Lệ Thủy (Quảng Bình): Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP
15:20 | 26/11/2022
OVN - Chương trình OCOP huyện Lệ Thủy đến nay đã có sự định hướng và phát triển rõ rệt. Từ 7 sản phẩm tham gia chương trình OCOP năm 2020 đến nay 13 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện. Năm 2021, với mục tiêu nâng cao giá trị nông sản, huyện
Kỳ vọng phát triển sản phẩm OCOP Lệ Thủy
Tính đến tháng 6 năm 2021 trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã có 45 phiếu đăng ký tham gia Chương trình OCOP. Trong năm 2021 có 05 phiếu đăng ký mới, 40 phiếu đăng ký sản phẩm các năm trước đều được tham gia tập huấn triển khai chu trình OCOP thường niên và triển khai lập phương án sản xuất kinh doanh.
Giam trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP huyện Lệ Thủy - Quảng Bình (Ảnh: ST)
Với 45 phiếu đăng ký sản phẩm tham gia chu trình OCOP, Văn phòng nông thôn mới và OCOP huyện tiến hành rà soát, lựa chọn các cơ sở có sản phẩm hoàn thiện về nhãn mác, bao bì, tem truy xuất nguồn gốc, phân tích chất lượng, tiến hành hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm năm 2021. Kết quả lựa chọn được 11 cơ sở với 13 sản phẩm đáp ứng yêu cầu. Qua đó, huyện đã tổ chức hội nghị triển khai cho những sản phẩm đủ tiêu chuẩn tiến hành hoàn thiện phương án kinh doanh, tổ chức ký kết các hợp đồng mua bán nguyên phụ liệu cũng như liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện Lệ Thủy cũng có nhiều sản phẩm đặc trưng có giá trị, thế mạnh và tiềm năng phát triển như nấm, rau sạch, cá khô, nước mắm, mướp đắng, tinh dầu sả, tinh dầu tràm, rượu Tuy Lộc, chiếu cói, hương bài, mộc dân dụng… Đồng thời UNBD huyện Lệ Thủy đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ban ngành cấp tỉnh thực hiện 3 chuỗi giá trị gồm chuỗi chăn nuôi lợn tại xã Mai Thủy, chuỗi chăn nuôi gà an toàn sinh học tại Sen Thủy, chuỗi rau an toàn tại Tân Thủy.
Nhìn chung, các sản phẩm từ kinh tế trang trại, kinh tế vườn đã góp phần mang lại thu nhập cao cho người dân, ngày càng được nhiều người tiêu dùng biết đến. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để các sản phẩm đặc trưng của huyện Lệ Thủy có thể tham gia vào Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.
Lệ Thủy đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP
Thị trường tiêu thụ chính các sản phẩm OCOP của huyện Lệ Thủy là trong tỉnh Quảng Bình, các tỉnh lân cận Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một số tỉnh phía Nam. Cùng với đó, UBND huyện Lệ Thủy cũng đang đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản thông qua hình thức như hỗ trợ cơ sở, đơn vị sản xuất trưng bày sản phẩm tại các gian hàng hội chợ triển lãm; hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; tổ chức hoạt động xúc tiến trên phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng về các sản phẩm đặc trưng của huyện…
Trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP huyện Lệ Thủy (Ảnh: ST)
Theo đó, huyện Lệ Thủy cũng sẽ chú trọng công tác đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh cho các bộ quản lý Nhà nước thực hiện chương trình OCOP và 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia chương trình OCOP…
Để triển khai OCOP đạt kết quả cao nhất, UBND huyện Lệ Thủy đã kịp thời ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án; đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn, cơ sở sản xuất rà soát, đăng ký kế hoạch, lộ trình thực hiện. Đồng thời, UBND huyện Lệ Thủy cũng đã sớm kiện toàn ban chỉ đạo và huy động cả hệ thống chính trị cùng người dân trực tiếp thực hiện.
Một số sản phẩm OCOP huyện Lệ Thủy (Ảnh: ST)
Thời gian tới huyện tiếp tục hỗ trợ tuyên truyền sâu rộng có hiệu quả chương trình trên các kênh truyền hình, báo, tạp chí các trang thông tin điện tử, công báo tỉnh và địa phương, loa truyền thanh cơ sở, website, mạng xã hội dưới dạng bản tin, chuyên đề, câu chuyện gắn với hình ảnh, thông điệp cụ thể. Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan báo chí trung ương đăng tải thông tin, hình ảnh về chương trình, sản phẩm OCOP huyện.
Qua đó, huyện tổ chức đào tạo tập huấn bồi dưỡng kiến thức và triển khai thực hiện cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP theo các chuyên đề cụ thể như phương án sản xuất kinh doanh, hoàn thiện câu chuyện sản phẩm, kế hoạch kiểm soát chất lượng, các chính sách tiếp thị, quảng cáo…
Để thực hiện chương trình OCOP hiệu quả hơn, huyện Lệ Thủy mong muốn tỉnh quan tâm bố trí kinh phí để triển khai thực hiện chương trình, xúc tiến thương mại. Hỗ trợ trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, tạo điều kiện để mời các chuyên gia của chương trình OCOP hỗ trợ địa phương....
Bài và ảnh: Mai Quỳnh TH
Tin mới hơn

OVN - Thái Nguyên đã chứng nhận hơn 300 sản phẩm OCOP, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng và thương hiệu sản phẩm địa phương.

