OCOP Đồng Nai: Phát huy giá trị khổ qua rừng
12:56 | 21/04/2022
OVN - Công ty TNHH Khổ qua rừng Hiệp Vân đã nghiên cứu cho ra đời các loại sản phẩm chế biến từ khổ qua rừng và nhận đánh giá cao về chất lượng, trong đó có 3 mặt hàng đạt chuẩn OCOP 3-4 sao tỉnh Đồng Nai năm 2019, 2021.
Khai thác lợi thế khổ qua rừng Đồng Nai
Ở Việt Nam, khổ qua rừng xuất hiện chủ yếu tại Đông Nam Bộ và sinh trưởng mạnh mẽ ở Đồng Nai, đặc biệt là TP Long Khánh. Người dân thường dùng quả để chế biến món ăn nhưng ít ai quan tâm những phần còn lại cũng mang đến lợi ích cho sức khoẻ như lá, đọt, ngọn, dây, hạt…
Công nhân đang chăm sóc và thu hoạch khổ qua rừng
Anh Lê Thanh Hiệp - Phó Giám đốc Công ty Khổ qua rừng Hiệp Vân, chia sẻ: “Long Khánh, Đồng Nai có lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu giúp cây khổ qua rừng sinh sôi nhưng chủ yếu mọc hoang nên nhiều người vẫn chưa hiểu hết công dụng của nó”.
Với mong muốn phát huy giá trị tiềm năng đồng thời quảng bá đến các tỉnh thành trong và ngoài nước, từ một cơ sở sản xuất tư nhân, anh Hiệp cùng vợ thành lập Công ty TNHH Khổ qua rừng Hiệp Vân vào năm 2018 tại khu phố Cẩm Tân, phường Xuân Tân, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Anh Lê Thanh Hiệp – Phó Giám đốc Công ty TNHH Khổ qua rừng Hiệp Vân - Đồng Nai
Để có nguyên liệu sản xuất, trước tiên phải chú trọng xử lý cải tạo đất và không khí cùng ươm giống, gieo giống làm giàn. Theo đó, khổ qua rừng được trồng gieo giàn trong nhà kính theo phương pháp sạch, không cho côn trùng phá hoại. Thời gian bắt đầu trồng đến khi thu hoạch sản xuất thành phẩm mất gần 1 năm. Sau khi thu hoạch, khổ qua rừng được phân loại, làm sạch và mang đi chế biến.
Đa dạng sản phẩm khổ qua rừng Đồng Nai
Đến nay, Hiệp Vân đã cho ra đời hơn 10 sản phẩm làm từ khổ qua rừng. Bên cạnh sản phẩm đã chế biến thành món ăn như khổ qua rừng muối chua, khổ qua rừng xá xíu, khổ qua rừng nhồi thịt và nhồi cá thát lát, công ty còn đẩy mạnh phát triển thực phẩm chức năng và làm đẹp. Trong đó, trà khổ qua rừng làm từ lá và dây sấy khô, mang vị ngọt thanh giúp giải nhiệt, giảm mỡ máu và ngăn ngừa ung thư.
Một số sản phầm OCOP Đồng Nai từ khổ qua rừng của Công ty Hiệp Vân
Nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu, công ty đứng ra hỗ trợ vốn, hạt giống đồng thời thu mua khổ qua từ các hộ dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như TP.Long Khánh, huyện Xuân Lộc và huyện Cẩm Mỹ. Tổng diện tích trồng của công ty đã lên đến hơn 50ha. Song song đó, anh Hiệp còn phối hợp với HTX Long Khánh hướng dẫn bà con trồng trọt theo phương pháp hữu cơ mang lại hiệu quả cao.
Vùng trồng nguyên liệu khổ qua rừng của Công ty Hiệp Vân tại Đồng Nai
Năm 2019, trà khổ qua rừng vinh dự là sản phẩm đầu tiên của tỉnh Đồng Nai đạt chuẩn OCOP 3 sao. Chứng nhận này giúp doanh nghiệp nhận được sự tin dùng từ người dân trong và ngoài tỉnh. Nhờ chính quyền địa phương hỗ trợ trong việc kết nối giao thương, các mặt hàng hiện nay được phân phối đến hơn 30 tỉnh thành qua HTX, trạm dừng chân cùng hệ thống siêu thị như Citi mart, Siêu thị Hoàng Đức, F&C Mart TP Hồ Chí Minh, Aeon… Đồng thời, có mặt trên các sàn giao dịch thương mại điện tử như Tiki Việt Nam, Gcaeco.vn, Shopee, Sendo, Lazada…
Một số sản phầm OCOP Đồng Nai từ khổ qua rừng của Công ty Hiệp Vân
Anh Hiệp cho biết thêm, năm 2021 vừa qua là giai đoạn khó khăn của nhiều doanh nghiệp trong nước, kể cả công ty Hiệp Vân. Do vậy, bài toán hậu Covid-19 vẫn là bài toán khó cần tìm câu trả lời. Tuy nhiên, trong năm 2021, Hiệp Vân liên tiếp có thêm 2 sản phẩm đạt OCOP 4 sao tỉnh Đồng Nai là bột khổ qua rừng matcha và tinh chất khổ qua rừng thiên nhiên.Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục cải thiện chất lượng từng sản phẩm với mong muốn nâng hạng OCOP, đồng thời hoàn thiện hồ sơ chứng nhận OCOP cho khổ qua rừng nhồi thịt và khổ qua rừng nhồi cá thát lát. Xa hơn nữa, Hiệp Vân đang phấn đấu đưa sản phẩm mang đặc trưng núi rừng Đồng Nai này đạt các tiêu chuẩn quốc tế nhằm đủ điều kiện xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là một số thị trường khó tính như châu Âu (EU), Nhật Bản,…
Quí Nhi
Tin mới hơn

OVN - Rượu Vọc được xem là “rượu tiến vua” của người dân huyện Bình Lục (Hà Nam), sản phẩm này cũng được xây dựng thương hiệu và tham gia chương trình OCOP.

OVN - Bến Tre đẩy mạnh thực hiện việc ứng dụng du lịch thông minh và chuyển đổi số du lịch, nỗ lực xây dựng thương hiệu du lịch xứ dừa gắn với những đặc trưng vốn có của địa phương.

OVN - Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã có 80 sản phẩm OCOP đạt 3, 4 sao cấp tỉnh. Các sản phẩm OCOP của Pleicu ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường thông qua các hội chợ quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm...

OVN - Sản phẩm mật hoa dừa và đường hoa dừa vinh dự đạt chứng nhận OCOP 5 sao là niềm tự hào to lớn của Công ty TNHH Trà Vinh Farm (Sokfarm). Qua đó, tiếp thêm động lực cho Sokfarm trên hành trình mang đến những sản phẩm thuần tự nhiên, chắt chiu từ những giọt mật hoa dừa tinh tuý tại vùng đất phước lành Trà Vinh.

LNV - Bánh Tu Huýt (Quảng Trị) nhiều người không khỏi ngạc nhiên với cái tên lạ lẫm khá thú vị của nó. Với những ai sinh ra và lớn lên ở vùng quê nắng gió Quảng Trị thì hình ảnh những chiếc bánh Tu Huýt trở nên rất quen thuộc.

OVN - Thực hiện chiến lược phát triển nông thôn mới gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, Công ty TNHH TM SX Yến sào Việt Nam đã có nhiều sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Thông qua việc khẳng định giá trị thương hiệu, doanh nghiệp cũng liên kết với các hộ nuôi yến ở địa phương, hỗ trợ người làm nghề đảm bảo đầu ra và tạo thêm việc làm cho nhân công.
Tin khác

OVN - Phú Thọ không chỉ biết đến với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, những nét văn hóa đặc trưng mà còn là nơi có nền ẩm thực cực kỳ đa dạng và phong phú. Một trong những đặc sản nức tiếng đó là rau sắn muối chua.

