Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP thích ứng với tình hình dịch bệnh

OVN - Đại dịch COVID-19 đang tác động tiêu cực đến nhiều mặt đời sống, nhiều chuỗi sản xuất, kinh doanh bị đứt gãy hoặc ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, nhiều chủ thể sản xuất và đơn vị tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Thanh Hóa đã có những cách làm sáng tạo, vẫn duy trì sự tăng trưởng cũng như phát triển thị trường cho sản phẩm. Một doanh nghiệp trẻ tại huyện Hậu Lộc không những vượt qua những tác động tiêu cực, mà còn biến những bất lợi thành cơ hội để có được sự tăng trưởng nhanh.

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại yến sào xứ Thanh, ở xã Hưng Lộc (Hậu Lộc) có 2 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao. Ngoài xây dựng các cơ sở tự nuôi chim yến lấy tổ, công ty đã liên kết tiêu thụ sản phẩm với gần 40 hộ nuôi yến trong tỉnh. Tổ yến thô được doanh nghiệp nhận thu mua về sơ chế thành tổ yến các loại; đồng thời, chế biến thành các loại yến chưng, nước yến... để đưa ra thị trường. Những tháng đầu năm 2020, khi tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước và thế giới phức tạp, sản phẩm tổ yến và nước yến chưng của công ty trở nên khó tiêu thụ. Để hoạt động của doanh nghiệp không bị gián đoạn, giám đốc trẻ Nguyễn Văn Tú đã liên tục triển khai những cách quảng bá và phát triển sản phẩm mới. Đầu tiên, doanh nghiệp tăng cường quảng bá và bán hàng online trên các trang facebook, fanpage và zalo, giao dịch và chuyển hàng qua hệ thống bưu điện. Đó được coi là giải pháp hiệu quả nhất để bán sản phẩm trong những thời điểm dịch bệnh phức tạp. Vào dịp 30-4 vừa qua, doanh nghiệp đã thành lập văn phòng đại diện và quầy bày bán sản phẩm tại số 508, phố Bà Triệu, TP Thanh Hóa để phát triển mảng bán lẻ ở địa bàn đông dân nhất tại Thanh Hóa. Đội ngũ shipper của công ty sẵn sàng đưa hàng đến tận nhà khi có điện thoại hay tương tác trên các trang bán hàng online của công ty nên lượng bán lẻ tăng nhanh.

Theo anh Tú, từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, nhiều đối tác quen thuộc trong nước giảm lượng nhập hàng của công ty. Việc xuất khẩu tổ yến đi thị trường Trung Quốc của đơn vị cũng bị đình trệ vì các biện pháp thắt chặt tại biên giới. Tuy nhiên, với những chiến lược xoay chiều sang mảng bán lẻ trong tỉnh, sản lượng hàng hóa và hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty vẫn không ngừng tăng trưởng. Thời điểm chúng tôi có mặt tại cửa hàng bày bán sản phẩm, mới giữa giờ chiều, bộ phận thu ngân đã báo giá trị bán lẻ trong ngày đạt hơn 40 triệu đồng. Với các biện pháp quảng bá hiệu quả, hiện mỗi ngày có hàng chục lượt khách hàng ở TP Thanh Hóa và các huyện lân cận tự tìm đến mua các sản phẩm từ tổ yến của công ty. Nhu cầu tổ yến cho người ốm, người già thì lúc nào cũng có nên anh Tú tin tưởng sẽ phát triển mạnh hoạt động bán lẻ này trong tương lai. Phía doanh nghiệp cũng kết nối để bày bán sản phẩm của mình tại hàng chục cửa hàng bán sản phẩm OCOP ở TP Thanh Hóa và các huyện, thị xã trong tỉnh, đồng thời thâm nhập vào các chuỗi thực phẩm an toàn trong tỉnh.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường, phía công ty liên tục học hỏi để sản xuất thêm những sản phẩm mới. Nếu thời điểm trước năm 2020, công ty đang có 7 sản phẩm, thì nay đã phát triển lên 12 dòng sản phẩm, trong đó có các loại tổ yến khô khác nhau chia theo chất lượng và cách sơ chế. Riêng sản phẩm yến chưng, công ty cũng đa dạng với tổ yến chưng đường phèn, tổ yến chưng hạt chia (loại hạt nhập khẩu từ Autralia, có tính mát), tổ yến chưng đông trùng hạ thảo... Dịp Tết Trung thu vừa qua, phía công ty còn nhập máy sản xuất bánh nướng để sản xuất bánh trung thu nhân tổ yến. “Do mới làm nên chúng tôi không dám sản xuất nhiều, nhưng khi giới thiệu và bày bán, mới ngày 12 tháng 8 âm lịch đã bán được 1.200 cái và hết hàng, còn rất nhiều người đặt, nếu còn, chúng tôi sẽ bán được khoảng 3.000 bánh nữa. Từ đó, dịp mùng 1 âm lịch hằng tháng, chúng tôi đều sản suất để bán, hiện vẫn tiêu thụ đều” – anh Tú chia sẻ.

Không hài lòng với sự phát triển sản phẩm của mình, gần 1 tháng qua, vị giám đốc trẻ đã thuê địa điểm để nấu và bán cháo tổ yến trước Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Để nhiều người biết đến sản phẩm mới này, công ty đã phối hợp với bệnh viện, mỗi chiều đều trao từ thiện 25 đến 50 suất cháo và 200 hũ yến chưng cho các bệnh nhân. Tuy mỗi suất cháo có giá cao hơn cháo dinh dưỡng truyền thống, nhưng thấy chất lượng tốt nên nhiều người đã tìm đến, mỗi ngày đã bán ra 300 đến 400 suất. Từ thành công này, phía công ty đang xúc tiến đặt quầy bán cháo tổ yến gần Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Nhằm tìm kiếm thêm đầu ra cho sản phẩm yến của mình, công ty đang xúc tiến lắp đặt dây chuyền sản xuất cháo tổ yến khô đóng gói, người tiêu dùng chỉ cần pha nước sôi như mì tôm là có thể sử dụng.

Hiện nay, mỗi tháng công ty bán ra khoảng 800 triệu đồng tiền hàng; trong đó, 50% bán lẻ, còn lại là bán cho các đại lý quen các tỉnh và đóng thùng gửi bán qua các kênh online. Lợi nhuận có được, công ty liên tục đầu tư cho thay đổi mẫu mã, cho nhân viên đi học tập kinh nghiệm và mua sắm máy móc để đầu tư các dây chuyền chế biến sản phẩm tổ yến. Doanh nghiệp cũng đã ký được hợp đồng với các đơn vị phân phối sản phẩm tại TP Hà Nội, các tỉnh Ninh Bình, Hà Tĩnh và Bắc Ninh để phát triển thị trường cho sản phẩm yến, hiện đã đưa được sản phẩm vào một số chuỗi siêu thị tại Hà Nội, nhiều cửa hàng tạp hóa trong và ngoài tỉnh.

Với sự phát triển không ngừng nhờ liên tục tìm tòi hướng kinh doanh mới, hiện mỗi tháng, doanh nghiệp tiếp tục thu hoạch và thu gom khoảng 50 kg tổ yến thô để chế biến. Hằng ngày, các lãnh đạo công ty đều đến tận các quầy để giới thiệu sản phẩm cho khách, bởi theo anh Tú, quảng bá trực tiếp vẫn là một trong 2 kênh hiệu quả nhất.

Lê Đồng

Tin liên quan

Tin mới hơn

Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
OVN - Vân Cù, một làng nghề thủ công truyền thống làm bún nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế, đã tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm lịch sử. Nơi đây không chỉ lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm bún chất lượng cao cho thị trường.
Quảng Ninh chuẩn hóa sản phẩm OCOP
Quảng Ninh chuẩn hóa sản phẩm OCOP
OVN - Đến nay, tỉnh Quảng Ninh có 417 sản phẩm OCOP của 13 huyện, thị xã, thành phố đạt từ 3-5 sao, tăng 181 sản phẩm so với cuối năm 2020. Trong đó, 315 sản phẩm đạt 3 sao, tăng 153 sản phẩm; 98 sản phẩm đạt 4 sao, tăng 24 sản phẩm; 4 sản phẩm đạt 5 sao, tăng 4 sản phẩm.
Nghệ An: Hành trình đưa bún gạo truyền thống thành sản phẩm OCOP
Nghệ An: Hành trình đưa bún gạo truyền thống thành sản phẩm OCOP
OVN - Nghề làm bún gạo truyền thống ngày càng có nguy cơ mai một do nhiều yếu tố, thế nhưng ở xã Hưng Hòa, TP Vinh, tỉnh Nghệ An lại có một hộ gia đình với cơ sở sản xuất bún gạo truyền thống hết sức quy mô và đặc biệt hơn sản phẩm là OCOP 3 sao.
Lào Cai có thêm 02 sản phẩm OCOP 5 sao
Lào Cai có thêm 02 sản phẩm OCOP 5 sao
OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Hội đồng đã xem xét và công nhận 4 sản phẩm OCOP 5 sao mới, trong đó, tỉnh Lào Cai vinh dự có 2 sản phẩm được công nhận là Cao mềm actiso Sa Pa và Trà phun sương actiso Sa Pa.
Dưa lưới Kim Long  sản phẩm OCOP 3 sao
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, xã An Bình, huyện Phú Giáo, (Bình Dương) đạt chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2020.
Xu thế đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
Xu thế đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
OVN - Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử đang là xu thế giúp sản phẩm có cơ hội đến gần hơn với người tiêu dùng và vươn xa ra thế giới.

Tin khác

TP. HCM: Kích cầu du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
TP. HCM: Kích cầu du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
OVN - Sở Du lịch TP. HCM đã đề xuất giải pháp phát triển du lịch cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ gắn với ngành du lịch. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là kế hoạch kết nối chương trình kích cầu du lịch với ngành nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa
OVN – Từ loại gạo nếp Khoái Đen truyền thống, những người nông dân của HTX bưởi và dịch vụ tổng hợp Hùng Xuyên (xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) đã xây dựng thành công sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, góp phần nâng cao giá trị cây lúa, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
OVN - Việc xây dựng và phát triển “Mỗi xã một sản phẩm” được huyện Phù Mỹ quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện, tính đến nay toàn huyện có 44 sản phẩm OCOP được cấp chứng nhận, trong đó 38 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao và 6 sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao (tăng 44 sản phẩm so với năm 2011).
Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá
Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá
OVN - Ngày 25-11, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 426/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt điểm sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao (đợt 1) tỉnh Tuyên Quang năm 2024.
Làng nghề truyền thống rượu Vọc phát huy thế mạnh của sản phẩm OCOP
Làng nghề truyền thống rượu Vọc phát huy thế mạnh của sản phẩm OCOP
OVN - Xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, (tỉnh Hà Nam) từ lâu nổi tiếng với làng rượu Vọc truyền thống. Trải qua quá trình phát triển, hiện nay sản phẩm rượu Vọc có sự đổi mới, nâng tầm, được công nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
Thanh Hoá: Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua chuyển đổi số
Thanh Hoá: Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua chuyển đổi số
OVN - Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp đã và đang góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, trở thành động lực để phát triển kinh tế của địa phương, đưa sản phẩm của địa phương vươn xa. Đặc biệt, chuyển đổi số (CĐS) sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi cho chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) phát huy hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Nam: Sản phẩm OCOP ở Phước Sơn - Biến lợi thế núi rừng thành hàng hóa
Quảng Nam: Sản phẩm OCOP ở Phước Sơn - Biến lợi thế núi rừng thành hàng hóa
OVN - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã có 15 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao cấp tỉnh. Đó là những sản phẩm đặc trưng, sản vật nổi tiếng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế, nâng cao đời sống người dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi nơi đây.
Ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương
Ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương
OVN - Vừa qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hải Dương ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương. Đây là câu lạc bộ đầu tiên được thành lập nhằm hội tụ các sản phẩm OCOP Hải Dương.
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
OVN - Để thúc đẩy sự chủ động và thống nhất trong việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chi cục Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hiệu quả. Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các sở, ngành, huyện, thành phố, cùng các cơ quan liên quan.
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Căn cứ vào kết quả chấm điểm, đánh giá sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Cẩm Thủy đã công nhận thêm 7 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
OVN - Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh không chỉ góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, mà còn giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm về giá trị văn hóa địa phương.
Vĩnh Phúc: Nông dân Việt Nam xuất sắc và hành trình xây dựng thương hiệu sữa Vinhtuongmilk
Vĩnh Phúc: Nông dân Việt Nam xuất sắc và hành trình xây dựng thương hiệu sữa Vinhtuongmilk
LNV - Với phương châm “Lấy lương tâm, đạo đức để tạo ra sản phẩm, lấy chất lượng là mạng sống của doanh nghiệp”, đến nay, thương hiệu sữa Vinhtuongmilk do doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc, Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi và chế biến sữa Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) làm chủ không chỉ tạo niềm tin, uy tín đối với người dân huyện Vĩnh Tường mà còn có chỗ đứng trên thị trường cả nước. Điều này càng khẳng định những nỗ lực không ngừng của doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc trên hành trình trở thành 1 trong 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024.
Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong lên một tầm cao mới với chứng nhận OCOP 4 sao
Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong lên một tầm cao mới với chứng nhận OCOP 4 sao
OVN - Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong (Hòa Bình) cho rằng, người làm nông nghiệp muốn sản xuất bền vững thì phải minh bạch hóa cả quá trình sản xuất. Do đó, HTX luôn hoạt động với tôn chỉ "Tốt đất - Tốt giống - Tốt từ tâm" và đạt được nhiều thành tựu không nhỏ trong việc cung cấp nông sản chất lượng cao cho người tiêu dùng đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường và góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Đồng tháp: Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Đồng tháp: Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
OVN - Đồng Tháp là địa phương đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về sản phẩm OCOP. Hiện nay, Đồng Tháp đã có trên 450 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao, 4 sao, 5 sao, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ ba cả nước, khẳng định sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy sản xuất của người dân.
Từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm OCOP
Từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm OCOP
OVN - Với tay nghề, kinh nghiệm của cha ông để lại, đồng thời dựa vào đặc điểm vùng miền, khí hậu, thổ nhưỡng… mà các sản phẩm OCOP được hình thành. Ở đó có chút mộc mạc, chút hồn nhiên, chút tự hào và tình yêu quê hương, xứ sở.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động