OVN -Vừa qua, Hội đồng OCOP tỉnh Sơn La đã tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao trong đợt đánh giá năm 2025. Các sản phẩm được công nhận đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chất lượng, mẫu mã, bao bì và quy trình sản xuất, tạo động lực thúc đẩy phát triển nông sản an toàn, chất lượng và mở rộng thị trường tiêu thụ.

OVN - Từ những vườn mãng cầu xiêm bạt ngàn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Công ty TNHH SumoFood Việt Nam (SumoFood) đã thành công xây dựng thương hiệu trà mãng cầu Long Giang đạt chuẩn OCOP 4 sao. Không dừng lại ở thị trường nội địa, doanh nghiệp này đang từng bước mở rộng sang các thị trường quốc tế, mục tiêu nâng tầm đặc sản địa phương thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao.

OVN - Sáng 10/6, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá các sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2025 do cấp huyện đề xuất. Ông Nguyễn Hữu Phước – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì hội nghị.

OVN - Triển khai chương trình OCOP, đến nay, tỉnh Sơn La có 204 sản phẩm OCOP từ ba sao trở lên. Những sản phẩm mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người dân. Đồng thời, góp phần chuyển dịch nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trở thành nguồn nội lực quan trọng trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
Tin khác

OVN - Một trong những sản phẩm tiêu biểu của sản phẩm tiêu biểu của Bắc Giang là Mỳ gạo Lục Ngạn - kết tinh của tâm huyết, trí tuệ và bàn tay tài hoa của những người thợ làng nghề Thủ Dương (xã Nam Dương).

OVN - From a rustic gift in the highlands, Cao Ky apricot (Cho Moi district, Bac Kan province) is growing to become a key crop, achieving 3-star OCOP standards (2021). With outstanding health value, this fruit has entered demanding markets like Japan, opening up many development prospects for the locality.

OVN - Sau 5 năm thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Cà Mau đã chứng nhận cho 191 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và 3 sao. Năm 2025, tỉnh Cà Mau đặt ra mục tiêu nâng tổng số sản phẩm được công nhận OCOP đạt 240 sản phẩm.

OVN - Triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP, đến nay, Ninh Thuận đã có 182 sản phẩm đạt chuẩn từ 3 sao trở lên. Trong đó, các sản phẩm từ nho chiếm vị trí quan trọng, bao gồm nho tươi, rượu vang, siro,
nho sấy...

OVN - Bắc Giang không ngừng nâng tầm sản phẩm OCOP với sự đầu tư vào chất lượng, mẫu mã và truy xuất nguồn gốc. Nhưng để chương trình này thực sự bền vững, yếu tố môi trường cần được đặt ngang hàng với các tiêu chí hiện hữu. Từ việc sử dụng bao bì thân thiện đến sản xuất sạch, OCOP xanh đang là xu hướng mới – một cuộc chuyển mình đầy trách nhiệm với cộng đồng và thiên nhiên.

OVN - Tiền Giang thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP từ nông nghiệp kết hợp du lịch xanh, nâng cao thương hiệu và thu nhập cộng đồng địa phương.

OVN - Trong thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP, vai trò của các doanh nghiệp ngày càng trở nên rõ nét, không chỉ ở khía cạnh đầu tư sản xuất mà còn ở khả năng tổ chức, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tham gia chương trình OCOP góp phần phát triển sản phẩm đặc trưng và coi đây là hướng đi chiến lược trong xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường.

OVN - Những năm gần đây, Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Phú Thọ. Để hướng tới sản xuất bền vững, các sản phẩm OCOP không chỉ được chú trọng về chất lượng và mẫu mã mà còn quan tâm đến yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất, chế biến.

OVN - Măng rừng không chỉ là nguồn thực phẩm, là kế sinh nhai mà còn là sản vật mang đậm bản sắc văn hóa, đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) xứ Thanh. Đặc biệt, măng rừng đã và đang khẳng định giá trị khi trong số 19 sản phẩm măng được công nhận OCOP thì chủ yếu là của 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá.

OVN - Xác định chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là động lực phát triển kinh tế nông thôn, huyện Thái Thụy (Thái Bình) tập trung hỗ trợ, hướng dẫn các hộ sản xuất và doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện, phát triển sản phẩm OCOP.

LNV - At the end of 2024, Pham Nam farm tourism site will be recognized as meeting 3-star OCOP standards; this is the first OCOP farm tourism product in An Giang province.

OVN - Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - chủ đề “Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm đã được công nhận OCOP”.

OVN - Những năm gần đây, thông qua việc tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) đã từng bước khẳng định hiệu quả và hướng đi đúng đắn trong phát triển kinh tế nông thôn. Sản phẩm OCOP ngày một tăng lên về số lượng và chất lượng.

OVN - Nằm trong chuỗi các sự kiện trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng - Quảng Ninh 2025 diễn ra từ ngày 29/4 đến 4/5/2025, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh.

OVN - Chương trình diễn ra từ ngày 25-27/4/2025 với sự tham gia của hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng. Các sản phẩm phong phú và đa dạng ở nhiều lĩnh vực như: nông sản, thực phẩm, mỹ phẩm, đồ uống, thảo dược, đồ thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề truyền thống....