HTX Nông nghiệp Đông Nghi – Tiền Giang: Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái

OVN - Những năm gần đây, không ít Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, điển hình như HTX Nông nghiệp Đông Nghi đang chuyển hướng sang phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái trải nghiệm, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, đồng thời mang lại nhữn

Tiền Giang triển khai mô hình nông nghiệp nuôi dê sữa

Tọa lạc tại số 123 tổ 4, ấp 6 xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang, HTX nông nghiệp Đông Nghi tiền thân là cơ sở chăn nuôi dê lấy thịt. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của sữa dê và thị trường, cơ sở đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình nuôi dê lấy thịt sang nuôi dê lấy sữa.

Tiền Giang triển khai mô hình nông nghiệp nuôi dê sữa
Đàn dê sữa giống Saanen có nguồn gốc từ Thuỵ Sỹ


Khởi nghiệp ban đầu với 10 con dê sữa giống Saanen có nguồn gốc từ Thuỵ Sỹ, một giống dê phổ biến ở châu Âu, cơ sở đã thực hiện đề tài “Thử nghiệm mô hình cải tạo giống dê tại địa phương” từ năm 2015. Mô hình chú trọng việc nuôi, lai tạo con giống dê sữa Saanen thích ứng với điều kiện chăn nuôi tại địa phương, nhất là nguồn thức ăn sẵn có và đa dạng như cỏ xanh, lá cây, rơm khô và các loại trái cây sẵn có tại địa phương…

Tiền Giang triển khai mô hình nông nghiệp nuôi dê sữa
Ảnh1: Sản phẩm Yaourt Sữa dê – Trái cây sấy tươi


Tháng 10/2020, HTX nông nghiệp Đông Nghi được thành lập. Đến nay, HTX đã phát triển được 10 thành viên. Các thành viên được HTX cung cấp con giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, hỗ trợ nguồn thức ăn, ưu tiên thu mua sữa tươi với giá ổn định. Từ 10 con dê giống lúc đầu, đến nay HTX đã có đàn dê sữa gần 500 con, còn cung ứng được nguồn nguyên liệu sữa dê an toàn, với sản lượng 150 lít sữa/ngày. Bên cạnh đó, HTX xuất bán con giống từ 20kg trở lên với giá 300.000 - 400.000 đồng/kg.

Tiền Giang triển khai mô hình nông nghiệp nuôi dê sữa

Với diện tích hơn 25.000m2, HTX nông nghiệp Đông Nghi được chia thành 3 khu vực: khu vực trồng cỏ 20.000m2, khu trang trại nuôi gần 500 con dê sữa Saanen và Nhà tiếp khách với sức chứa 500 khách, rất thuận lợi cho du khách đến tham quan, trải nghiệm và thưởng thức các sản phẩm từ sữa dê.

Ngoài chăn nuôi, HTX nông nghiệp Đông Nghi còn chế biến ra các sản phẩm từ sữa như: sữa dê tươi nguyên chất có đường và không đường, sữa dê bột và sữa dê sấy thăng hoa, yaout sữa dê tươi và yaourt sữa dê sấy, bánh flan sữa dê tươi và bánh flan sấy. Dê sữa nông trại được nuôi dưỡng theo đúng chế độ bằng nguồn thức ăn phong phú tự nhiên bao gồm: cỏ xanh, cỏ ủ lên men, lá cây, rơm khô, trái cây như chuối xiêm, chuối già, chuối cao, mít thái, bưởi da xanh… vì thế hàm lượng dinh dưỡng cao, đảm bảo yêu cầu vệ sinh ATTP.


Tiền Giang triển khai mô hình nông nghiệp nuôi dê sữa
Một số sản phẩm từ sữa dê của HTX nông nghiệp Đông Nghi

Các sản phẩm nói trên đều đã được HTX công bố chất lượng theo quy định và đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Tiền Giang. Có thể nói HTX Đông Nghi là đơn vị đầu tiên áp dụng thành công công nghệ sấy thăng hoa trên địa bàn tỉnh với các sản phẩm từ sữa dê.

Sấy thăng hoa là công nghệ sấy cao cấp, quá trình làm khô sản phẩm được cấp đông trong điều kiện chân không. Khi đó nước sẽ thăng hoa trực tiếp từ dạng băng sang dạng khí, thời gian sấy là 48 giờ. Công nghệ sấy gồm 3 bước: cấp đông, sấy sơ cấp (thăng hoa) và sấy thứ cấp (khử ẩm). Với công nghệ này, sản phẩm vẫn giữ nguyên được hình dạng, màu sắc, mùi vị và dưỡng chất. Sau khi đóng gói, sản phẩm có thể bảo quản trong thời hạn 12 tháng. Bên cạnh sản phẩm từ sữa, HTX phát triển thêm sản phẩm sấy thăng hoa trái cây như mít, sầu riêng…

Đến những sản phẩm OCOP 3 sao tỉnh Tiền Giang

Bà Lê Khắc Đông Nghi, Giám đốc HTX Nông nghiệp Đông Nghi cho biết: “Ngày nay, người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm mới lạ có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe. Với mục tiêu sản xuất các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu sạch, theo hướng Organic (thực phẩm hữu cơ) và áp dụng công nghệ sấy tiên tiến mang tính đột phá HTX đã cho ra đời các sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt nhất”.

