Sản phẩm mật ong Lương Thịnh (Yên Bái): Món quà vô giá của thiên nhiên
09:54 | 28/11/2023
OVN - Xuất xứ từ những cánh rừng thuộc địa phận xã Lương Thịnh - huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái, mật ong Lương Thịnh được xem là món quà vô giá được thiên nhiên ưu ái ban tặng, có giá trị dinh dưỡng và hương vị đặc trưng. Sản phẩm đã được tỉnh Yên Bái công
Thuần hóa mật ong rừng thành sản phẩm OCOP
Sở hữu lợi thế hàng trăm hecta rừng nguyên sinh với hệ thực vật đa dạng, phong phú, Hợp tác xã (HTX) Ong mật xã Lương Thịnh đã cùng người dân nơi đây thuần hóa loại ong rừng địa phương, chuyển tổ và nuôi tại các trang trại. Vì vậy, chất lượng mật ong của HTX Ong mật Lương Thịnh không hề thua kém mật ong rừng tự nhiên và được người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Sản phẩm của HTX mật ong xã Lương Thịnh đạt OCOP 3 sao
Chủ tịch HTX Ong mật xã Lương Thịnh, bà Bùi Thị Oanh cho biết: “HTX hiện nay có 10 hộ thành viên với tổng số 400 đàn ong được đặt trong các cánh rừng nguyên sinh. Mật ong Lương Thịnh là loại mật ong đa hoa, ong lấy mật của tất cả loài hoa trong bán kính 3km ở xung quanh tổ của nó. Vì vậy, mỗi loại mật ong sẽ có màu sắc và hương vị đặc trưng của từng loại hoa khác nhau”.
“HTX Mật ong Lương Thịnh sản xuất theo chu trình 4 tháng lấy mật, 8 tháng dưỡng ong. Từ tháng 2 đến cuối tháng 5 âm lịch là khoảng thời gian khai thác mật hiệu quả nhất. Các hộ thành viên để ong tự thu thập phấn hoa ở thảm thực vật rừng nguyên sinh. Từ đó thu những giọt mật thuần tuý nhất từ thiên nhiên.
Khu vực nuôi ong của các hộ thành viên thuộc HTX Ong mật xã Lương Thịnh
Thời gian từ tháng 06 đến tháng 02 âm lịch năm kế tiếp là đến giai đoạn dưỡng ong. Giai đoạn này, đàn ong gặp phải một số trở ngại như thời tiết mưa rét và thiếu phấn hoa gây thiệt hại đến việc dưỡng đàn ong. Do đó, HTX Ong mật xã Lương Thịnh phải bổ sung phấn hoa cho ong. Giai đoạn này không khai thác mật và không có sản lượng mật ong” – Bà Oanh chia sẻ.
Mật ong Lương Thịnh là sản phẩm mật ong nguyên chất tự nhiên tươi nguyên, không pha trộn. Đảm bảo giữ nguyên được tất cả các vitamin và khoáng chất như thành phần của mật ong rừng của vùng đất này. Đây cũng là mục tiêu quan trọng mà HTX Ong mật xã Lương Thịnh luôn hướng tới.
Tạo việc làm nâng cao thu nhập
Nghề nuôi ong lấy mật đã và đang phát triển nhanh chóng, mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã Lương Thịnh. Để giúp đỡ nhau cùng phát triển, các hộ dân trong xã đã chủ động liên kết xây dựng hợp tác xã nuôi ong và tiếp tục nhân rộng các mô hình nuôi ong lấy mật, góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn.
Mật ong nguyên chất của HTX Ong mật xã Lương Thịnh
Với chất lượng ổn định, sản phẩm mật ong Lương Thịnh đã được người tiêu dùng chấp nhận và ngày càng ưa chuộng. Thị trường tiêu thụ không chỉ trong phạm vi tỉnh Yên Bái mà còn mở rộng sang các tỉnh thành lân cận như: Lào Cai, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh,… Ngoài sản xuất mật ong, các hộ thành viên trong HTX còn phát triển nghề nuôi ong giống.
Khu vực sang chiết mật ong sạch sẽ, ngắn nắp, có kệ để sản phẩm
Bà Bùi Thị Oanh - Chủ tịch HTX Ong mật xã Lương Thịnh chia sẻ: “Trung bình với mỗi hộ thành viên nuôi 45 tổ ong, đến mùa sẽ thu hoạch được 7 - 10 lít mật và một số sản phẩm phụ từ đàn ong, mang lại thu nhập tối thiểu 70 triệu đồng. Do đó, bên cạnh nghề chính là bảo vệ và trồng rừng, nhiều hộ sản xuất coi đây là nghề tay trái góp phần cải thiện đời sống”.
Ông Lưu Việt Trung, phó Chủ tịch UBND xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết: “Nghề nuôi ong lấy mật dần trở thành sinh kế bền vững bên cạnh việc trồng rừng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho một bộ phận bà con nông dân xã Lương Thịnh. Từ khi sản phẩm mật ong Lương Thịnh được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh, đã góp phần nâng cao vị thế cho nông sản của núi rừng Lương Thịnh, Trấn Yên”.
Thời gian tới, chính quyền xã Lương Thịnh định hướng sẽ tiếp tục thúc đẩy triển khai nhân rộng mô hình nuôi ong rừng lấy mật, nhằm tăng sản lượng mật ong đáp ứng nhu cầu to lớn của khách hàng. Hỗ trợ HTX lập Website cho sản phẩm mật ong Lương Thịnh và xúc tiến thương mại điện tử để mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời, hỗ trợ HTX bổ sung các tiêu chí khác còn thiếu, để tiếp tục nâng hạng OCOP 4 sao, 5 sao cho sản phẩm mật ong Lương Thịnh, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương.
Tin mới hơn

