi tham quan nhiều nông trại trong nước và các nước như Thái Lan, Philippines để so sánh giữa cái mình học được với cách làm thực tế rồi mới bắt tay khởi nghiệp.
The Moshav Farm chọn hướng làm nông nghiệp theo hướng hữu cơ kết hợp với du lịch (Ảnh: FB)
The Moshav Farm chọn hướng làm nông nghiệp theo hướng hữu cơ kết hợp với du lịch để khai thác hết tiềm năng, hiệu quả của nông nghiệp giống như đất nước Israel họ đang làm. Bởi làm nông nghiệp thuần túy thì giá trị khai thác lĩnh vực này sẽ không được tối ưu.
Sau một thời gian dài lặn lội nhiều nơi để khảo sát tìm địa điểm, nhóm thanh niên 9X đã chọn địa bàn xã Ninh Thượng đầu tư vì nhận thấy nơi đây cơ bản phù hợp, đáp ứng các tiêu chí đưa ra để triển khai nông trại như: Giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng đường, điện 3 pha sẵn có, nguồn nước phục vụ sản xuất đầy đủ và quỹ đất rộng, giá lại rẻ. Từ đó, nông trại có thể mở rộng ra các khu liền kề trong tương lai, cũng như kết hợp khai thác du lịch theo định hướng.
The Moshav Farm và những trái ngọt đầu tiên
Với diện tích ban đầu 10ha được mua lại từ đất trồng mía của người dân, đến nay The Moshav Farm đã mở rộng lên đến 56ha. Nông trại được thiết kế bài bản gồm 4 khu trồng trọt, chăn nuôi; khu nhà xưởng, khu văn phòng, khu ký túc xá. Trong đó khu trồng trọt, chăn nuôi chiếm phần lớn diện tích đang trồng các loại cây ăn trái như dừa, bưởi, ổi, nho, mít, xoài, cây dược liệu và chăn nuôi cừu, hươu, nai và đà điểu… Tổng vốn đầu tư nông trại hiện hơn 50 tỷ đồng.
The Moshav Farm đã cho ra đời 10 sản phẩm chế biến từ cây dược liệu và cây ngắn ngày. (Ảnh: FB)
Nếu thử nghiệm các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp và hiệu quả, n The Moshav Farm sẽ chuyển giao mô hình cho bà con nông dân. Sau đó, lượng nông sản sau khi thu hoạch nông trại sẽ thu mua lại cho bà con với mức giá bằng hoặc cao hơn giá thị trường. Nông trại đang cố gắng tạo ra sản phẩm có giá trị và lấy nông dân là mắt xích trong chuỗi sản phẩm của nông trại trong tương lai gần.
Hiện nay, nông trại The Moshav Farm đang áp dụng cơ giới hóa khá đồng bộ cho sản xuất. Từ vùng đất cằn cỗi, The Moshav Farm đã cải tạo, 'hữu cơ hóa' thành đất đai màu mỡ. Trong đó, dừa là cây trồng chủ lực tại nông trại với diện tích hơn 20ha. Các khu cây trồng tại đây được đánh dấu bằng số riêng biệt để quản lý, cùng với đó là áp dụng hệ thống tưới tự động nhỏ giọt, phun sương, bón phân tự động. Mỗi khu vực được bố trí cho từng nhóm lao động, có cả kỹ sư trồng trọt, chăn nuôi chăm sóc, quản lý cây trồng, vật nuôi. Tất cả công việc hằng ngày được báo cáo, theo dõi trên phần mềm máy tính.
Theo nhóm thanh niên 9X, sau thời gian trồng thử nghiệm, nhiều cây trồng đã khẳng định phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại đây. Chẳng hạn như dừa xiêm lùn, nông trại đang trồng chủ lực với diện tích hơn 20ha. Ngoài dừa, nhiều diện tích đang trồng xoài Đài Loan, xoài tứ quý, bưởi, cam, mít, ổi, chuối và nho. Hiện tại, một số cây trồng đã cho trái bói. Về cây dược liệu, nông trại đang trồng nhiều loài như cà gai leo, xáo tam phân, đinh lăng, sả…, đều sinh trưởng và phát triển tốt và cho thu hoạch theo kiểu cuốn chiếu.
“Những ngày đầu đến đây đất đai khô cằn, bạc màu, tuy nhiên nhóm đã cải tạo đất bằng cách bổ sung hàng trăm tấn phân hữu cơ mỗi năm từ nguồn sẵn có trong nông trại và tận dụng nguồn rơm rạ của người dân, bã bùn mía của nhà máy đường với chi phí rẻ. Nông trại cũng không sử dụng thuốc BVTV để diệt cỏ, chỉ cắt cỏ có kiểm soát để giữ độ ẩm cho đất, giúp vi sinh vật phát triển”, anh Nguyễn Tá Đông chia sẻ.
Bên cạnh cây trồng, thời gian qua The Moshav Farm đã tiên phong nuôi cừu và nhận thấy rất phù hợp. Vì vậy từ 30 con cừu ban đầu, đến nay nông trại đã nhân lên đến 100 con. Ngoài ra tại đây cũng đang nuôi hươu, nai, đà điểu và sắp tới sẽ nuôi thêm ngựa để phục vụ du lịch trong thời gian tới.
The Moshav Farm - nơi trải nghiệm lý tưởng cho các bạn trẻ (Ảnh FB)
The Moshav Farm hiện còn trong giai đoạn "lấy ngắn nuôi dài" vì mới hình thành trong 3 năm. Tuy nhiên thời gian qua, bước đầu nông trại đã cho ra thị trường 10 dòng sản phẩm chế biến từ cây dược liệu và cây ngắn ngày như lá xông giải cảm; rượu vang nho, nước rửa tay, bột gừng sấy lạnh, dầu gió bạc hà, mặt nạ bùn khoáng… Một số sản phẩm ngoài được sản xuất tại chỗ, nông trại còn liên kết với nhiều nhà máy chế biến để tối ưu quy trình sản xuất.
