Tiên Yên - Quảng Ninh tập trung nguồn lực cho sản phẩm OCOP chủ lực

OVN – Như nhiều địa phương khác, chương trình OCOP Tiên Yên (Quảng Ninh) cũng gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19, song địa phương này đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp OCOP vượt qua những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài.
Hơn hai năm qua, chương trình OCOP huyện Tiên Yên đứng trước nhiều khó khăn, thách thức do tác động của dịch Covid-19 bởi hầu hết các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm OCOP là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực hạn chế...

Sản phẩm  OCOP huyện Tiên Yên tham gia nhiều hội trợ quảng bá, kết nối tiêu thụ

Sản phẩm OCOP huyện Tiên Yên tham gia nhiều hội trợ quảng bá, kết nối tiêu thụ (Ảnh: minh họa)

Để đồng hành cùng các doanh nghiệp, ngoài các giải pháp tiếp sức, triển khai các nghị quyết hỗ trợ phát triển sản xuất của tỉnh, Tiên Yên cũng thiết thực hỗ trợ, thúc đẩy các đơn vị doanh nghiệp OCOP bằng cách mở các lớp trang bị kiến thức, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở.

Theo đó, trong năm qua, huyện Tiên Yên đã phối hợp Sở Công Thương tổ chức 1 lớp tập huấn về thực hành tốt các quy định về an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp OCOP “gỡ khó’’ trong xây dựng tiêu chuẩn cơ sở. Cụ thể như hướng dẫn các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cụ thể cho các loại sản phẩm OCOP riêng biệt... Với cách làm này, từ năm 2021 tới nay, huyện đã hỗ trợ được 6 chủ thể tham gia chu trình OCOP triển khai.

Người dân Đồng Rui thu hoạch  trứng vịt biển, sản phẩm OCOP huyện Tiên Yên

Người dân Đồng Rui thu hoạch trứng vịt biển, sản phẩm OCOP huyện Tiên Yên (Ảnh: minh họa)


Để thúc đẩy chương trình OCOP, huyện Tiên Yên cũng chú trọng hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp xây dựng ý tưởng, phát triển sản phẩm OCOP. Tới nay, đã có 8 sản phẩm được Ban Xây dựng Nông thôn mới chấp thuận tham gia chu trình OCOP. Trong đó có 1 sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống nón tre người Dao, còn lại đa phần là sản phẩm thực phẩm. Huyện cũng đưa 15 sản phẩm thực phẩm đi thi sao, trong đó, 10 sản phẩm đánh giá phân hạng mới, 5 sản phẩm cấp lại.

Thời gian qua, huyện Tiên Yên cũng tập trung cho xây dựng thương hiệu, phát triển mạnh các sản phẩm thế mạnh, chủ lực như gà Tiên Yên, tôm, dược liệu... Đó là thành quả nổi bật của các chương trình OCOP gắn với đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển sản xuất.

Tiêu biểu nhất chính là sản phẩm gà Tiên Yên. Qua đó, sản phẩm gà thương phẩm này được chắt lọc về giống, nuôi theo hình thức chăn thả có kiểm soát phát huy hết phẩm chất vật nuôi. Ngoài ra, còn ứng dụng chế phẩm sinh học bổ sung vào thức ăn, phun khử trùng và làm đệm lót sinh học vào chuồng trại, đồng thời liên kết theo chuỗi từ chăn nuôi tới đưa ra thị trường, tới các nhà hàng, khách sạn. Hiện nnay, sản phẩm gà Tiên Yên đã được dán tem điện tử và đeo vòng truy xuất nguồn gốc.

Chăn nuôi gà Tiên Yên, một trong những sản phẩm OCOP tiêu biểu của Quảng Ninh

Chăn nuôi gà Tiên Yên, một trong những sản phẩm OCOP tiêu biểu của Quảng Ninh (Ảnh: minh họa)


Cùng với phát triển rộng giống gà thương phẩm, HTX Gà Tiên Yên trước đó cũng đã được thành lập với gần 400 hộ chăn nuôi. Các hộ này đã được chọn lọc và tham gia 20 mô hình chăn nuôi VietGAP làm điểm để sau đó nhân rộng. Dự kiến, năm 2022, huyện Tiên Yên sẽ phối hợp với các ngành xây dựng Vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, đảm bảo phát triển bền vững, cung cấp sản phẩm chất lượng ra thị trường. Từ đó, hiện thực hóa mục tiêu phát triển quy mô đàn gà 1 triệu con/năm và nâng từ 4 lên 5 sao cho sản phẩm OCOP thương hiệu này.

Món Khau Nhục  - sản phẩm OCOP tiêu biểu của Tiên Yên

Món Khau Nhục - sản phẩm OCOP tiêu biểu của Tiên Yên (Ảnh: ST)

Ngoài gà, Tiên Yên cũng quan tâm, tập trung đầu tư cho hạ tầng nuôi trồng thủy sản, nhất là các vùng nuôi trồng thủy sản tập ở các xã Đông Ngũ, Đông Hải, Hải Lạng, Đồng Rui... Với cây dược liệu, huyện đã lập quy hoạch đến năm 2030, tổng diện tích đất trồng cây dược liệu trên 100ha, thành lập các vườn mẫu nhằm theo dõi, đánh giá chất lượng, năng suất, nhu cầu để đầu tư phát triển sâu hơn, tránh đầu tư dàn trải.

Bên cạnh đó, Tiên Yên cũng quan tâm xây dựng thương hiệu từ hình thức, tới các giải pháp truy xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm OCOP. Điển hình là việc huyện tích cực phối hợp với các sở, ngành chuyên môn trong việc xây dựng bao bì, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm chủ lực, đặc trưng: Gà Tiên Yên, mật ong Tiên Yên, khau nhục, trứng vịt biển Đồng Rui, các sản phẩm bánh kẹo Tiên Yên...

Theo thống kê của Phòng Kinh tế - Hạ tầng Tiên Yên, hiện trên địa bàn huyện đang có 14 sản phẩm tham gia vào chương trình OCOP. Trong đó, từ năm 2013 đến nay có 4 sản phẩm hoàn thành việc xây dựng thương hiệu dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý, bao gồm: Gà Tiên Yên, mật ong Tiên Yên, khau nhục Tiên Yên và trứng vịt biển Đồng Rui. Toàn huyện hiện có 23 cơ sở, tổ chức, hộ gia đình tham gia sản xuất nông sản OCOP.

Minh Minh (TH)




Món Khau Nhục - sản phẩm OCOP tiêu biểu của Tiên Yên (Ảnh: ST)

