Gạo An Giang được tập trung xây dựng nhãn hiệu thành sản phẩm chủ lực

OVN - UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Kế hoạch Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận Gạo An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”, với mục tiêu xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” là sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Gạo An Giang trong danh sách gạo ngon nhất thế giới

Thời gian qua, Gạo An Giang tham gia các kỳ thi triển lãm gạo ngon nhất thế giới, kết quả đạt được nhiều thành tích. Có thể kể đến giống gạo Lộc Trời 1 của Tập đoàn Lộc Trời - An Giang đạt Top 3 gạo ngon nhất thế giới vào năm 2015; năm 2018, giống gạo Lộc Trời 28 (hay còn gọi là gạo Thiên Vương) đoạt giải nhất tại Hội nghị thương mại Gạo đại lục lần thứ 5 tại Trung Quốc khi vượt qua gạo Hom Mali nổi tiếng của Thái Lan…

Xây dựng nhãn hiệu sản phẩm chủ lực  với Gạo An Giang
Lúa gạo là ngành hàng chủ lực của tỉnh An Giang (Ảnh: baoangiang.com.vn).

Theo đánh giá của UBND tỉnh An Giang, ngành hàng lúa gạo An Giang trong các năm qua đã có nhiều đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Sản lượng gạo chế biến của tỉnh An Giang đạt gần 2 triệu tấn/năm, xuất khẩu khoảng 500.000 tấn/năm. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chất lượng chưa đồng bộ, sản lượng gạo tiêu thụ trong nước và xuất khẩu có thương hiệu còn rất ít.

Gạo An Giang trong danh sách gạo ngon nhất thế giới
Gạo Hạt Ngọc Trời của tập đoàn Lộc Trời, tỉnh An Giang đạt tiêu chuẩn HACCP châu Âu. (Ảnh: angiang.gov.vn)


Bên cạnh đó, sự thành công của Gạo An Giang chỉ dừng lại ở nội dung đơn lẻ của cuộc thi, của từng doanh nghiệp tham gia, vấn đề quản lý chất lượng, tổ chức sản xuất, quảng bá thương hiệu Gạo An Giang còn hạn chế, dẫn đến phân tán nhiều nguồn lực trong vấn đề xúc tiến thương mại và chiến lược thị trường tiêu thụ gạo.

Từng bước phát triển thương hiệu Gạo An Giang

Để xây dựng, phát triển thương hiệu Gạo An Giang, từng bước đưa Gạo An Giang trở thành nhãn hiệu gạo nổi tiếng trong và ngoài nước, tỉnh xác định Gạo An Giang là gạo thơm, màu sắc hạt trắng, gạo hạt dài là sản phẩm chiến lược cho phân khúc thị trường trong và ngoài nước.

Nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” sẽ vận hành với các tiêu chí chất lượng không ngừng được cải tiến thông qua kiểm định, chứng nhận…, đi kèm với những điều kiện quản lý thích hợp và sử dụng địa danh An Giang, một địa danh có mức độ ảnh hưởng lớn hơn đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.

nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang
An Giang đẩy mạnh quảng bá, nâng cao giá trị cho sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận Gạo An Giang (Ảnh minh họa: Internet)


An Giang đặt mục tiêu đến năm 2025, xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” thành dấu hiệu để người tiêu dùng trên thị trường nhận biết nguồn gốc là sản phẩm chủ lực của tỉnh trên cơ sở áp dụng những quy trình, quy chuẩn theo hướng an toàn; sản phẩm chế biến phát sinh từ các sản phẩm chủ lực.

Tỉnh tập trung nâng cao danh tiếng, tạo dựng uy tín, thương hiệu cho sản phẩm gạo An Giang, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, sản phẩm Gạo An Giang được người tiêu dùng nhận diện và yêu thích với tỷ lệ cao; các sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” sẽ được xúc tiến đưa vào các siêu thị lớn như: Coopmart, Mega, Big C, Lotte...

