Hà Giang: Khai thác sản phẩm thế mạnh địa phương hướng đi triển vọng ở Xín Mần

LNV - Phát triển các sản phẩm chủ lực dựa vào thế mạnh vùng; đẩy mạnh quảng bá trên nền tảng số là hướng đi mà huyện Xín Mần (Hà Giang) đã và đang triển khai mạnh mẽ nhằm đưa sản phẩm OCOP tiêu thụ rộng khắp trên thị trường.

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, năm 2023, huyện Xín Mần đã đầu tư và hoàn thiện các sản phẩm phi nông nghiệp, dịch vụ có thế mạnh của huyện, thuộc 6 nhóm sản phẩm: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược, thủ công mỹ nghệ, vải, may mặc, dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch. Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp huyện, số sản phẩm đăng ký tham gia mới Chương trình mỗi xã một sản phẩm gồm 9 sản phẩm: Củ cải muối, Thịt bò sấy Xín Mần, Thịt lợn sấy Xín Mần, Thịt Trâu héo, Trà hạt Muồng, Trà hạt Muồng túi lọc, Bí thơm, Đậu xị Cốc Pài, Đậu Nhự Cốc Pài. Trong đó, có 5 doanh nghiệp, hợp tác xã là chủ thể tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023, bao gồm: HTX sản xuất Nông nông nghiệp Xín Mần, HTX Vai Lũng, HTX sản xuất Nông, lâm nghiệp tổng hợp Tùng Lâm, HTX dịch vụ thương mại và sản xuất Nông nghiệp Tuấn Vũ, Công ty TNHH thương mại xuất, nhập khẩu Hoàng Oanh.

Củ cải sấy khô của Hợp tác xã Nông nghiệp Xín Mần
Củ cải sấy khô của Hợp tác xã Nông nghiệp Xín Mần. Ảnh: dangcongsan

Đến thăm gian hàng trưng bày sản phẩm của HTX Nông nông nghiệp Xín Mần ở xã Xín Mần. Tại đây, nhiều mặt hàng được đóng gói với bao bì bắt mắt, đầy đủ nhãn mác, mã vạch truy xuất nguồn gốc, được thị trường tiêu dùng biết đến qua việc sử dụng và nắm bắt thông tin trên các trang thương mại điện tử hoặc mạng xã hội. Các sản phẩm mà HTX sản xuất chủ yếu tập trung vào nông sản chủ lực của địa phương là cây Củ cải, Bắp cải bao gồm: Củ cải sấy khô, Củ cải muối, Bắp cải và rau cải muối. Ông Bùi Văn Phong, HTX Nông nông nghiệp Xín Mần chia sẻ: HTX chủ yếu sản xuất các sản phẩm nông nghiệp cho người dân địa phương. Năm 2022, sản phẩm Củ cải sấy khô được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Năm nay, HTX tiếp tục mở rộng sản xuất và đăng ký sản phẩm Củ cải muối để tham gia chương trình OCOP. Bên cạnh đó, sản phẩm của HTX vừa cung ứng ra thị trường các tỉnh, vừa phục vụ nhu cầu phát triển du lịch của địa phương.

Toàn huyện có 20 sản phẩm đạt sao cấp tỉnh, thuộc 3 ngành (ngành thực phẩm có 10 sản phẩm: Miến dong Gia Long, gạo tẻ Già dui, gạo nếp Quảng Nguyên, mật ong hoa rừng Xín Mần, mật ong hoa Thảo quả, hạt Ý dĩ, thịt trâu sấy khô, củ cải sấy khô, thịt lợn đen Xín Mần; ngành đồ uống 8 sản phẩm: Chè tuyết Chế Là, trà khổ qua rừng (túi lọc), Tuấn Băng trà, chè Bản Vẽ, Lộc trà thiên nhiên, Hồng trà thiên nhiên, trà Shan tuyết Xín Mần, Shan tuyết trà Quảng Nguyên; dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch 2 sản phẩm: Làng Du lịch cộng đồng thôn Nà Ràng (xã Khuôn Lùng) và Làng Du lịch cộng đồng thôn Quảng Hạ (xã Quảng Nguyên).

