Hà Nội: Nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm OCOP Chương Mỹ
09:56 | 15/12/2021
OVN - Năm 2020, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) phấn đấu có thêm 40 sản phẩm được đánh giá, phân hạng. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP Chương Mỹ trên thị trường.
Phát huy thế mạnh nội tại
Sở hữu nhiều làng nghề và vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn, Chương Mỹ được đánh giá là địa phương có nhiều lợi thế phát triển các sản phẩm OCOP.
Nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, từ năm 2019 đến nay, huyện Chương Mỹ đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình OCOP và coi đây là nhiệm vụ quan trọng phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Ban chỉ đạo Chương trình OCOP huyện đã chỉ đạo các xã rà soát, đánh giá các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp để xây dựng cơ sở dữ liệu, làm nền tảng xây dựng các sản phẩm OCOP. Cùng với đó, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, chủ lực nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, phấn đấu có sản phẩm nông nghiệp được xếp hạng 5 sao.
Hết năm 2020, huyện Chương Mỹ đã có 59 sản phẩm OCOP được đánh giá từ 3 sao trở lên. Trong đó, một số chủ thể tiêu biểu có nhiều sản phẩm OCOP được cấp sao như: Công ty TNHH Mỹ nghệ Hoa Sơn với các sản phẩm hộp mây tết hoa, ủ ấm nước đan họa tiết, túi mây đan họa tiết, khay chữ nhật kết hợp sơn mài...; Công ty TNHH mây tre đan Việt Quang với các sản phẩm bộ đèn đan vảy rồng, bát bộ ba, làn đan mắt cáo, khay chữ nhật...; HTX Rau quả sạch Chúc Sơn với các sản phẩm rau củ quả...
Giám đốc HTX Rau quả sạch Chúc Sơn Hoàng Văn Thám chia sẻ: Các sản phẩm OCOP được TP. Hà Nội cấp sao đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế, củng cố niềm tin của người tiêu dùng và mở ra thị trường rộng lớn hơn. Chương trình OCOP đã tạo thêm nhiều cơ hội cho sản xuất nông nghiệp cũng như làng nghề. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục lựa chọn thêm các sản phẩm để đăng ký tham gia Chương trình OCOP.
Nâng cao sức cạnh tranh
Từ đầu năm 2021 đến nay, dù chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song UBND huyện Chương Mỹ đã ban hành kế hoạch triển khai đồng bộ Chương trình OCOP đến các xã, thị trấn. Bên cạnh đó, huyện cũng tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ quản lý, điều hành, tập huấn cho các đơn vị, HTX, chủ hộ sản xuất. Đồng thời, rà soát đánh giá, lựa chọn hoàn thiện và nâng cấp được 40 sản phẩm hiện có của các địa phương tham gia đánh giá sản phẩm OCOP năm 2021. Đồng thời, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn người dân tham gia các lớp tập huấn xây dựng sản phẩm OCOP. Đa dạng hóa các sản phẩm OCOP và xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm để có đầu ra bền vững.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh (làng nghề Phú Vinh, xã Phú Nghĩa) - một trong những người trực tiếp làm ra sản phẩm mây tre giang đan đạt tiêu chuẩn 4 sao OCOP cho biết: Tôi tham gia chương trình OCOP từ khi TP. Hà Nội mới triển khai và đã thấy được hiệu quả thiết thực từ chương trình này trong việc nâng cao giá trị kinh tế, cải thiện chất lượng và hình ảnh của sản phẩm trong mắt người tiêu dùng. Không chỉ vậy, chương trình còn tạo không khí thi đua lao động, sáng tạo trong làng nghề. Đặc biệt, sự vào cuộc của nhiều nghệ nhân có tay nghề cao không chỉ giúp gìn giữ, phát triển được các sản phẩm truyền thống mà còn góp phần sáng tạo sản phẩm mới lạ, độc đáo, phù hợp thị hiếu của khách hàng.
Theo Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Đình Hoa, trong năm 2021, huyện phát triển thêm các sản phẩm của làng nghề mây tre đan Phú Nghĩa; mô hình chăn nuôi gà thảo dược của HTX Nông nghiệp công nghệ cao, phấn đấu được công nhận sản phẩm OCOP của thủ đô. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn người dân tham gia các lớp tập huấn xây dựng các sản phẩm OCOP. Đồng thời, triển khai nhiều giải pháp đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Sở hữu nhiều làng nghề và vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn, Chương Mỹ được đánh giá là địa phương có nhiều lợi thế phát triển các sản phẩm OCOP.