Gạo An Giang đã có mặt tại các siêu thị của hàng tiện lợi
Gạo An Giang đã có mặt tại các siêu thị của hàng tiện lợi (Ảnh minh họa: Internet)


Đặc biệt, sau khi nhãn hiệu “Gạo An Giang” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký (loại nhãn hiệu chứng nhận), tỉnh An Giang sẽ cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” cho khoảng 10 tổ chức, cá nhân có sản phẩm gạo tỉnh An Giang. Đến năm 2030, An Giang tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” cũng như các sản phẩm được sản xuất từ sản phẩm Gạo An Giang đối với thị trường trong nước và quốc tế.

Để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” là sản phẩm chủ lực của tỉnh, theo ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, thời gian tới, tỉnh An Giang đẩy mạnh quảng bá, nâng cao giá trị cho sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang”; trong đó, tỉnh tập trung nghiên cứu thị trường hỗ trợ phát triển hoạt động tiếp thị, phát triển thị trường cho sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang”; tổ chức công bố nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang”. An Giang đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” thông qua việc tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại trong tỉnh và địa phương trong nước.

Theo ông Thư, tỉnh cũng yêu cầu các địa phương trên địa bàn tỉnh chọn lựa các sản phẩm gạo ứng dụng công nghệ cao của địa phương để tham gia sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang”; theo dõi, giám sát và phối hợp kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” đã được cấp quyền sử dụng tại các địa phương theo đúng quy định.

Teo Đề án “Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang”. Chương trình nhằm phát triển thương mại hóa sản phẩm gạo dựa trên các giống lúa chất lượng cao phù hợp với thổ nhưỡng, canh tác của địa phương đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước như: Jasmine 85, Lộc Trời 28, AG1, Đài Thơm 8, OM 5451, Nàng Hoa 9, OM 18…
Trong giai đoạn đầu, An Giang tập trung nghiên cứu lựa chọn và phát triển 4 giống lúa phục vụ Đề án như: Jasmine 85, Lộc Trời 28, OM 18, OM 5451. Đồng thời chọn tạo, tuyển chọn, mua quyền sở hữu các giống có triển vọng cao để bổ sung từ 1-2 giống mới vào bộ giống lúa của tỉnh.

Bài và ảnh TH: Kha Tử

Tin liên quan

Tin mới hơn

Xây dựng thương hiệu bưởi da xanh Trà Vinh.
Xây dựng thương hiệu bưởi da xanh Trà Vinh.
OVN - Sản xuất trái cây theo hướng hữu cơ đang được nhà vườn tỉnh Trà Vinh hướng đến, đặc biệt là sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Tỉnh phấn đấu đến năm 2030 sẽ có khoảng 800 ha bưởi da xanh đạt chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP, tập trung tại các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú, Châu Thành và Thành phố Trà Vinh.
Sản phẩm mật ong Lương Thịnh (Yên Bái): Món quà vô giá của thiên nhiên
Sản phẩm mật ong Lương Thịnh (Yên Bái): Món quà vô giá của thiên nhiên
OVN - Xuất xứ từ những cánh rừng thuộc địa phận xã Lương Thịnh - huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái, mật ong Lương Thịnh được xem là món quà vô giá được thiên nhiên ưu ái ban tặng, có giá trị dinh dưỡng và hương vị đặc trưng. Sản phẩm đã được tỉnh Yên Bái công
Phát triển kinh tế từ bột ngũ cốc dinh dưỡng Min Min
Phát triển kinh tế từ bột ngũ cốc dinh dưỡng Min Min
OVN - Xã Yên Bình, huyện Thạch Thất không ai là không biết đến chị Nguyễn Thu Nga với cơ sở sản xuất bột ngũ cốc dinh dưỡng Min Min, sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao. Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình mà còn tạo việc làm cho nhiều chị em phụ nữ
Chặng đường phát triển loại gia vị “ quốc dân” hành lá Cổ Loa thành sản phẩm OCOP
Chặng đường phát triển loại gia vị “ quốc dân” hành lá Cổ Loa thành sản phẩm OCOP
OVN - Xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, nơi được biết đến với thành Cổ Loa gắn liền cùng truyền thuyết An Dương Vương và câu chuyện tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu – Trọng Thủy. Nhưng ít ai biết đến tại đây là một địa điểm có phát triển nghề trồng hành lá
Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây "atiso đỏ"
Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây "atiso đỏ"
OVN - Hiện nay, sự sáng tạo và phát triển sản phẩm mới mang dấu ấn văn hóa địa phương và lợi thế vùng miền đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của thị trường, cũng như bền vững cho cộng động. Điển hình là câu chuyện về sản phẩm trà Atiso đỏ (cây Bụp giấm) của Công ty TNHH Một Thành Viên Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Hichagol (Công ty Hichagol) ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quận Ba Đình nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
Quận Ba Đình nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
LNV - Sáng 2-11, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) quận Ba Đình tổ chức đánh giá phân hạng các sản phẩm trên địa bàn quận.