Là địa phương khó khăn về nguồn lực cũng như điều kiện, trình độ dân trí, tuy nhiên huyện lại có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp. Năm 2023, huyện đã tập trung phát triển các sản phẩm như: Hình thành vùng nguyên liệu nông sản; vùng nuôi cá nước lạnh; vùng chăn nuôi gia súc hàng hóa; nhiều địa điểm du lịch thu hút du khách. Vì vậy, để phát triển các sản phẩm OCOP của địa phương, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Kinh tế và Hạ tầng chủ trì, phối hợp với Phòng Nông nghiệp&PTNT, các xã, thị trấn, các cơ sở sản xuất duy trì hoạt động của các gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm tại các khu du lịch trọng điểm, tại các gian hàng của cơ sở để giới thiệu các sản phẩm OCOP của huyện đến với khách du lịch. Mặt khác, tăng cường công tác tư vấn cho các chủ thể phát triển sản phẩm tham gia Chương trình OCOP như: Xây dựng và triển khai phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh; hoàn thiện nhãn mác, bao bì, mã số, mã vạch theo quy chuẩn; hoàn thiện hồ sơ thi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cho các chủ thể.

Các ngành chuyên môn của huyện phối hợp với các chủ thể có sản phẩm tham gia quảng bá, xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP trong tỉnh, các tỉnh thành trong cả nước như: Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai; tỉnh Tuyên Quang, Thành phố Hà Nội... Các sản phẩm của huyện tham gia hội chợ, triển lãm, trưng bày các sản phẩm OCOP và sản phẩm nông nghiệp đặc trưng được khách hàng các địa phương, đơn vị đánh giá cao. Đồng chí Ngô Văn Tăng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Chương trình mỗi xã một sản phẩm đang được huyện đẩy mạnh. Trên cơ sở đó, huyện tập trung phát triển các sản phẩm đặc trưng theo từng vùng nguyên liệu, từng thế mạnh, cây con chủ lực của địa phương. Đồng thời, liên kết theo chuỗi giá trị, tạo đầu ra sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đến tháng 10, huyện sẽ tiếp tục triển khai đánh giá 5 sản phẩm tham gia OCOP năm 2023.

Hiện nay, có 12 sản phẩm OCOP địa phương đều được đưa lên quảng bá tại các sàn thương mại điện tử: VOSO.VN, POSMART.VN như sản phẩm Trà tuyết Chế Là, Trà khổ qua rừng (túi lọc), Trà khổ qua rừng thái lát, gạo tẻ Già dui Xín Mần, gạo nếp Quảng Nguyên,... và một số sàn thương mại điện tử khác như: Lazada, Sendo, Kiti, Shopee, các trang mạng xã hội như Facebook, zalo. Thời gian tới, huyện Xín Mần tiếp tục tuyên truyền đến các chủ thể, HTX từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, đồng thời quảng bá rộng rãi trên các sàn thương mại điện tử, kết nối đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, xây dựng các sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Văn Long

Tin liên quan

Tin mới hơn

Đưa đặc sản "rồng đất" thành sản phẩm OCOP
Đưa đặc sản "rồng đất" thành sản phẩm OCOP
OVN - Từ nguồn nguyên liệu “lộc trời” ban tặng, các cơ sở chế biến rươi ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã đầu tư công nghệ, chế biến thành các sản phẩm hướng đến đạt chuẩn OCOP.
Sản phẩm OCOP Sâm Ngọc Linh từ rừng nguyên sinh vươn ra Quốc tế
Sản phẩm OCOP Sâm Ngọc Linh từ rừng nguyên sinh vươn ra Quốc tế
OVN - Ở độ cao hơn 2.000m, nơi đỉnh Ngọc Linh chạm tới mây trời, những mầm sâm quý đang âm thầm nảy nở dưới sự chở che của tán rừng nguyên sinh mát lạnh. Từ bàn tay và khối óc của những người đã gắn bó cả cuộc đời với cây sâm, những sản phẩm OCOP từ cây sâm Ngọc Linh đã ra đời, mang theo cả khát vọng đưa “hạt ngọc trời” của đồng bào Xơ Đăng vươn tầm quốc tế.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP từ mật ong
Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP từ mật ong
OVN - Là người con sinh ra và lớn lên trên mãnh đất xã Thượng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, học hết lớp 10 ông Lê Tý thi đỗ vào Trường Đại học Nông nghiệp II. Ra trường ông về công tác tại huyện Tân Kỳ là vùng miền núi bán sơn địa có nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển nghề nuôi ong. Nơi đây đã in sâu trong tâm trí Lê Tý hình ảnh về bà con nông dân miệt mài tháng năm, tìm ong chúa nhân đàn để nuôi ong vắt ra những chai mật ong rừng sánh vàng.
Bánh đậu xanh Như Ý - Sản phẩm OCOP 3 sao
Bánh đậu xanh Như Ý - Sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Trong số những đặc sản của tỉnh Hải Dương, thì bánh đậu xanh là món quà được nhiều người ưa chuộng. Tấm bánh nhỏ bé, giản dị mang đầy hương vị của vườn quê luôn là niềm tự hào của người dân Hải Dương. Du khách khi tới Hải Dương hay đi qua đường cũng đều ghé mua bánh đậu xanh Hải Dương về làm quà. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương có trên 50 thương hiệu bánh đậu xanh, trong đó có thương hiệu bánh đậu xanh Như Ý được nhiều thực khách lựa chọn.
Đặc sản “Rồng đất” Hải Dương
Đặc sản “Rồng đất” Hải Dương
OVN - Rươi còn có tên gọi khác là “Rồng đất” là loài vật thân mềm sống ở vùng nước lợ hoặc vùng đan xen nước ngọt. Một số loài nhỏ khác thuộc họ nhà Rươi thậm chí còn có thể sống trọng môi trường biển. Rươi thường xuất hiện nhiều tại các tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Rươi thường xuất hiện nhiều ở khu vực Tứ Kỳ, Kinh Môn, Thanh Hà ,..thuộc tỉnh Hải Dương.
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai
OVN - Nhắc đến bún, phở khô ngon, không thể không nhắc đến đặc sản bún, phở khô được làm ra từ làng nghề nổi tiếng ở xã Minh Khai, huyện Hoài Đức.

Tin khác

Đậm đà hương vị nước mắm nhỉ cá linh Thanh Tuyền
Đậm đà hương vị nước mắm nhỉ cá linh Thanh Tuyền
OVN – Say mê hương vị nước mắm của quê hướng, vợ chồng anh Nguyễn Văn Thanh (xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, An Giang) đã làm ra loại nước mắm cá linh thơm ngon đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Lạng Sơn: Rượu men lá được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao
Lạng Sơn: Rượu men lá được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Thời gian qua, Công ty TNHH Long Trang VN, thôn Bản Dù, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng đã đầu tư trang thiết bị hiện đại để sản xuất rượu men lá. Hiện nay, rượu men lá của công ty đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao (chương trình mỗi xã một sản phẩm) cấp huyện.
Đặc sắc làng nghề gốm cổ truyền của người Chăm Ninh Thuận
Đặc sắc làng nghề gốm cổ truyền của người Chăm Ninh Thuận
OVN - Với những giá trị đặc sắc, nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc ở Ninh Thuận mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa - xã hội, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa Chăm thêm lung linh sắc màu.
Bình Định: Huyện Vân Canh đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP năm 2024
Bình Định: Huyện Vân Canh đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP năm 2024
OVN - Huyện Vân Canh tổ chức rà soát, lựa chọn, đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 và khen thưởng, biểu dương các chủ thể đạt sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.
Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu
Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu
OVN - Với tâm niệm gìn giữ và phát triển nghề nước mắm truyền thống của vùng quê Hải Hậu, anh Nguyễn Đức Duy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và thủy sản (HTXNN và TS) Hải Hậu đã đầu tư tiền của, công sức xây dựng thương hiệu mắm uy tín trên thị trường. Năm 2021, sản phẩm “Nước mắm Nhà thờ đổ” của HTXNN và TS Hải Hậu được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt sản phẩm tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn
OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn
OVN - Được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao, nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn đang từng bước mở rộng thị trường, mang đặc sản miền quê của huyện Lâm Thao, Phú Thọ tới nhiều khách hàng.
Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP
Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP
OVN - Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng đất “địa linh nhân kiệt” tỉnh Ninh Bình, xuất phát từ nghề cơ khí. Đến với mảnh đất quê hương thứ hai tỉnh Gia Lai từ những năm 1998 của thế kỷ trước, anh Đinh Văn Kỳ sớm thấu hiểu được những khó khăn của những người nông dân với cây cà phê ở xã Bầu Cạn, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai.
Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao
Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao
OVN - Giò me (giò bê) ở Nam Nghĩa, Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) thường được lấy tên là giò me Nam Nghĩa hay giò me Nam Đàn. Thương hiệu này ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến, trở thành thương hiệu giò bê Nghệ An.
Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực
Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực
OVN - Mặc dù TP. Đồng Hới ( Quảng Bình) đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả tích cực trong triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, các sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. Vì vậy, thành phố sẽ ưu tiên hỗ trợ đối với việc phát triển các sản phẩm OCOP mới là các sản phẩm chủ lực, đặc sản truyền thống của địa phương.
Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP
Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP
OVN - Một thời, lạc là nông sản xuất khẩu chủ lực của Nghệ An. Nhưng đã có giai đoạn cây lạc bị mai một. Nhận thấy giá trị đặc hữu của lạc sen Nghệ An, huyện Diễn Châu và doanh nghiệp đã xây dựng thành công sản phẩm lạc sen đạt chuẩn 4 sao OCOP.
Quảng Thành nâng cao chuỗi giá trị nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
Quảng Thành nâng cao chuỗi giá trị nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
OVN - Xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền là địa chỉ cung ứng rau sạch và các loại nông phẩm nổi tiếng của cả tỉnh Thừa Thiên - Huế. Với mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP đã góp phần nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
Tỉnh Đồng Tháp phát triển du lịch sinh thái gắn với quảng bá sản phẩm  OCOP
Tỉnh Đồng Tháp phát triển du lịch sinh thái gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
OVN -Thời gian qua, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được tỉnh Đồng Tháp đặc biệt quan tâm và đang từng bước hỗ trợ các địu lịch.Việc phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng gắn với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) thời gian qua được tỉnh Đồng Tháp OCOP.
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP
LNV - Không chỉ nổi tiếng ở địa phương, sản phẩm OCOP dưa chuột An Hòa của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh hàng nông sản An Hòa, xã An Hòa, huyện Tam Dương còn phát triển mạnh, vươn tới nhiều tỉnh, thành lân cận. Từ “cây OCOP”, nông dân, tiểu thương được tạo việc làm, tăng thu nhập, còn người tiêu dùng được tiếp cận thực phẩm an toàn.
Quảng Ngãi:  166 sản phẩm được công nhận OCOP
Quảng Ngãi: 166 sản phẩm được công nhận OCOP
OVN - Các địa phương xây dựng, trình bày câu chuyện riêng về sản phẩm OCOP của mình để góp phần lôi cuốn khách hàng, nâng cao giá trị sản phẩm.
Trà Vinh: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho thanh long ruột đỏ
Trà Vinh: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho thanh long ruột đỏ
OVN - Thanh long ruột đỏ được biết đến là loại cây có nguồn gốc nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ. Hiện nay, Trà Vinh là tỉnh có diện tích trồng thanh long ruột đỏ lớn thứ tư trên cả nước, sau tỉnh các tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang. Từ một vài héc ta những năm đầu triển khai, đến nay, nhiều địa phương trong tỉnh Trà Vinh đã chuyển đổi đất trồng lúa, đất vườn tạp, sang trồng thanh long ruột đỏ, nâng diện tích trồng thanh long ruột đỏ toàn tỉnh tăng mạnh.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động