Rau an toàn Chúc Sơn - Sản phẩm OCOP Chương Mỹ (Ảnh minh họa)
Nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, từ năm 2019 đến nay, huyện Chương Mỹ đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình OCOP và coi đây là nhiệm vụ quan trọng phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Ban chỉ đạo Chương trình OCOP huyện đã chỉ đạo các xã rà soát, đánh giá các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp để xây dựng cơ sở dữ liệu, làm nền tảng xây dựng các sản phẩm OCOP. Cùng với đó, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, chủ lực nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, phấn đấu có sản phẩm nông nghiệp được xếp hạng 5 sao.
Hết năm 2020, huyện Chương Mỹ đã có 59 sản phẩm OCOP được đánh giá từ 3 sao trở lên. Trong đó, một số chủ thể tiêu biểu có nhiều sản phẩm OCOP được cấp sao như: Công ty TNHH Mỹ nghệ Hoa Sơn với các sản phẩm hộp mây tết hoa, ủ ấm nước đan họa tiết, túi mây đan họa tiết, khay chữ nhật kết hợp sơn mài...; Công ty TNHH mây tre đan Việt Quang với các sản phẩm bộ đèn đan vảy rồng, bát bộ ba, làn đan mắt cáo, khay chữ nhật...; HTX Rau quả sạch Chúc Sơn với các sản phẩm rau củ quả...
Các sản phẩm mây tre đan được xếp hạng OCOP Chương Mỹ (Ảnh minh họa)
Giám đốc HTX Rau quả sạch Chúc Sơn Hoàng Văn Thám chia sẻ: Các sản phẩm OCOP được TP. Hà Nội cấp sao đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế, củng cố niềm tin của người tiêu dùng và mở ra thị trường rộng lớn hơn. Chương trình OCOP đã tạo thêm nhiều cơ hội cho sản xuất nông nghiệp cũng như làng nghề. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục lựa chọn thêm các sản phẩm để đăng ký tham gia Chương trình OCOP.
Nâng cao sức cạnh tranh
Từ đầu năm 2021 đến nay, dù chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song UBND huyện Chương Mỹ đã ban hành kế hoạch triển khai đồng bộ Chương trình OCOP đến các xã, thị trấn. Bên cạnh đó, huyện cũng tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ quản lý, điều hành, tập huấn cho các đơn vị, HTX, chủ hộ sản xuất. Đồng thời, rà soát đánh giá, lựa chọn hoàn thiện và nâng cấp được 40 sản phẩm hiện có của các địa phương tham gia đánh giá sản phẩm OCOP năm 2021. Đồng thời, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn người dân tham gia các lớp tập huấn xây dựng sản phẩm OCOP. Đa dạng hóa các sản phẩm OCOP và xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm để có đầu ra bền vững.
Sản phẩm của Công ty TNHH mây tre đan Việt Quang được UBND Thành phố Hà Nội công nhận đạt hạng 4 sao (Ảnh minh họa)
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh (làng nghề Phú Vinh, xã Phú Nghĩa) - một trong những người trực tiếp làm ra sản phẩm mây tre giang đan đạt tiêu chuẩn 4 sao OCOP cho biết: Tôi tham gia chương trình OCOP từ khi TP. Hà Nội mới triển khai và đã thấy được hiệu quả thiết thực từ chương trình này trong việc nâng cao giá trị kinh tế, cải thiện chất lượng và hình ảnh của sản phẩm trong mắt người tiêu dùng. Không chỉ vậy, chương trình còn tạo không khí thi đua lao động, sáng tạo trong làng nghề. Đặc biệt, sự vào cuộc của nhiều nghệ nhân có tay nghề cao không chỉ giúp gìn giữ, phát triển được các sản phẩm truyền thống mà còn góp phần sáng tạo sản phẩm mới lạ, độc đáo, phù hợp thị hiếu của khách hàng.
Theo Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Đình Hoa, trong năm 2021, huyện phát triển thêm các sản phẩm của làng nghề mây tre đan Phú Nghĩa; mô hình chăn nuôi gà thảo dược của HTX Nông nghiệp công nghệ cao, phấn đấu được công nhận sản phẩm OCOP của thủ đô. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn người dân tham gia các lớp tập huấn xây dựng các sản phẩm OCOP. Đồng thời, triển khai nhiều giải pháp đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Anh Khang
Tin mới hơn
OVN - Xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, (tỉnh Hà Nam) từ lâu nổi tiếng với làng rượu Vọc truyền thống. Trải qua quá trình phát triển, hiện nay sản phẩm rượu Vọc có sự đổi mới, nâng tầm, được công nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
OVN - Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp đã và đang góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, trở thành động lực để phát triển kinh tế của địa phương, đưa sản phẩm của địa phương vươn xa. Đặc biệt, chuyển đổi số (CĐS) sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi cho chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) phát huy hiệu quả kinh tế cao.
OVN - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã có 15 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao cấp tỉnh. Đó là những sản phẩm đặc trưng, sản vật nổi tiếng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế, nâng cao đời sống người dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi nơi đây.