Tin khác

Đan Phượng: 100 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP
Đan Phượng: 100 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP
LNV - Chiều ngày 1/11, UBND huyện Đan Phượng phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội, tổ chức hội nghị thẩm định, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023, để lựa chọn, quảng bá các sản phẩm mang đặc trưng, lợi thế của huyện, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Ba Vì: Xây dựng sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương
Ba Vì: Xây dựng sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương
OVN - Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng cùng diện tích đất nông nghiệp lớn để phát triển các mô hình nông sản an toàn, Huyện Ba Vì, TP. Hà Nội có điều kiện thuận lợi để huyện phát triển các sản phẩm OCOP từ chính nguồn nông sản và thế mạnh của vùng.
Tây Ninh: Ngọt thơm vị mật ong hoa nhãn OCOP 3 sao
Tây Ninh: Ngọt thơm vị mật ong hoa nhãn OCOP 3 sao
OVN - Không chỉ cho thu hoạch sản phẩm là những chùm nhãn ngọt thơm, mà cây nhãn tại thị xã Hòa Thành còn cho ra những giọt mật hoa ngọt ngào. Tận dụng nguồn “tài nguyên” này, Công ty TNHH MTV Ong Mật Bảo An đã sản xuất, chế biến ra sản phẩm mật ong hoa nhãn, nổi bật với chứng nhận OCOP 3 sao.
Nghệ nhân bàn tay vàng say mê với nghề truyền thống
Nghệ nhân bàn tay vàng say mê với nghề truyền thống
LNV - Nghệ nhân Phạm Quí Ngọc, người đã có 4 sản phẩm bánh đa cua đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao ở Hải Phòng nhưng vẫn tiếp tục say mê nghiên cứu, cải tiến công nghệ sản xuất với mong muốn cùng những hộ dân địa phương duy trì đưa nghề có lịch sử hơn 100 năm ngày càng phát triển. Trước đó, vào tháng 5 vừa rồi ông đã vinh dự được Hiệp hội làng nghề Hải Phòng trao tặng danh hiệu bàn tay vàng cùng với 4 sản phẩm bánh đa đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Loại rượu tiến vua được làm từ men truyền thống ở Hà Nam
Loại rượu tiến vua được làm từ men truyền thống ở Hà Nam
OVN - Rượu Vọc được xem là “rượu tiến vua” của người dân huyện Bình Lục (Hà Nam), sản phẩm này cũng được xây dựng thương hiệu và tham gia chương trình OCOP.
Bến Tre: Nỗ lực xây dựng thương hiệu du lịch xứ dừa
Bến Tre: Nỗ lực xây dựng thương hiệu du lịch xứ dừa
OVN - Bến Tre đẩy mạnh thực hiện việc ứng dụng du lịch thông minh và chuyển đổi số du lịch, nỗ lực xây dựng thương hiệu du lịch xứ dừa gắn với những đặc trưng vốn có của địa phương.
Sản phẩm OCOP Pleiku khẳng định được vị thế trên thị trường
Sản phẩm OCOP Pleiku khẳng định được vị thế trên thị trường
OVN - Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã có 80 sản phẩm OCOP đạt 3, 4 sao cấp tỉnh. Các sản phẩm OCOP của Pleicu ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường thông qua các hội chợ quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm...
Trà Vinh: Mật hoa dừa Sokfarm đạt chuẩn OCOP 5 sao
Trà Vinh: Mật hoa dừa Sokfarm đạt chuẩn OCOP 5 sao
