Nổi danh bánh tét mặt trăng Đại An Khê - đặc sản Quảng Trị
09:01 | 31/05/2022
OVN - Nổi tiếng với hình dạng bán nguyệt cùng mùi vị thơm ngon đặc trưng, bánh tét mặt trăng của làng Đại An Khê được người tiêu dùng trên khắp cả nước ưa chuộng. Bà con làng nghề ngày đêm “thổi lửa”, cung cấp sản phẩm đến khách hàng từ bắc chí nam.
Độc đáo bánh tét mặt trăng Đại An Khê
Từ nhiều đời nay, bánh tét mặt trăng Đại An Khê được người tiêu dùng trong nước vẫn ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon, màu sắc đẹp mắt.
Bà con Làng Đại An Khê tham gia hoạt động gói bánh
Trải dài khắp các tỉnh thành Việt Nam nơi đâu cũng có bánh tét truyền thống, tuy nhiên hầu hết mọi người chỉ sản xuất và dùng vào những dịp cúng giỗ, lễ tết,… Ít nơi nào, làm bánh tét, đặc biệt là bánh tét mặt trăng đưa ra thị trường tiêu thụ hàng ngày như làng Đại An Khê (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị).
Theo người dân ở Đại An Khê chia sẻ, không biết nghề làm bánh tét xuất hiện từ bao giờ, chỉ nhớ rằng lúc còn nhỏ đã thấy loại bánh thơm ngon ấy, đến khi lớn lên thì tiếp tục gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của cha ông.
Sản phẩm bánh tét mặt trăng Đại An Khê đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh Quảng Trị năm 2021
Nhằm nâng tầm sản phẩm truyền thống của làng nghề Đại An Khê, giúp dễ dàng tiếp cận khách hàng cả nước, ông Đào Bá Vây (60 tuổi) đã thành công đưa mặt hàng đặc sản địa phương kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Thấy hiệu quả, ông Vây vận động bà con theo đuổi mô hình này. Năm 2019, Ủy ban nhân dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hải Thượng phối hợp với phòng Công thương huyện Hải Lăng tạo điều kiện thành lập “Tổ hợp tác sản xuất bánh tét mặt trăng Đại An Khê” hỗ trợ người dân trong làng kinh doanh và phát triển nghề làm bánh hiệu quả hơn.
Bánh tét mặt trăng độc đáo của Làng Đại An Khê
Chia sẻ về sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm, ông Vây cho biết: “Bánh tét ở mỗi địa phương đều có nguyên liệu chính là nếp. Tuy nhiên, bánh tét mặt trăng của làng Đại An Khê thơm ngon hơn nhờ có lá rau ngót, xay nhuyễn lấy nước, rồi trộn chung nếp”. Bên cạnh đó, lá ngót đem lại màu xanh như ngọc bích, giúp bánh dẻo thơm và tăng thêm chất dinh dưỡng. Người dân làm nhân bánh bằng đậu xanh luộc mềm, đánh tơi, mịn, đem ướp cùng hành, tiêu, dầu ăn, bột ngọt, kết hợp cùng thịt heo.
Ngoài bếp lửa, nhiều hộ gia đình ở Đại An Khê còn nấu bánh tét mặt trăng bằng nồi điện
Theo thời gian, mặc dù nguyên liệu có thể thay đổi nhưng bà con ở làng Đại An Khê vẫn lưu giữ cách gói bánh hình bán nguyệt độc đáo từ cha ông truyền lại. Tương tự bánh tét truyền thống, bánh tét mặt trăng phải nấu từ lúc đỏ lửa đến khi vớt mất trung bình 8 đến 10 tiếng đồng hồ.
Sản phẩm OCOP bánh tét mặt trăng Đại An Khê
Năm 2021, tổ hợp tác sản xuất bánh tét mặt trăng Đại An Khê bắt đầu tham gia chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm). Sau khi UBND tỉnh Quảng Trị đánh giá, phân hạng và tiến hành vinh danh sản phẩm bánh tét trăng mặt đạt chuẩn OCOP 3 sao.
Sau khi bánh tét mặt trăng Đại An Khê nấu chín được đưa lên kệ cho ráo nước
Việc đạt chứng nhận OCOP giúp thương hiệu bánh tét mặt trăng được khách hàng cả nước biết đến rộng rãi. Ngoài bánh tét, tổ hợp tác còn sản xuất thêm bánh tày, bánh chưng vô cùng độc đáo. Trong đó, bánh tày cùng nguyên liệu như bánh tét tuy nhiên nhỏ gọn hơn nên mọi người thường hay mua về sử dụng hàng ngày. Giá mỗi loại bánh dao động từ 35.000 đồng/kg đối với bánh tét và 12.000 đồng/cặp với bánh tày.
Nghề làm bánh tạo thêm việc làm linh động, giúp nhiều hộ dân tại địa phương gia tăng thu nhập ổn định. Điển hình như gia đình ông Vây, mỗi khi khách hàng đặt bánh tét, bánh tày, khoảng 9 lao động sẽ có thêm nguồn thu nhập trung bình 150 ngàn đồng/người trong khoảng 4 tiếng làm việc.
Bánh tét mặt trăng Đại An Khê thành phẩm
Sản phẩm bánh tét mặt trăng của làng nghề Đại An Khê đã có mặt ở khắp tỉnh thành như: Quảng Ninh, Hà Nội, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Khánh Hòa, Sài Gòn,… Không dừng lại ở đó, bánh tét mặt trăng hiện bày bán ở nhiều siêu thị lớn miền Trung gồm Nông Pro (Đà Nẵng), Rau sạch An nông (TP. Đồng Hới, Quảng Bình), Sơn Nguyên Organic (Hà Tĩnh)… Đặc biệt, công nghệ hút chân không giúp bảo quản bánh tét lâu hơn nên nhiều khách hàng còn dùng làm quà biếu cho người thân, bạn bè mỗi khi ra nước ngoài.
Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng thường xuyên tạo điều kiện để tổ hợp tác sản xuất bánh tét mặt trăng Đại An Khê tham gia hội chợ, triển lãm nhằm quá bá sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.
Trước việc khách hàng đón nhận sản phẩm bánh tét mặt trăng nhiệt tình, ông Vây chia sẻ: “tôi cảm thấy rất vui và hào hứng khi bánh truyền thống được mọi người ưa chuộng. Giá như trẻ lại, tôi sẽ đầu tư nhà máy sản xuất bánh bài bản hơn, lớn mạnh hơn”.
Bài và ảnh: Trí Khải
Tin mới hơn

OVN - Trên mảnh đất xứ Thanh - nơi sản sinh ra hàng trăm cơ sở sản xuất nem chua lớn nhỏ, có một cái tên đã trở nên quen thuộc với người yêu ẩm thực truyền thống, đó là “Nem chua Liên 36” - Sản phẩm Ocop chứng nhận đạt chất lượng 3 sao. Từ một món ăn dân dã, “Nem chua Liên 36” đã vượt ra khỏi ranh giới địa phương, trở thành “đại sứ” văn hóa ẩm thực, mang hương vị quê hương lan tỏa khắp mọi miền. Đây là một món ăn mộc mạc nhưng đầy quyến rũ của vùng đất Thanh Hóa, vẫn luôn giữ vững vị thế trong trái tim cả nước.

OVN - Công ty cổ phần Nam dược Đại Phú An ở xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vừa hoàn thiện hồ sơ đánh giá, nâng hạng 3 sản phẩm gồm: tinh dầu thực vật, tinh dầu sả chanh, tinh dầu quế lên sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.

OVN - UBND tỉnh Khánh Hoà vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025.

OVN - Với dự báo thời tiết thuận lợi và tình hình ra hoa khả quan, Bắc Giang kỳ vọng một mùa vải thiều bội thu trong năm 2025. Tỉnh đặt mục tiêu nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường xuất khẩu cho loại quả đặc sản nổi tiếng này.

OVN - Hơn 1 năm trước, sản phẩm gạo rẫy Phát Huy của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Ba Tô được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao. Từ đó đến nay, các thành viên của HTX đã chủ động đổi mới mẫu mã, bao bì, đẩy mạnh kết nối thị trường.
Tin khác

OVN - Nhắc đến Cự Đà, mọi người nghĩ ngay đến ngôi làng cổ hơn 500 năm tuổi với những cổng làng rêu phong chất chứa bao ký ức về miền quê Bắc Bộ. Hoà với dòng chảy của ngôi làng cổ, xã Cự Đà, huyện Thanh Oai (Hà Nội) còn có món ăn truyền thống gắn với bao đời người dân Việt Nam, đó là tương Cự Đà.

OVN - Tình yêu với vùng đất mà mình gắn bó từ những ngày đầu gian khó đã được anh Nguyễn Thanh Phú (xã Rô Men, huyện Đam Rông) cụ thể bằng sản phẩm cà phê rang xay được công nhận OCOP 3 sao với thương hiệu HUSA.

OVN - More than a year ago, the Phat Huy upland rice product of Ba To Agricultural Cooperative was recognized as meeting 3-star OCOP standards. Since then, members of the Cooperative have proactively innovated designs and packaging, and promoted market connections.

OVN - Nhắc đến Cự Đà, mọi người nghĩ ngay đến ngôi làng cổ hơn 500 năm tuổi với những cổng làng rêu phong chất chứa bao ký ức về miền quê Bắc Bộ. Hoà với dòng chảy của ngôi làng cổ, xã Cự Đà, huyện Thanh Oai còn có món ăn truyền thống gắn với bao đời người dân Việt Nam, đó là tương Cự Đà.

OVN - By 2025, Moc Chau town (Son La province) strives for each commune to have at least 1 OCOP product; Organize production associated with the development of typical raw material areas; develop OCOP products according to the value chain...

OVN - Năm 2025, thị xã Mộc Châu (tỉnh Sơn La) phấn đấu mỗi xã có ít nhất 1 sản phẩm OCOP; Tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng; phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị…

OVN - Năm 2021, sản phẩm “gạo nếp Bắc Nghĩa Bình” được công nhận đạt sản phẩm OCOP hạng 4 sao cấp tỉnh. Đối với mỗi người dân đất thành Nam, các sản phẩm nông sản địa phương không chỉ là sản phẩm hàng hoá đơn thuần mà còn gắn với những ký ức thân thương của mỗi người .

OVN - Những ngày này, nông dân Nghệ An lại hối hả ra đồng thu hoạch củ hành tăm - sản phẩm OCOP 3 sao để bán cho thương lái…

OVN - Phát triển sản phẩm OCOP ( mỗi xã một sản phẩm) là tiêu chí bắt buộc trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Do vậy, thời gian tới, huyện Thanh Oai, Hà Nội tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò của lãnh đạo cấp xã trong thực hiện Chương trình OCOP.

OVN - Cầm trên tay những bình thủy tinh trong veo, bên trong là những bông hoa rực rỡ, sống động, có thể trưng bày từ 10 - 20 năm, không ít người đã phải thán phục sự sáng tạo của những người trẻ ở huyện Mê Linh (Hà Nội).

OVN - Lạp xưởng Bảo Châu là loại lạp xưởng có chất lượng cao và hương vị thơm ngon đặc trưng từ vùng đất Quy Nhơn, Bình Định đầy nắng gió. Điều đặc biệt, đây là sản phẩm của một gia đình có truyền thống 3 đời làm nghề sản xuất lạp xưởng từ những năm 1980 với những kinh nghiệm quý báu được kế thừa và phát huy qua nhiều năm tháng.

OVN - Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, các cơ sở OCOP tại Hà Tĩnh đã nhanh chóng bắt tay vào sản xuất cung ứng hàng hóa cho thị trường với khí thế lao động khẩn trương và quyết tâm thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025.

OVN - Người đàn ông dân tộc bản địa Liêng Jrang Ha Hoang, sinh năm 1981 đã xây dựng và phát triển các dòng sản phẩm cà phê nhãn hiệu Chư Mui sơ chế, chế biến bởi nguồn nguyên liệu kết tinh dưỡng chất từ đất lành của thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương. Mục tiêu trong năm 2025, cà phê Chư Mui tiếp tục bổ sung nhiều tiêu chí nâng cấp xếp hạng OCOP 3 sao lên 4 sao.

OVN - Phát huy lợi thế của địa phương có nghề đánh bắt hải sản, chị Lê Thị Liễu, ở phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập công ty, mở rộng phát triển nghề chế biến hải sản. Hiện nay, doanh nghiệp do chị làm chủ đang có 4 sản phẩm OCOP và tạo việc làm thường xuyên cho 50 lao động trên địa bàn.

OVN - In 2024, the “One Commune One Product” (OCOP) Program was implemented synchronously and widely in all localities across the province; at the same time, integrated into the implementation of the National Target Program on New Rural Construction (NTM) for the period 2021 - 2025 with many outstanding activities and results.