Tin liên quan

Tin mới hơn

Cà-phê Tây Bắc trở thành sản phẩm OCOP 5 sao
Cà-phê Tây Bắc trở thành sản phẩm OCOP 5 sao
OVN - Mang trọn hương vị cà-phê Arabica đặc trưng của núi rừng với nồng nàn hương hoa quả, thảo mộc, vị chua thanh xen lẫn với vị đắng nhẹ, cùng chút ngọt ngào hậu vị kéo dài êm ái, cà-phê Bích Thao đã trở thành sản phẩm đầu tiên của tỉnh Sơn La được chứng nhận OCOP 5 sao quốc gia. Với quy trình sản xuất sạch, cà-phê Bích Thao có thể đáp ứng mọi nhu cầu riêng, từ mùi vị đến tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, sản phẩm là thành quả từ chính bàn tay, khối óc và ước mơ của một Hợp tác xã (HTX) nhỏ bé ở vùng đất nơi dẻo cao Tây Bắc này.
Nguyễn Thị Thúy Hằng tỏa sáng tại cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024
Nguyễn Thị Thúy Hằng tỏa sáng tại cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024
OVN - Tại đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024, chị Nguyễn Thị Thúy Hằng, số báo danh 099 đến từ Hải Dương đã xuất sắc giành ngôi vị Á hậu 2. Thành tích này không chỉ là sự công nhận vẻ đẹp hình thể mà còn là tôn vinh tài năng và bản lĩnh của một nữ doanh nhân hiện đại.
Hợp tác xã Hoàng Nam Phát: Phát triển nông nghiệp chất lượng cao
Hợp tác xã Hoàng Nam Phát: Phát triển nông nghiệp chất lượng cao
OVN - Hợp tác xã (HTX) Hoàng Nam Phát, thành lập vào tháng 3 năm 2019, đã và đang trở thành một điển hình tiên tiến trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chất lượng cao tại Việt Nam. Dưới sự dẫn dắt của ông Hồ Việt Hoàn – Giám đốc HTX – đơn vị không chỉ phát triển mạnh mẽ tại địa phương mà còn mở rộng quy mô và khẳng định tên tuổi trên thị trường quốc tế.
Công ty TNHH một thành viên Phương Khiêm: Hành trình vươn tới đỉnh cao chất lượng
Công ty TNHH một thành viên Phương Khiêm: Hành trình vươn tới đỉnh cao chất lượng
OVN - Trong hơn một thập kỷ hoạt động và phát triển, Công ty TNHH Một Thành Viên Phương Khiêm đã khẳng định được vị thế trong lĩnh vực sản xuất đồ uống truyền thống. Từ những sản phẩm đầu tiên mang đậm hồn quê, đến các dòng rượu cao cấp đạt chuẩn OCOP, công ty đã và đang tiếp tục đóng góp không nhỏ vào việc bảo tồn và phát triển giá trị nông sản Việt.
Hải Dương: Bánh gai Nga Tới Gìn giữ hương vị truyền thống
Hải Dương: Bánh gai Nga Tới Gìn giữ hương vị truyền thống
OVN - Trong suốt hơn 30 năm qua, cơ sở sản xuất bánh gai Nga Tới đã trở thành một trong những địa chỉ quen thuộc của những người yêu thích ẩm thực truyền thống. Với tâm huyết gìn giữ và phát triển hương vị quê hương, cơ sở không chỉ sản xuất các loại bánh ngon mà còn khẳng định được thương hiệu qua các sản phẩm đạt chuẩn OCOP, nổi bật là bánh gai Nga Tới (OCOP 3 sao) và bánh gấc Nga Tới (OCOP 4 sao).
Táo tươi Trường Thọ của Ninh Thuận - Sản phẩm OCOP 3 sao
Táo tươi Trường Thọ của Ninh Thuận - Sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Ninh Thuận là vùng đất nổi tiếng với khí hậu khô hạn và nắng gió, chính từ khí hậu khắc nghiệt ấy đã tạo nên hương vị thơm ngon cho giống táo xanh được trồng ở đây, với những quả táo căng mọng, có màu xanh bóng loáng cực kỳ bắt mắt. Sản phẩm được kết tinh từ nắng, gió nên từ lâu những trái táo ở vùng đất này đã trở thành một món quà đầy ý nghĩa cho du khách khi đến với Ninh Thuận.

