Trà Vinh: Trao 500.000 tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực
15:52 | 07/12/2021
OVN - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh vừa tổ chức trao 500.000 tem truy xuất nguốn gốc cho 08 doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã có sản phẩm đạt OCOP hoặc sản phẩm chủ lực của tỉnh.
Trà Vinh nổi tiếng với các sản phẩm hoa, kiểng các loại (Ảnh minh họa)
Theo đó, các doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH Trà Vinh Farm (Sokfarm), Công ty TNHH MTV TM-SX Phú Quới, Công ty TNHH MTV Hoa kiểng Trà Vinh, Hợp tác xã dừa sáp Hòa Tân, Cơ sở tôm cá khô Tiến Hải, DNTN Phong Vinh, Công ty TNHH dừa sáp Cầu Kè (Vicosap) và Công ty TNHH Cacao Mekong. Đây là 08 doanh nghiệp đã mạnh dạn áp dụng chuyển đổi số và đổi mới trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực của tỉnh Trà Vinh.
Cụ thể, Công ty TNHH Trà Vinh Farm (Sokfarm) với các sản phẩm Mật hoa dừa (không phải mật ong), Công ty TNHH MTV TM-SX Phú Quới với các sản phẩm trà thảo mộc (Đinh lăng, Tía tô, Sả, Nhãn lồng,…), Công ty TNHH MTV Hoa kiểng Trà Vinh với các sản phẩm hoa, kiểng các loại, Hợp tác xã dừa sáp Hòa Tân với các sản phẩm từ dừa sáp, Cơ sở tôm cá khô Tiến Hải với các đặc sản về tôm khô, cá khô,…, DNTN Phong Vinh sản xuất thực phẩm, Công ty TNHH dừa sáp Cầu Kè (Vicosap) với các sản phẩm từ dừa sáp (dừa sáp sợi, kẹo dừa sáp các loại,…) và Công ty TNHH Cacao Mekong với các sản phẩm từ ca cao...
Đường hoa dừa - sản phẩm OCOP Trà Vinh (Ảnh minh họa)
Việc hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực của tỉnh là một trong những nhiệm vụ được UBND tỉnh Trà Vinh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện thí điểm ứng dụng quản lý tuy xuất nguồn gốc và hỗ trợ giao dịch trên sàn Nông sản sạch Azuamua.com trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2022.
Tem truy xuất nguồn gốc sẽ giúp người tiêu dùng nhận biết được nguồn gốc của sản phẩm được sản xuất từ đâu, sản xuất như thế nào, đóng gói, phân phối ra sao,… tất cả các khâu từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ đều phải minh bạch, rõ ràng. Từ đó, người tiêu dùng có niềm tin vào chất lượng sản phẩm.
Đồng thời, việc hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực của tỉnh Trà Vinh tăng hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ, cải tiến chất lượng để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong thời gian tới.
Anh Khang
Tin mới hơn

OVN - Thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tính đến tháng 3/2025, huyện Yên Định (Thanh Hoá) đã có 41 sản phẩm đạt OCOP 3 đến 4 sao. Các sản phẩm được công nhận đã khẳng định thương hiệu trên thị trường, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

OVN - Tỉnh Lâm Đồng là địa phương có nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều sản phẩm đặc trưng, các huyện, thành trong tỉnh thường xuyên quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn phát triển các sản phẩm OCOP.

OVN - Các sản phẩm OCOP tại tỉnh Ninh Bình đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhờ đó đã góp một phần lớn để xây dựng nông thôn mới tại địa phương này.

OVN - Sáng nay 25/3, Sở Công thương và UBND huyện Quế Sơn phối hợp tổ chức lễ khai mạc chương trình kết nối giao thương giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng tỉnh Quảng Nam với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại tại Quảng trường 26/3 thị trấn Đông Phú, Quế Sơn( Quảng Nam).

OVN - Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt được những thành công vượt kỳ vọng ban đầu. Dù vậy, Chương trình vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần những giải pháp mang tính đột phá để tiếp tục phát triển bền vững.
Tin khác

OVN - Chiều 28/3, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP.Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm tiềm năng 5 sao.

OVN - Các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã và đang nỗ lực đưa các đơn vị sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP tham gia thương mại điện tử. Qua đó dần khẳng định hướng đi đúng đắn, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại.

OVN - Nhiều sản phẩm sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) được xếp hạng OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao, 4 sao, tiềm năng lên 5 sao. Điển hình là 2 sản phẩm: Hộp sơn mài khảm trai và hộp sơn mài gắn sừng của Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ thương mại An Huy được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng OCOP 4 sao. Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP của Hạ Thái ngày càng đứng vững trên thị trường trong và quốc tế.

OVN - Tại huyện Tủa Chùa, những năm qua, mô hình phát triển sản phẩm OCOP được chú trọng triển khai, không chỉ mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế mà còn đẩy mạnh thương hiệu nông sản đặc trưng, riêng có của địa phương.

OVN - Ngành Công thương tỉnh Bình Thuận tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thanh long quảng bá, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu.

OVN - Sáng 25/02, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP. Phan Thiết tổ chức hội nghị công bố và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Phó Chủ tịch UBND TP. Phan Thiết Lê Văn Chơn chủ trì và trao chứng nhận cho các chủ thể.

OVN - Hội xuân luôn là dịp để các địa phương lồng ghép hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương thu hút đông đảo người dân và du khách quan tâm mua sắm, trải nghiệm.

OVN - UBND tỉnh Bình Phước đã phân hạng cho 33 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao; đồng thời, chỉ đạo cho Sở Công Thương Bình Phước tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP trong tháng 3/2025 sắp tới.

OVN - UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2024 thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

OVN - Được biết, đến đầu năm 2025, Thanh Hóa đã có hơn 600 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, hơn 60 sản phẩm 4 sao. Nhiều sản phẩm vươn thị trường rộng khắp cả nước và cả quốc tế nhờ biết phát huy những lợi thế là yếu tố bản địa, đặc trưng.

OVN - Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung khảo sát, lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh đặc trưng của địa phương để xây dựng các sản phẩm chủ lực, gia tăng giá trị, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

OVN - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương trong tỉnh Bình Phước đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ các sản phẩm nông sản đặc trưng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đột phá tiềm năng nông thôn, từng bước nâng vị thế, giá trị của sản phẩm được công nhận.

OVN - Báo cáo từ Sở Công Thương TP. HCM, tính đến tháng 12/2024, địa phương dẫn đầu về số lượng website và ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các tỉnh thành trên khắp cả nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy các ngành hàng, đặc biệt là sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả.

OVN - Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu là hoạt động thường niên nhằm phát hiện và tôn vinh các sản phẩm có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường.