Trà Vinh: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho thanh long ruột đỏ

OVN - Thanh long ruột đỏ được biết đến là loại cây có nguồn gốc nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ. Hiện nay, Trà Vinh là tỉnh có diện tích trồng thanh long ruột đỏ lớn thứ tư trên cả nước, sau tỉnh các tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang. Từ một vài héc ta những năm đầu triển khai, đến nay, nhiều địa phương trong tỉnh Trà Vinh đã chuyển đổi đất trồng lúa, đất vườn tạp, sang trồng thanh long ruột đỏ, nâng diện tích trồng thanh long ruột đỏ toàn tỉnh tăng mạnh.

Trà Vinh hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để trồng cây Thanh long

Trà Vinh có hệ thống sông rạch chằng chịt, địa hình thấp và bằng phẳng, đất đai màu mỡ và khí hậu mát mẻ, ít bị ảnh hưởng bởi lũ, bão là điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp ngọt, lợ và mặn, đặc biệt là phát triển lúa gạo, các loại màu và cây công nghiệp ngắn ngày, các loại cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản ngọt, lợ, mặn đã góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển khá toàn diện và đạt được thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực.

Tổng diện tích đất để phục vụ sản xuất là hơn 141.000ha, chiếm khoảng 5,41% diện tích của khu vực, cây ăn trái diện tích chiếm khoảng 05% và sản lượng chiếm 5,4% khu vực, đứng hàng thứ 09, đứng trước 04 tỉnh An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

Trà Vinh: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho thanh long ruột đỏ

Trà Vinh tăng cường mở rộng diện tích trồng thanh long ruột đỏ

Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT, hiện nay thanh long của Trà Vinh được trồng chủ yếu tại hai huyện Càng Long và Châu Thành (trong đó chủ yếu là thanh long ruột đỏ). Đến nay, diện tích trồng thanh long của Châu Thành là khoảng trên 77 ha, tập trung nhiều nhất là ở xã Nguyệt Hóa trên 52 ha, diện tích trồng thanh long ruột đỏ của huyện Càng Long khoảng 350 ha, tập trung tại các xã Phương Thạnh, Bình Phú, Huyền Hội; do là loại cây dễ trồng, dễ phát triển, cây cho trái quanh năm, mỗi cây thanh long của Trà Vinh cho khoảng 15-20 trái/đợt, năng suất trung bình đạt khoảng 40-45 tấn/ha.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng với việc áp dụng các kỹ thuật chăm sóc hiện đại, thanh long của Trà Vinh có một số đặc điểm nổi bật so với các địa phương khác, trái thanh long của Trà Vinh có mùi vị thơm và ngọt đậm, đặc trưng, vỏ mỏng, trái to, đều…

Thanh long ruột đỏ Trà Vinh vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở khâu tiêu thụ

Các yếu tố như thời tiết, dịch bệnh (đốm trắng, thối cành và thán thư), diện tích trồng nhỏ lẻ, quy trình canh tác còn mắc phải những khiếm khuyết, đầu ra chưa ổn định, liên kết sản xuất còn lỏng lẻo, cơ sở hạ tầng phục vụ chưa đồng bộ (nhất là điện phục vụ cho thanh long ra trái mùa nghịch) cũng đã ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng thu hoạch cây Thanh long. Ngoài ra, chi phí đầu tư cao (trên 20 triệu đồng/1.000m2), công chăm sóc lớn cũng là những khó khăn mà người dân trên địa bàn tỉnh phải đối mặt.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thanh long lớn nhất của Việt Nam, chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam.

Dịch bệnh Covid-19 được xem là có tác động mạnh đến cầu thị trường thanh long ở Trung Quốc, ngoài ra thanh long được nước này trồng và cung cấp cho thị trường là nguyên nhân cũng cần quan tâm. Thông tin từ Cục xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương, diện tích trồng thanh long ở Trung Quốc tăng rất nhanh và hiện đã đạt khoảng 35.500ha.

Trà Vinh: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho thanh long ruột đỏ

Trái thanh long của Trà Vinh từng đạt giải khuyến khích tại Hội thi Trái ngon - An toàn Nam Bộ năm 2013, được xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Điều này cũng đồng nghĩa với việc xuất khẩu thanh long của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc sẽ ảnh hưởng theo chiều hướng xấu do nước này tự sản xuất và cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng thanh long của một bộ phận người dân, dẫn đến thị phần cho trái thanh long Việt Nam tại thị trường Trung Quốc sẽ giảm xuống. Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với trái thanh long của Việt Nam trong thời gian tới, nếu không có những giải pháp căn cơ thì ngành hàng thanh long sẽ hạn chế đà tăng trưởng.

Trong điều kiện diện tích trồng thanh long ở Trung Quốc tăng nhanh, sản lượng thanh long sản xuất từ các trang trại ở Trung Quốc cung ứng cho thị trường nội tiêu ngày càng tăng, sự cạnh tranh giữa thanh long sản xuất trong nước và nhập từ Việt Nam sẽ diễn ra. Hậu quả của sự canh tranh này là giá thanh long nhập khẩu sẽ giảm do sản lượng thanh long nhập từ nước ngoài vào nước này vẫn duy trì ở mức cao.

Bên cạnh đó kể từ ngày 01/4/2018, thanh long xuất khẩu chính ngạch đã bị phía Trung Quốc đưa vào danh sách trái cây của Việt Nam buộc phải áp dụng các tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Tuy nhiên quy trình đăng ký tiêu chuẩn này không phức tạp, cũng tương tự như quy trình lấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP. Các thông tin bao gồm tên sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, tên hoặc mã số nhà xưởng đóng gói bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh. Doanh nghiệp có thể dán thêm nhãn để bổ sung các thông tin kể trên đồng thời có mã vạch, QR code (Quick response code - Mã phản hồi nhanh) hoặc tem chống hàng giả để có thể kiểm tra bất cứ lúc nào. Đây là khó khăn cho người trồng thanh long vì thanh long Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc chủ yếu bằng đường biên. Ngoài ra, thanh long Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh ngày càng tăng từ Đài Loan, Thái Lan và Malaysia và hàng rào kỹ thuật. Các nước như: Trung Quốc, Philippines, Hoa Kỳ, Nhật Bản cũng trồng thanh long khiến thanh long Việt Nam mất thế độc quyền trên các thị trường.

Về chứng nhận VietGAP cho các cơ sở sản xuất thanh long, đến nay, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mới chỉ có 05 cơ sở được chứng nhận, gồm: tỉnh Tiền Giang: 3 cơ sở, tỉnh Long An: 1 cơ sở và tỉnh Đồng Tháp: 1 cơ sở. Riêng tỉnh Trà Vinh có 7 cơ sở được chứng nhận VietGAP về trồng trọt nhưng không có cơ sở VietGAP về thanh long. Tuy phát triển mạnh nhưng đa phần nhà vườn ở Trà Vinh chưa chú trọng đến việc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên hiệu quả chưa cao. Đây là một trong những trở ngại lớn trong việc đẩy mạnh tiêu thụ thanh long của tỉnh, nhất là trong bối cảnh thanh long Việt Nam hiện phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra làm thế nào để đưa con đường xuất khẩu thanh long đến với nhiều nước trên thế giời hơn nữa? Việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) cho sản phẩm thanh long của Trà Vinh là thật sự cần thiết; góp phần gìn giữ và phát triển các thương hiệu cộng đồng của địa phương. Đặc biệt, thông qua việc đăng ký bảo hộ NHCN, khi sản phẩm lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các tiêu chí về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc, xuất xứ, quy trình kỹ thuật,… sẽ góp phần từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, ổn định đời sống và nâng cao giá trị sản xuất sản phẩm mang NHCN.

Vì vậy, ngày 21/04/2022, UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Quyết định số 750/QĐ-UBND phê duyệt phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ phát triển tài sản trí tuệ năm 2022. Trong đó, đề cập đến kế hoạch lựa chọn nhà thầu hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Thanh Long của tỉnh Trà Vinh năm 2022. Đến ngày 05 tháng 12 năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã ban hành Quyết định số 2335/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ phát triển tài sản trí tuệ Đăng ký bảo hộ, quản lý và quảng bá nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Thanh Long của tỉnh Trà Vinh. Nhiệm vụ được thực hiện với sự quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh kết hợp với chính quyền địa phương, Công ty TNHH Nghiên cứu và Đầu tư S&D - Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ.

Sau quá trình phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tại địa phương, Đơn vị chủ trì đã hoàn thiện được bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm thanh long của tỉnh Trà Vinh. Đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Thanh long Trà Vinh" đã được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ ngày 28/7/2023 với số đơn là 4-2023-33169 và được Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định chấp nhận đơn số 68313/QĐ-SHTT ngày 12/9/2023.

Để kế hoạch xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho Thanh long Trà Vinh đạt hiêu quả cao thì cần có sự liên kết giữa các ban ngành địa phương và người nông dân. Cần có kế hoạch tổ chức sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, an toàn thực phẩm, dễ truy xuất nguồn gốc, đảm bảo cung ứng quanh năm.

Trà Vinh: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho thanh long ruột đỏ

Mẫu logo NHCN “Thanh long Trà Vinh” nộp Cục Sở hữu trí tuệ ngày 28/7/2023 với số đơn 4-2023-33169

Song song với hoàn thiện khâu tổ chức sản xuất, cần tổ chức liên kết hộ gia đình, các nhóm nông dân dạng tổ hợp tác hoặc hợp tác xã tại các địa phương để có nguồn lực cơ sở hạ tầng và vốn phục vụ sản xuất bao gồm nhà kho bảo quản, đóng gói, công nghệ sơ chế,… Cần thành lập tổ liên kết sản xuất trực tiếp để ký hợp đồng với công ty xuất khẩu.

Triển khai mô hình sản xuất cây ăn trái trên diện rộng theo GAP (VietGAP hoặc GlobalGAP) cho đại bộ phận nhà vườn do sản phẩm hữu cơ đang ngày càng trở thành một xu hướng ưa thích trên thị trường. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm cũng như cung cấp chính xác các thông số về "hàng rào kỹ thuật" để đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính như Mỹ, EU,...

Đa dạng sản phẩm thanh long qua chế biến thay vì chỉ tiêu thụ trái tươi, chín như hiện nay góp phần giải tỏa áp lực tiêu thụ trái trong những lúc dư thừa và còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế cho thanh long như bột thanh long, kem thanh long, tương thanh long, mỳ tôm thanh long, rượu,…

Tổ chức nghiên cứu thị trường, nhu cầu tiêu thụ thanh long trong từng thời điểm của thị trường thế giới để có thể tổ chức sản xuất rải vụ, tránh được cung vượt cầu, làm giá giảm. Xây dựng thương hiệu cho thanh long Trà Vinh, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm chuyên ngành thực phẩm trong và ngoài nước ngoài nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm thanh long.

Ngoài ra, nhà vườn trồng thanh long nên tham gia vào các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất để thay đổi tập quán sản xuất và dễ tìm thị trường tiêu thụ ổn định. Đặc biệt, sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và hướng hữu cơ sinh học, để được sản phẩm sạch, an toàn, nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Thanh Hoa

Tin liên quan

Tin mới hơn

Sản phẩm OCOP 4 sao “Miến dong xưa” - thương hiệu đậm truyền thống
Sản phẩm OCOP 4 sao “Miến dong xưa” - thương hiệu đậm truyền thống
OVN - Tại thôn Gia, xã Dương Liễu (huyện Hoài Đức) có một cơ sở sản xuất luôn trăn trở về việc tạo ra sản phẩm miến truyền thống, đó là hộ kinh doanh Phí Đình Huệ.
Hòa Bình tháo gỡ khó khăn để phát triển sản phẩm OCOP
Hòa Bình tháo gỡ khó khăn để phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Những năm qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Hòa Bình đã góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm truyền thống địa phương, thông qua chương trình đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Xoài hạt lép HTX GAP Cù Lao Giêng sản phẩm OCOP 3 SAO
Xoài hạt lép HTX GAP Cù Lao Giêng sản phẩm OCOP 3 SAO
OVN - Xoài hạt lép của HTX GAP Cù Lao Giêng (Tổ 5 Ấp Bình Trung, xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới) là giống xoài đặc sản của tỉnh An Giang. Nổi bật với vị ngọt thanh và mùi thơm đặc trưng. Xoài hạt lép không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn mang lại nhiều lợi ích về dinh dưỡng. Loại xoài này cung cấp nhiều vitamin như vitamin C, A, B6 và chất xơ, giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa.
Sản phẩm OCOP 4 sao Ổi Di Trạch được người tiêu dùng tin tưởng
Sản phẩm OCOP 4 sao Ổi Di Trạch được người tiêu dùng tin tưởng
OVN - Ổi Di Trạch đã được công nhận là sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao và hiện sản phẩm này có mặt rộng khắp trên thị trường trong và ngoài Hà Nội.
Hành trình nâng tầm cây mơ Bắc Kạn thành sản phẩm OCOP
Hành trình nâng tầm cây mơ Bắc Kạn thành sản phẩm OCOP
OVN - Từ thức quà dân dã nơi rẻo cao, mơ Cao Kỳ huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn) đang vươn mình thành cây trồng chủ lực, đạt chuẩn OCOP 3 sao (2021). Với giá trị sức khỏe nổi bật, loại quả này đã chạm ngõ thị trường khó tính như Nhật Bản, mở ra nhiều triển vọng phát triển cho địa phương.
Làng mật mía trứ danh xứ Nghệ đỏ lửa từ sáng đến tối
Làng mật mía trứ danh xứ Nghệ đỏ lửa từ sáng đến tối
OVN - Làng Găng (nay gọi là HTX mật mía làng Găng) thuộc xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, là làng nghề truyền thống làm mật mía từ lâu đời. Mật mía ở đây có hương vị thơm ngon, sánh dẻo, màu cánh cam tự nhiên nên được rất nhiều người “sành ẩm thực” ưa chuộng.

Tin khác

Công ty CP Ong mật Việt Ý có nhiều sản phẩm OCOP nhất Chí Linh
Công ty CP Ong mật Việt Ý có nhiều sản phẩm OCOP nhất Chí Linh
OVN - Công ty CP Ong mật Việt Ý ở phường Cộng Hòa (Chí Linh) là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tìm cách khai thác các sản phẩm từ ong mật tự nhiên. Công ty CP Ong mật Việt Ý có 5 sản phẩm OCOP 3 sao, là đơn vị sở hữu nhiều sản phẩm OCOP nhất tại TP Chí Linh.
Xây dựng hình ảnh, câu chuyện sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị
Xây dựng hình ảnh, câu chuyện sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị
OVN - Đối với chủ thể OCOP tham gia các đoàn xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP ra nước ngoài cần được lựa chọn đảm bảo đúng đối tượng, sản phẩm phù hợp với thị trường, mục đích chuyến đi và cần có sự luân phiên để nhiều chủ thể được tham gia…
Quảng Nam: Xây dựng chuỗi giá trị cho cây tiêu Bình Quế
Quảng Nam: Xây dựng chuỗi giá trị cho cây tiêu Bình Quế
OVN - Từng bị lãng quên trong nhiều năm, cây tiêu bản địa ở xã Bình Quế, huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) đang được phục hồi và phát triển theo hướng hàng hóa, gắn với mục tiêu nâng cao thu nhập từ kinh tế vườn. Từ mô hình nhỏ lẻ trong dân, đến nay tiêu Bình Quế đã có vùng nguyên liệu tập trung, có tổ chức thu mua, có thương hiệu bước đầu và được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh.
Từ đam mê đến sản phẩm OCOP 3 sao của nghệ nhân đồ gỗ mỹ nghệ Nguyễn Thanh Trí
Từ đam mê đến sản phẩm OCOP 3 sao của nghệ nhân đồ gỗ mỹ nghệ Nguyễn Thanh Trí
OVN - Trải qua hơn 20 năm miệt mài theo đuổi đam mê chế tác đồ gỗ mỹ nghệ, anh Nguyễn Thanh Trí (ngụ ấp Tân Thới, xã Tân Phú) đã thành lập cơ sở Đồ gỗ Anh Khôi, nơi sản xuất ra những sản phẩm mỹ nghệ từ gỗ mang đậm dấu ấn sáng tạo. Trong số đó, hai sản phẩm “Tranh chữ gỗ thư pháp” và “Lục bình gỗ tự nhiên” đã được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 sao là minh chứng cho sự nỗ lực và thành công của anh.
Đưa nấm sò trở thành sản phẩm OCOP
Đưa nấm sò trở thành sản phẩm OCOP
OVN - Dám nghĩ, dám làm, phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, Đào Thái Sơn đã mạnh dạn thay đổi suy nghĩ, cách làm, mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nấm tại trang trại của gia đình. Nấm sò của trang trại đã trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, có thương hiệu, được thị trường đón nhận.
Mật ong bản Dao - Sản phẩm OCOP 3 sao
Mật ong bản Dao - Sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Mật ong bản Dao sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao của Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp bản Dao Thống Nhất (TP Hòa Bình, tỉnh Hoà Bình) được bày bán tại các địa điểm, quầy hàng trưng bày sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Hòa Bình với mẫu mã, hình thức đẹp mắt...
Hậu Giang: Khẳng định vị thế trên bản đồ sản phẩm quốc gia
Hậu Giang: Khẳng định vị thế trên bản đồ sản phẩm quốc gia
OVN - Hội đồng đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương vừa công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Trong đó, nhóm thực phẩm chiếm đa số với 21 sản phẩm, tiếp đến là nhóm dược liệu 2 sản phẩm, du lịch 2 sản phẩm, đồ uống 2 sản phẩm và thủ công mỹ nghệ 1 sản phẩm. Hậu Giang tự hào có 3 sản phẩm xuất sắc đạt danh hiệu này.
Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao
Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao
OVN - Thác Dải Yếm, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu (tỉnh Sơn La), tiếng Thái gọi là “Sai Peng” nghĩa là “sợi yêu”. Còn suối nơi dòng thác chảy xuống được gọi là suối Hò Hẹn. Thác nước đổ trắng xóa, tạo nên khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, bình yên, thư thái. Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp gắn với câu chuyện tình yêu lãng mạn của đôi nam nữ.
Lai Châu: Tiềm năng từ các sản phẩm OCOP
Lai Châu: Tiềm năng từ các sản phẩm OCOP
OVN - Trong những năm qua, việc triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu) đã khơi dậy tiềm năng, lợi thế của nông sản địa phương, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.
Sâm nam núi Dành -  vàng xanh của đất Bắc Giang
Sâm nam núi Dành - vàng xanh của đất Bắc Giang
OVN - Ẩn mình giữa những ngọn đồi trung du xanh ngát của huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, sâm nam núi Dành đang dần khẳng định vị thế của mình, không chỉ là cây dược liệu quý mà còn là biểu tượng cho sự phát triển bền vững của địa phương. Với giá trị dược liệu quý giá, gắn với lịch sử, văn hóa lâu đời, cùng triển vọng kinh tế vượt bậc, sâm nam núi Dành xứng đáng được gọi là “vàng xanh” của đất Bắc Giang.
Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao
Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao
OVN - Khi xuân về, giữa bao món ngon “cao lương mỹ vị”, dưa kiệu Hòa Nhơn – món ăn giản dị nhưng đầy thi vị – vẫn luôn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người dân quê. Không cầu kỳ, không phô trương, những củ kiệu muối chua giòn tan hòa quyện với chút ngọt thanh của giấm đường và cay nồng đặc trưng đã tạo nên một hương vị khó quên. Đây không chỉ là món ăn, mà còn là ký ức, là tình yêu quê hương đậm sâu trong tâm trí mỗi người con xa xứ.
Bình Phước: Phát triển sản phẩm OCOP tạo đột phá tiềm năng nông thôn
Bình Phước: Phát triển sản phẩm OCOP tạo đột phá tiềm năng nông thôn
OVN - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương trong tỉnh Bình Phước đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ các sản phẩm nông sản đặc trưng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đột phá tiềm năng nông thôn, từng bước nâng vị thế, giá trị của sản phẩm được công nhận.
Đan Phượng (Hà Nội): Sản phẩm OCOP tạo lực đẩy cho các làng nghề
Đan Phượng (Hà Nội): Sản phẩm OCOP tạo lực đẩy cho các làng nghề
OVN - Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, đến nay, huyện Đan Phượng đã có 100 sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được UBND thành phố Hà Nội công nhận.
Lạc sen Diễn Châu - Tinh hoa ẩm thực xứ Nghệ
Lạc sen Diễn Châu - Tinh hoa ẩm thực xứ Nghệ
OVN - Bao năm qua cây lạc là cây quan trọng ở vùng đất Diễn Châu, Nghệ An. Mùa xuân đi qua đây cánh đồng lạc phủ trắng ni lông với muôn triệu mầm lạc vươn đón nắng. Nhà nhà trồng lạc, tới mùa gọi nhau mua bán lạc.
Hành trình chạm đến ước mơ OCOP 5 sao
Hành trình chạm đến ước mơ OCOP 5 sao
OVN - Nhận thấy tiềm năng dược liệu của Bắc Kạn, Công ty Cổ phần Công nghệ dược liệu Bắc Hà đã đầu tư nghiên cứu, chiết xuất hoạt chất quý từ cây dược liệu, đưa 3 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động