LNV - Từ khi thành lập và tiếp quản hoạt động trồng, chế biến chè tại xã Hòa Thạch (huyện Quốc Oai, Hà Nội), Hợp tác xã Long Phú đang từng bước nỗ lực khôi phục thương hiệu chè Long Phú, xây dựng mô hình sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, trở thành vùng nguyên liệu lớ

OVN - Qua bàn tay người nghệ nhân Gỗ nghệ thuật Âu Lạc, Đèn Thôn nữ được chế tác thủ công trên nền chất liệu gỗ thô mộc, tạo ra một sản phẩm thủ công mỹ nghệ sống động hồn quê Việt.

OVN - Nằm ở phía Nam của huyện Thanh Trì (Hà Nội) trải qua hàng trăm năm, làng nghề nón lá Vĩnh Thịnh vẫn chứng tỏ được sức sống bền bỉ của một nét văn hóa độc đáo đất Kinh kỳ. Để bảo tồn các giá trị truyền thống, Vĩnh Thịnh chuyển mình, phát triển làng nghề kết hợp với các hoạt động du lịch tham quan, trải nghiệm.

OVN – Sau 4 năm xây dựng và phát triển, sản phẩm giò lụa Song Anh ở xã Hà Linh, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh đã được đông đảo người tiêu dùng đón nhận. Vừa qua, ngày 7/8/2023 sản phẩm Dò lụa Song Anh đã được UBND huyện Hương Khê công nhận đạt OCOP 3 sao.

OVN - Tối 11-8 tại đường Nguyễn Tất Thành (khu vực phường Hòa Hiệp Nam) đã khai mạc Chương trình quảng bá sản phẩm thương hiệu nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, đặc trưng - Liên Chiểu 2023.

OVN - Làng nghề bánh gai Tứ Trụ có nguồn gốc từ làng Mía, thuộc địa phận xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Bánh gai Tứ Trụ nổi tiếng là món quà quê dân dã, trở thành món đặc sản của xứ Thanh, được khách hàng trên cả nước biết đến.

OVN - Rượu mơ Yên Tử là thương hiệu nổi tiếng lâu đời, sản phẩm truyền thống đặc trưng vùng cửa Phật. Trải qua hơn 40 năm gìn giữ và phát triển, sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao, đạt danh hiệu OCOP 4 sao của tỉnh Quảng Ninh.

OVN - Bảo tồn giống dược liệu đặc hữu và phát triển thương mại bền vững chính là mục tiêu được Công ty Cổ phần Dược liệu Lâm Thịnh Kon Tum cũng như nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sâm dây tại Kon Tum chú trọng.

OVN - Khí hậu mát mẻ, địa hình nhiều đồi núi, môi trường sống đa dạng và an toàn là những yếu tố quan trọng giúp Gia Lai phát triển nghề nuôi chim yến và thu hoạch tổ đạt chất lượng cao. Trên cơ sở đó, chị Trần Thị Nhượng đã tận dụng thế mạnh nguồn nguyên liệu, nghiên cứu và cho ra đời thương hiệu yến sào đạt chất lượng OCOP 3 sao.

OVN - Hiện nay, tỉnh Yên Bái đã có 10 sản phẩm OCOP đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng được xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, nhất là Anh quốc.

OVN - Được chế biến từ nguồn nguyên liệu có sẵn là gạo và hạt vừng (mè đen), bánh đa vừng Hạnh Tâm là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích. Sản phẩm được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

OVN - Trong giai đoạn 2018 - 2023, tỉnh Thanh Hóa đã có hàng trăm sản phẩm OCOP đạt chất lượng 3 sao, 4 sao và 5 sao… Trong đó, có những sản phẩm OCOP đã đạt đến độ tinh hoa, mang hồn cốt, đặc trưng truyền thống văn hóa của một vùng đất và của người Việt Nam được làm quà tặng cấp quốc gia, truyền đi thông điệp về văn hóa người Việt. Điều đó, càng thấy rõ hơn ý nghĩa, mục đích quan trọng, hiệu quả từ Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

OVN - Những cây, cỏ mọc hoang ở Cà Mau tưởng chừng là thứ bỏ đi, nhưng bằng trí tuệ và bàn tay khéo léo của nhà nông, đã trở thành “đặc sản”, được công nhận là sản phẩm OCOP, tiêu thụ rộng khắp thị trường trong nước.