Tiền Giang triển khai mô hình nông nghiệp nuôi dê sữa
Bà Lê Khắc Đông Nghi - Giám đốc HTX Nông nghiệp Đông Nghi bên đàn dê của HTX


Sản phẩm từ sữa của HTX nông nghiệp Đông Nghi được thị trường trong nước ưa chuộng bởi sữa không có mùi, thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc 3 không: không chất bảo quản, không đường hóa học, không hương liệu. Hiện HTX nông nghiệp Đông Nghi đã ký hợp đồng cung ứng thường xuyên các sản phẩm sữa chua, bánh flan cho các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Tiền Giang triển khai mô hình nông nghiệp nuôi dê sữa
Trải nghiệm cho dê con uống sữa


Nói về định hướng sắp tới, bà Nghi cho hay, HTX nông nghiệp Đông Nghi sẽ không ngừng đổi mới kỹ thuật và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và đưa sản phẩm giới thiệu với khách hàng quốc tế.

Tiền Giang triển khai mô hình nông nghiệp nuôi dê sữa

Tiền Giang triển khai mô hình nông nghiệp nuôi dê sữa
Du khách thích thú khi được chơi cùng đàn dê


Hiện HTX nông nghiệp Đông Nghi đang mở rộng sản xuất nhằm đưa được sản phẩm đến thị trường Dubai và một số nước khác. HTX đang chuẩn bị hoàn thành mô hình “Hồ bơi giải trí” dự kiến khai trương trong tháng 9 tới đây, với quy mô rộng lớn có sức chứa khoảng 100 người trở lên.

Tiền Giang triển khai mô hình nông nghiệp nuôi dê sữa
Du khách chụp ảnh lưu niệm Nông trại Dê sữa


Vé tham quan vào nông trại là 50 nghìn đồng/ người (có kèm tặng phẩm). Để tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch đa dạng, thu hút du khách, HTX sẽ tiến hành phối hợp với các khu du lịch trên địa bàn tỉnh.

Bài và ảnh: THUỲ DƯƠNG


Tin liên quan

Tin mới hơn

Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP
Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP
OVN - Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương năm 2025 diễn ra ngày 14/2 tại chùa Côn Sơn, thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh) là hoạt động do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian của dân tộc.
Bình Định: Du lịch sinh thái gắn kết quảng bá sản phẩm OCOP dược liệu
Bình Định: Du lịch sinh thái gắn kết quảng bá sản phẩm OCOP dược liệu
OVN - Đó là câu chuyện của nhóm bạn trẻ có công việc ổn định tại TP. HCM, nhưng đã chọn về xã An Toàn (huyện An Lão, tỉnh Bình Định) phát triển du lịch sinh thái và thương mại sản phẩm OCOP từ dược liệu địa phương.
Nâng sức cạnh tranh sản phẩm OCOP từ yếu tố bản địa
Nâng sức cạnh tranh sản phẩm OCOP từ yếu tố bản địa
OVN - Đến đầu năm 2025, Thanh Hóa đã có hơn 600 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, hơn 60 sản phẩm 4 sao. Nhiều sản phẩm vươn thị trường rộng khắp cả nước và cả quốc tế nhờ biết phát huy những lợi thế là yếu tố bản địa, đặc trưng.
Sản phẩm OCOP:  Góp phần lan tỏa tinh hoa văn hóa  ẩm thực Nam Định
Sản phẩm OCOP: Góp phần lan tỏa tinh hoa văn hóa ẩm thực Nam Định
OVN - Từ những nỗ lực, sự tâm huyết, trách nhiệm và quyết tâm thực hiện tốt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), những mặt hàng mang tính bản địa đặc trưng ấy đã được nâng tầm giá trị, dần khẳng định vị thế thương hiệu không chỉ ở thị trường trong nước...
Nông sản xứ Thanh và hành trình truyền cảm hứng
Nông sản xứ Thanh và hành trình truyền cảm hứng
OVN - Nông sản nói chung, nông sản xứ Thanh đạt chứng nhận OCOP nói riêng đang từng ngày định vị thương hiệu, chất lượng, xây dựng nền tảng vững chắc, thận trọng trong từng bước đi, tự tin 'xuất ngoại'. Mỗi sản phẩm đã và đang viết nên hành trình mang đậm dấu ấn chiến lược, bản sắc và giá trị riêng...
Chủ thể OCOP 5 sao tỉnh Tây Ninh nói về câu chuyện xuất khẩu
Chủ thể OCOP 5 sao tỉnh Tây Ninh nói về câu chuyện xuất khẩu
OVN- Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.