OVN - Nhắc đến Cự Đà, mọi người nghĩ ngay đến ngôi làng cổ hơn 500 năm tuổi với những cổng làng rêu phong chất chứa bao ký ức về miền quê Bắc Bộ. Hoà với dòng chảy của ngôi làng cổ, xã Cự Đà, huyện Thanh Oai còn có món ăn truyền thống gắn với bao đời người dân Việt Nam, đó là tương Cự Đà.

OVN - By 2025, Moc Chau town (Son La province) strives for each commune to have at least 1 OCOP product; Organize production associated with the development of typical raw material areas; develop OCOP products according to the value chain...

OVN - Năm 2025, thị xã Mộc Châu (tỉnh Sơn La) phấn đấu mỗi xã có ít nhất 1 sản phẩm OCOP; Tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng; phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị…

OVN - Năm 2021, sản phẩm “gạo nếp Bắc Nghĩa Bình” được công nhận đạt sản phẩm OCOP hạng 4 sao cấp tỉnh. Đối với mỗi người dân đất thành Nam, các sản phẩm nông sản địa phương không chỉ là sản phẩm hàng hoá đơn thuần mà còn gắn với những ký ức thân thương của mỗi người .

OVN - Những ngày này, nông dân Nghệ An lại hối hả ra đồng thu hoạch củ hành tăm - sản phẩm OCOP 3 sao để bán cho thương lái…

OVN - Phát triển sản phẩm OCOP ( mỗi xã một sản phẩm) là tiêu chí bắt buộc trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Do vậy, thời gian tới, huyện Thanh Oai, Hà Nội tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò của lãnh đạo cấp xã trong thực hiện Chương trình OCOP.
Tin khác

OVN - Cầm trên tay những bình thủy tinh trong veo, bên trong là những bông hoa rực rỡ, sống động, có thể trưng bày từ 10 - 20 năm, không ít người đã phải thán phục sự sáng tạo của những người trẻ ở huyện Mê Linh (Hà Nội).

OVN - Lạp xưởng Bảo Châu là loại lạp xưởng có chất lượng cao và hương vị thơm ngon đặc trưng từ vùng đất Quy Nhơn, Bình Định đầy nắng gió. Điều đặc biệt, đây là sản phẩm của một gia đình có truyền thống 3 đời làm nghề sản xuất lạp xưởng từ những năm 1980 với những kinh nghiệm quý báu được kế thừa và phát huy qua nhiều năm tháng.

OVN - Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, các cơ sở OCOP tại Hà Tĩnh đã nhanh chóng bắt tay vào sản xuất cung ứng hàng hóa cho thị trường với khí thế lao động khẩn trương và quyết tâm thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025.

OVN - Người đàn ông dân tộc bản địa Liêng Jrang Ha Hoang, sinh năm 1981 đã xây dựng và phát triển các dòng sản phẩm cà phê nhãn hiệu Chư Mui sơ chế, chế biến bởi nguồn nguyên liệu kết tinh dưỡng chất từ đất lành của thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương. Mục tiêu trong năm 2025, cà phê Chư Mui tiếp tục bổ sung nhiều tiêu chí nâng cấp xếp hạng OCOP 3 sao lên 4 sao.

OVN - Phát huy lợi thế của địa phương có nghề đánh bắt hải sản, chị Lê Thị Liễu, ở phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập công ty, mở rộng phát triển nghề chế biến hải sản. Hiện nay, doanh nghiệp do chị làm chủ đang có 4 sản phẩm OCOP và tạo việc làm thường xuyên cho 50 lao động trên địa bàn.

OVN - In 2024, the “One Commune One Product” (OCOP) Program was implemented synchronously and widely in all localities across the province; at the same time, integrated into the implementation of the National Target Program on New Rural Construction (NTM) for the period 2021 - 2025 with many outstanding activities and results.

OVN - Năm 2024, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã được triển khai đồng bộ, rộng khắp ở tất cả các địa phương trên toàn tỉnh; đồng thời, lồng ghép trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 với nhiều hoạt động và kết quả nổi bật.

OVN - Sản phẩm muối rằng rây là một trong những sản phẩm OCOP tiêu biểu đạt 3 sao của huyện miền núi Bắc Trà My, vừa được công nhận.

OVN - Nhằm gia tăng giá trị, nâng cao chất lượng, khẳng định chỗ đứng, các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tích cực chuyển đổi số. Trong đó đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; từ đó, gặt hái được nhiều thành công, mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước hướng tới xuất khẩu.

OVN - Chẳng còn xa lạ khi những cái tên đặc sản của các địa phương như: chè Suối Giàng, gạo Séng cù Mường Lò, bưởi Đại Minh, quế Văn Yên, gạo nếp Tan Tú Lệ, miến đao Giới Phiên, khoai sọ Trạm Tấu, mật ong rừng Mù Cang Chải, măng tre Bát Độ Trấn Yên, cá sấy hồ Thác Bà... đã làm nên thương hiệu của nông sản Yên Bái trên các sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước bằng chất lượng và uy tín của sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao.

OVN - Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hà Chi có trụ sở tại 77, đường trương đăng quế, Phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đây là khu vực có tiềm năng phát triển nông nghiệp lớn, với đất đai màu mỡ và điều kiện khí hậu thuận lợi cho các loại cây trồng đặc sản.

OVN - Huyện Ðầm Dơi là một trong những địa phương có tiềm năng về nuôi thuỷ sản, đặc biệt là các mặt hàng tôm, cua, ba khía... Với nguồn nguyên liệu dồi dào, nhiều cơ sở sản xuất đã phát huy thế mạnh sẵn có ở địa phương để chế biến thành những mặt hàng đạt chuẩn OCOP, góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm.

OVN - Không dừng lại ở đó, tỉnh cũng vừa công nhận thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao, càng cho thấy sự rõ nét về việc đầu tư nghiêm túc và chiến lược phát triển bền vững các sản phẩm của tỉnh. Những đặc sản địa phương không chỉ mang đậm dấu ấn vùng đất Tây Ninh mà còn sẵn sàng chinh phục thị trường rộng lớn, mở ra cơ hội xuất khẩu và nâng cao giá trị kinh tế cho địa phương.

OVN - Dam Doi district is one of the localities with potential for aquaculture, especially shrimp, crab, crab, etc. With abundant raw material resources, many production facilities have promoted their existing local strengths to process products that meet OCOP standards, contributing to improving the product value chain.