OVN - Vừa qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hải Dương ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương. Đây là câu lạc bộ đầu tiên được thành lập nhằm hội tụ các sản phẩm OCOP Hải Dương.
OVN - Để thúc đẩy sự chủ động và thống nhất trong việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chi cục Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hiệu quả. Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các sở, ngành, huyện, thành phố, cùng các cơ quan liên quan.
Tin khác
OVN - Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh không chỉ góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, mà còn giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm về giá trị văn hóa địa phương.
LNV - Với phương châm “Lấy lương tâm, đạo đức để tạo ra sản phẩm, lấy chất lượng là mạng sống của doanh nghiệp”, đến nay, thương hiệu sữa Vinhtuongmilk do doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc, Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi và chế biến sữa Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) làm chủ không chỉ tạo niềm tin, uy tín đối với người dân huyện Vĩnh Tường mà còn có chỗ đứng trên thị trường cả nước. Điều này càng khẳng định những nỗ lực không ngừng của doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc trên hành trình trở thành 1 trong 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024.
OVN - Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong (Hòa Bình) cho rằng, người làm nông nghiệp muốn sản xuất bền vững thì phải minh bạch hóa cả quá trình sản xuất. Do đó, HTX luôn hoạt động với tôn chỉ "Tốt đất - Tốt giống - Tốt từ tâm" và đạt được nhiều thành tựu không nhỏ trong việc cung cấp nông sản chất lượng cao cho người tiêu dùng đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường và góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
OVN - Đồng Tháp là địa phương đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về sản phẩm OCOP. Hiện nay, Đồng Tháp đã có trên 450 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao, 4 sao, 5 sao, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ ba cả nước, khẳng định sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy sản xuất của người dân.
OVN - Với tay nghề, kinh nghiệm của cha ông để lại, đồng thời dựa vào đặc điểm vùng miền, khí hậu, thổ nhưỡng… mà các sản phẩm OCOP được hình thành. Ở đó có chút mộc mạc, chút hồn nhiên, chút tự hào và tình yêu quê hương, xứ sở.
OVN - Sản phẩm mì gạo Thạch Đê, Cẩm Khê (Phú Thọ) đã gắn liền với bao thế hệ người dân nơi đây vừa được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Sự kết hợp hài hòa giữa phương pháp làm mì truyền thống và công nghệ hiện đại đã giúp sản phẩm mì gạo Thạch Đê chinh phục được cả những khách hàng khó tính nhất.
OVN - Nước mắm Ba Làng TH là một trong những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa của làng nghề truyền thống Ba Làng (Thanh Hoá). Với danh hiệu OCOP 4 sao – đánh giá cao về chất lượng, sản phẩm này không chỉ là nguồn cung ổn định cho thực phẩm Việt mà còn là đại diện cho sự đổi mới và phát triển trong ngành nông nghiệp, nông thôn.
OVN - Thực hiện Đề án “Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả an toàn vùng chuyển đổi đất lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021 – 2025”, xã Thanh Hương (huyện Thanh Liêm) đã quy hoạch và xây dựng vùng trồng ổi lê Đài Loan có diện tích 5 ha thuộc thôn Đanh Nội. Tại đây đã thành lập Hợp tác xã (HTX) nông sản sạch Đanh Nội và tổ chức sản xuất ổi đạt tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm ổi lê trong mô hình được HTX nông sản sạch Đanh Nội xây dựng tem nhãn truy xuất nguồn gốc, mã quét QR. Đặc biệt, năm 2023 sản phẩm ổi lê Đài Loan của địa phương được công nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), xếp hạng 3 sao.
OVN - Việc quan tâm phát triển mẫu mã, bao bì sản phẩm không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, tạo sự thu hút người tiêu dùng mà còn trực tiếp góp phần vào kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
OVN - Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc sản địa phương, huyện Vĩnh Thạnh phát triển và nâng cấp nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng.
OVN - Sau 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã có hơn 13.000 sản phẩm. Chất lượng các sản phẩm được nâng cao và cải thiện, từ ứng dụng khoa học công nghệ đến bao bì mẫu mã. Công tác xúc tiến thương mại đã giúp cho các sản phẩm OCOP được tiêu thụ rộng khắp thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
OVN - Tuy Phước là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững; phát triển các sản phẩm đặc trưng, lợi thế nhằm phát huy nội lực, sức sáng tạo, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với cộng đồng.
OVN - Từ phương thức chế biến truyền thống, HTX sản xuất và kinh doanh Bò giàng Thảo Hảo đã đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm thịt bò giàng đậm đà hương vị của người dân tộc Thái ở vùng cao tỉnh Nghệ An.
OVN - Hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực địa phương và phối hợp giới thiệu sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên tại các gian hàng giới thiệu sản phẩm của hai địa phương.