Tin khác

Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới
OVN - Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai chương trình OCOP, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo động lực quan trọng cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
OVN - Vân Cù, một làng nghề thủ công truyền thống làm bún nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế, đã tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm lịch sử. Nơi đây không chỉ lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm bún chất lượng cao cho thị trường.
Quảng Ninh chuẩn hóa sản phẩm OCOP
Quảng Ninh chuẩn hóa sản phẩm OCOP
OVN - Đến nay, tỉnh Quảng Ninh có 417 sản phẩm OCOP của 13 huyện, thị xã, thành phố đạt từ 3-5 sao, tăng 181 sản phẩm so với cuối năm 2020. Trong đó, 315 sản phẩm đạt 3 sao, tăng 153 sản phẩm; 98 sản phẩm đạt 4 sao, tăng 24 sản phẩm; 4 sản phẩm đạt 5 sao, tăng 4 sản phẩm.
Nghệ An: Hành trình đưa bún gạo truyền thống thành sản phẩm OCOP
Nghệ An: Hành trình đưa bún gạo truyền thống thành sản phẩm OCOP
OVN - Nghề làm bún gạo truyền thống ngày càng có nguy cơ mai một do nhiều yếu tố, thế nhưng ở xã Hưng Hòa, TP Vinh, tỉnh Nghệ An lại có một hộ gia đình với cơ sở sản xuất bún gạo truyền thống hết sức quy mô và đặc biệt hơn sản phẩm là OCOP 3 sao.
Lào Cai có thêm 02 sản phẩm OCOP 5 sao
Lào Cai có thêm 02 sản phẩm OCOP 5 sao
OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Hội đồng đã xem xét và công nhận 4 sản phẩm OCOP 5 sao mới, trong đó, tỉnh Lào Cai vinh dự có 2 sản phẩm được công nhận là Cao mềm actiso Sa Pa và Trà phun sương actiso Sa Pa.
Dưa lưới Kim Long  sản phẩm OCOP 3 sao
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, xã An Bình, huyện Phú Giáo, (Bình Dương) đạt chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2020.
Xu thế đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
Xu thế đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
OVN - Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử đang là xu thế giúp sản phẩm có cơ hội đến gần hơn với người tiêu dùng và vươn xa ra thế giới.
TP. HCM: Kích cầu du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
TP. HCM: Kích cầu du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
OVN - Sở Du lịch TP. HCM đã đề xuất giải pháp phát triển du lịch cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ gắn với ngành du lịch. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là kế hoạch kết nối chương trình kích cầu du lịch với ngành nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa
OVN – Từ loại gạo nếp Khoái Đen truyền thống, những người nông dân của HTX bưởi và dịch vụ tổng hợp Hùng Xuyên (xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) đã xây dựng thành công sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, góp phần nâng cao giá trị cây lúa, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
OVN - Việc xây dựng và phát triển “Mỗi xã một sản phẩm” được huyện Phù Mỹ quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện, tính đến nay toàn huyện có 44 sản phẩm OCOP được cấp chứng nhận, trong đó 38 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao và 6 sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao (tăng 44 sản phẩm so với năm 2011).
Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá
Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá
OVN - Ngày 25-11, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 426/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt điểm sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao (đợt 1) tỉnh Tuyên Quang năm 2024.
Làng nghề truyền thống rượu Vọc phát huy thế mạnh của sản phẩm OCOP
Làng nghề truyền thống rượu Vọc phát huy thế mạnh của sản phẩm OCOP
OVN - Xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, (tỉnh Hà Nam) từ lâu nổi tiếng với làng rượu Vọc truyền thống. Trải qua quá trình phát triển, hiện nay sản phẩm rượu Vọc có sự đổi mới, nâng tầm, được công nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
Thanh Hoá: Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua chuyển đổi số
Thanh Hoá: Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua chuyển đổi số
OVN - Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp đã và đang góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, trở thành động lực để phát triển kinh tế của địa phương, đưa sản phẩm của địa phương vươn xa. Đặc biệt, chuyển đổi số (CĐS) sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi cho chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) phát huy hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Nam: Sản phẩm OCOP ở Phước Sơn - Biến lợi thế núi rừng thành hàng hóa
Quảng Nam: Sản phẩm OCOP ở Phước Sơn - Biến lợi thế núi rừng thành hàng hóa
OVN - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã có 15 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao cấp tỉnh. Đó là những sản phẩm đặc trưng, sản vật nổi tiếng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế, nâng cao đời sống người dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi nơi đây.
Ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương
Ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương
OVN - Vừa qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hải Dương ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương. Đây là câu lạc bộ đầu tiên được thành lập nhằm hội tụ các sản phẩm OCOP Hải Dương.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động