Ban đầu, các sản phẩm chủ yếu bán lẻ, hiện đã được phân phối hơn 400 đại lý trên toàn quốc, hầu như tỉnh nào cũng có, với tổng doanh thu 1 tỷ đồng/tháng. Hiện The Moshav Farm đã cho ra đời 10 sản phẩm chế biến từ cây dược liệu và cây ngắn ngày.
Hiện The Moshav Farm đã cho ra đời 10 sản phẩm chế biến từ cây dược liệu và cây ngắn ngày. Ảnh: KS.
Chia sẻ về cách bán sản phẩm của nông trại The Moshav Farm, anh Nguyễn Tá Đông cho biết: “Lâu nay, tư duy sản xuất thông thường là làm ra sản phẩm rồi mới đi tìm đầu ra. Nhóm Đông làm ngược lại, đi chào sản phẩm trước. Chúng tôi làm truyền thông ngay từ đầu, trong quá trình làm ra sản phẩm thế nào thì làm truyền thông đến đó. Vì vậy, trước khi ra mắt sản phẩm, mọi người đã biết đến nên việc buôn bán từ đó diễn ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chính chất lượng sản phẩm của nông trại mới quyết định đầu ra bền vững”.
Bài, ảnh: Minh Khuê (TH)
Từ khóa:
OCOP Việt Nam
The Moshav Farm: Mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel tại Khánh Hòa
Tin mới hơn
OVN - Khu phức hợp giải trí – du lịch – thương mại TOCEPO tọa lạc tại số 224 đường Đống Đa, TP Quy Nhơn là điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định, thu hút nhiều du khách đến tham quan mua sắm.
LNV - Trên cơ sở nhìn nhận những khó khăn trong thực tiễn phát triển sản phẩm OCOP, Cà Mau xác định cần chú trọng hơn giải pháp phối hợp, hỗ trợ các chủ thể sản xuất nhằm để các sản phẩm OCOP phát triển bền vững.
OVN - The protection, management and development of intellectual property for typical OCOP products of Ninh Binh province has contributed to enhancing the position of specialty agricultural products and craft village products in the market during the process. integration international.
OVN - Việc bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Ninh Bình đã góp phần nâng cao vị thế cho các sản phẩm nông nghiệp đặc sản và sản phẩm làng nghề trên thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế.
OVN - Sau 6 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), chương trình đã mở rộng triển khai ở 63/63 tỉnh, với 13.368 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Đặc biệt, từ các hoạt động xúc tiến thương mại đã thúc đẩy tiêu thụ, chắp cánh sản phẩm OCOP vươn xa.
Tin khác
OVN - Thực hiện chương trình xây dựng các sản phẩm OCOP, huyện Lâm Hà đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển mới thêm ít nhất 10 sản phẩm OCOP.
OVN - Khi nhắc đến An Giang, chắc hẳn ai cũng không thể bỏ qua một đặc sản vô cùng ngọt ngào đó chính là đường thốt nốt An Giang. Với vị ngọt thanh, không gắt lại tốt cho sức khỏe nên đường thốt nốt được dùng thay thế cho đường trắng tinh luyện.
OVN - Mới đây, ông Nguyễn Trung Trực – Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong đã ban hành quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Tuy Phong năm 2024 (đợt 1).
OVN - Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp, TikTok Việt Nam cùng đơn vị đồng hành HDBank và đối tác MCN House of Deera phối hợp thực hiện chương trình Chợ phiên OCOP "Hương vị An Giang".
OVN - “Vải thiều Lục Ngạn” của Hợp tác xã (HTX) Sản xuất và Kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân (xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn) là một trong 4 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao vừa được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp T.Ư năm 2024 chấm điểm ngày 25/6.
OVN - Chiều 6-5, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị công bố, trao chứng nhận sản phẩm đạt OCOP 4 sao cấp thành phố và triển khai Nghị quyết 88/2023/NQ-HĐND ngày 14-12-2023 của HĐND thành phố về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 329/2020/NQ-HĐND ngày 9-12-2020 về chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố.
OVN - KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam trưng bày hỗ trợ quảng bá sản phẩm OCOP Việt Nam đến với khách hàng trải nghiệm tại cửa hàng
OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
OVN - Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có địa hình chia cắt mạnh đã tạo nên các tiểu vùng thời tiết khí hậu với các sản phẩm nông nghiệp đặc thù. Trong những năm qua, các sản phẩm OCOP đặc thù của Hà Giang có nguồn gốc từ nông nghiệp là những sản phẩm thu hút người tiêu dùng và khách du lịch.
OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
OVN - Cho đến nay, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã không còn là chương trình xóa đói giảm nghèo cho các địa phương vùng nông thôn, đặc biệt là khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sản phẩm OCOP đã dần khẳng định vị thế cũng như chất lượng và khả năng cạnh tranh khi giao thương thị trường nội địa và thị trường thế giới. Đây là chương trình tạo nên tiếng vang cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, kết nối nhiều lĩnh vực cùng phát triển, thu lợi nhuận kép cho nông thôn.
OVN - Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã quyết định công nhận 10 sản phẩm OCOP của 5 chủ thể gồm 3 công ty, 1 hộ kinh doanh và 1 hợp tác xã trong tỉnh đạt hạng 4 sao năm 2023.
OVN - 104 sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP của thành phố Hà Nội năm 2023 được thực hiện trong 2 ngày 10 và 11/1 vừa qua. Đây là các sản phẩm đã được đánh giá qua vòng cấp huyện, có tiềm năng đạt OCOP 4 sao.