Tin khác

Đưa đặc sản "rồng đất" thành sản phẩm OCOP
Đưa đặc sản "rồng đất" thành sản phẩm OCOP
OVN - Từ nguồn nguyên liệu “lộc trời” ban tặng, các cơ sở chế biến rươi ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã đầu tư công nghệ, chế biến thành các sản phẩm hướng đến đạt chuẩn OCOP.
Sản phẩm OCOP Sâm Ngọc Linh từ rừng nguyên sinh vươn ra Quốc tế
Sản phẩm OCOP Sâm Ngọc Linh từ rừng nguyên sinh vươn ra Quốc tế
OVN - Ở độ cao hơn 2.000m, nơi đỉnh Ngọc Linh chạm tới mây trời, những mầm sâm quý đang âm thầm nảy nở dưới sự chở che của tán rừng nguyên sinh mát lạnh. Từ bàn tay và khối óc của những người đã gắn bó cả cuộc đời với cây sâm, những sản phẩm OCOP từ cây sâm Ngọc Linh đã ra đời, mang theo cả khát vọng đưa “hạt ngọc trời” của đồng bào Xơ Đăng vươn tầm quốc tế.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP từ mật ong
Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP từ mật ong
OVN - Là người con sinh ra và lớn lên trên mãnh đất xã Thượng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, học hết lớp 10 ông Lê Tý thi đỗ vào Trường Đại học Nông nghiệp II. Ra trường ông về công tác tại huyện Tân Kỳ là vùng miền núi bán sơn địa có nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển nghề nuôi ong. Nơi đây đã in sâu trong tâm trí Lê Tý hình ảnh về bà con nông dân miệt mài tháng năm, tìm ong chúa nhân đàn để nuôi ong vắt ra những chai mật ong rừng sánh vàng.
Bánh đậu xanh Như Ý - Sản phẩm OCOP 3 sao
Bánh đậu xanh Như Ý - Sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Trong số những đặc sản của tỉnh Hải Dương, thì bánh đậu xanh là món quà được nhiều người ưa chuộng. Tấm bánh nhỏ bé, giản dị mang đầy hương vị của vườn quê luôn là niềm tự hào của người dân Hải Dương. Du khách khi tới Hải Dương hay đi qua đường cũng đều ghé mua bánh đậu xanh Hải Dương về làm quà. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương có trên 50 thương hiệu bánh đậu xanh, trong đó có thương hiệu bánh đậu xanh Như Ý được nhiều thực khách lựa chọn.
Đặc sản “Rồng đất” Hải Dương
Đặc sản “Rồng đất” Hải Dương
OVN - Rươi còn có tên gọi khác là “Rồng đất” là loài vật thân mềm sống ở vùng nước lợ hoặc vùng đan xen nước ngọt. Một số loài nhỏ khác thuộc họ nhà Rươi thậm chí còn có thể sống trọng môi trường biển. Rươi thường xuất hiện nhiều tại các tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Rươi thường xuất hiện nhiều ở khu vực Tứ Kỳ, Kinh Môn, Thanh Hà ,..thuộc tỉnh Hải Dương.
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai
OVN - Nhắc đến bún, phở khô ngon, không thể không nhắc đến đặc sản bún, phở khô được làm ra từ làng nghề nổi tiếng ở xã Minh Khai, huyện Hoài Đức.
Đậm đà hương vị nước mắm nhỉ cá linh Thanh Tuyền
Đậm đà hương vị nước mắm nhỉ cá linh Thanh Tuyền
OVN – Say mê hương vị nước mắm của quê hướng, vợ chồng anh Nguyễn Văn Thanh (xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, An Giang) đã làm ra loại nước mắm cá linh thơm ngon đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Lạng Sơn: Rượu men lá được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao
Lạng Sơn: Rượu men lá được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Thời gian qua, Công ty TNHH Long Trang VN, thôn Bản Dù, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng đã đầu tư trang thiết bị hiện đại để sản xuất rượu men lá. Hiện nay, rượu men lá của công ty đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao (chương trình mỗi xã một sản phẩm) cấp huyện.
Đặc sắc làng nghề gốm cổ truyền của người Chăm Ninh Thuận
Đặc sắc làng nghề gốm cổ truyền của người Chăm Ninh Thuận
OVN - Với những giá trị đặc sắc, nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc ở Ninh Thuận mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa - xã hội, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa Chăm thêm lung linh sắc màu.
Bình Định: Huyện Vân Canh đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP năm 2024
Bình Định: Huyện Vân Canh đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP năm 2024
OVN - Huyện Vân Canh tổ chức rà soát, lựa chọn, đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 và khen thưởng, biểu dương các chủ thể đạt sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.
Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu
Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu
OVN - Với tâm niệm gìn giữ và phát triển nghề nước mắm truyền thống của vùng quê Hải Hậu, anh Nguyễn Đức Duy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và thủy sản (HTXNN và TS) Hải Hậu đã đầu tư tiền của, công sức xây dựng thương hiệu mắm uy tín trên thị trường. Năm 2021, sản phẩm “Nước mắm Nhà thờ đổ” của HTXNN và TS Hải Hậu được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt sản phẩm tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn
OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn
OVN - Được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao, nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn đang từng bước mở rộng thị trường, mang đặc sản miền quê của huyện Lâm Thao, Phú Thọ tới nhiều khách hàng.
Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP
Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP
OVN - Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng đất “địa linh nhân kiệt” tỉnh Ninh Bình, xuất phát từ nghề cơ khí. Đến với mảnh đất quê hương thứ hai tỉnh Gia Lai từ những năm 1998 của thế kỷ trước, anh Đinh Văn Kỳ sớm thấu hiểu được những khó khăn của những người nông dân với cây cà phê ở xã Bầu Cạn, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai.
Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao
Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao
OVN - Giò me (giò bê) ở Nam Nghĩa, Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) thường được lấy tên là giò me Nam Nghĩa hay giò me Nam Đàn. Thương hiệu này ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến, trở thành thương hiệu giò bê Nghệ An.
Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực
Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực
OVN - Mặc dù TP. Đồng Hới ( Quảng Bình) đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả tích cực trong triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, các sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. Vì vậy, thành phố sẽ ưu tiên hỗ trợ đối với việc phát triển các sản phẩm OCOP mới là các sản phẩm chủ lực, đặc sản truyền thống của địa phương.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động