OVN - Sản phẩm mật hoa dừa và đường hoa dừa vinh dự đạt chứng nhận OCOP 5 sao là niềm tự hào to lớn của Công ty TNHH Trà Vinh Farm (Sokfarm). Qua đó, tiếp thêm động lực cho Sokfarm trên hành trình mang đến những sản phẩm thuần tự nhiên, chắt chiu từ những giọt mật hoa dừa tinh tuý tại vùng đất phước lành Trà Vinh.
Bánh Tu Huýt - Món quà tuổi thơ dân dã
Bánh Tu Huýt - Món quà tuổi thơ dân dã
LNV - Bánh Tu Huýt (Quảng Trị) nhiều người không khỏi ngạc nhiên với cái tên lạ lẫm khá thú vị của nó. Với những ai sinh ra và lớn lên ở vùng quê nắng gió Quảng Trị thì hình ảnh những chiếc bánh Tu Huýt trở nên rất quen thuộc.
Yến Sào Việt Nam hành trình vì sức khỏe cộng đồng
Yến Sào Việt Nam hành trình vì sức khỏe cộng đồng
OVN - Thực hiện chiến lược phát triển nông thôn mới gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, Công ty TNHH TM SX Yến sào Việt Nam đã có nhiều sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Thông qua việc khẳng định giá trị thương hiệu, doanh nghiệp cũng liên kết với các hộ nuôi yến ở địa phương, hỗ trợ người làm nghề đảm bảo đầu ra và tạo thêm việc làm cho nhân công.
Đặc sản rau sắn muối chua Phú Thọ
Đặc sản rau sắn muối chua Phú Thọ
OVN - Phú Thọ không chỉ biết đến với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, những nét văn hóa đặc trưng mà còn là nơi có nền ẩm thực cực kỳ đa dạng và phong phú. Một trong những đặc sản nức tiếng đó là rau sắn muối chua.
Chè Long Phú: Thương hiệu chè sạch trên đất Quốc Oai – Hà Nội
Chè Long Phú: Thương hiệu chè sạch trên đất Quốc Oai – Hà Nội
LNV - Từ khi thành lập và tiếp quản hoạt động trồng, chế biến chè tại xã Hòa Thạch (huyện Quốc Oai, Hà Nội), Hợp tác xã Long Phú đang từng bước nỗ lực khôi phục thương hiệu chè Long Phú, xây dựng mô hình sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, trở thành vùng nguyên liệu lớ
Độc đáo nét đẹp của sản phẩm Đèn Thôn nữ OCOP 4 sao
Độc đáo nét đẹp của sản phẩm Đèn Thôn nữ OCOP 4 sao
OVN - Qua bàn tay người nghệ nhân Gỗ nghệ thuật Âu Lạc, Đèn Thôn nữ được chế tác thủ công trên nền chất liệu gỗ thô mộc, tạo ra một sản phẩm thủ công mỹ nghệ sống động hồn quê Việt.
Nón lá Vĩnh Thịnh – Sản phẩm OCOP 4 sao
Nón lá Vĩnh Thịnh – Sản phẩm OCOP 4 sao
OVN - Nằm ở phía Nam của huyện Thanh Trì (Hà Nội) trải qua hàng trăm năm, làng nghề nón lá Vĩnh Thịnh vẫn chứng tỏ được sức sống bền bỉ của một nét văn hóa độc đáo đất Kinh kỳ. Để bảo tồn các giá trị truyền thống, Vĩnh Thịnh chuyển mình, phát triển làng nghề kết hợp với các hoạt động du lịch tham quan, trải nghiệm.
Giò lụa Song Anh và hành trình trở thành sản phẩm OCOP
Giò lụa Song Anh và hành trình trở thành sản phẩm OCOP
OVN – Sau 4 năm xây dựng và phát triển, sản phẩm giò lụa Song Anh ở xã Hà Linh, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh đã được đông đảo người tiêu dùng đón nhận. Vừa qua, ngày 7/8/2023 sản phẩm Dò lụa Song Anh đã được UBND huyện Hương Khê công nhận đạt OCOP 3 sao.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động