Người nâng tầm thương hiệu rượu Út Tây – Một điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi vùng sông Hậu
13:05 | 19/09/2022
OVN – Chỉ mới đi vào hoạt động từ năm 2018, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, Cơ sở sản xuất rượu Út Tây đã đạt được những thành công nhất định. Và bà Võ Thị Phương Trang, đại diện cơ sở sản xuất này đã và đang có những đóng góp tích cực cho quá trình
Người nâng tầm thương hiệu rượu Út Tây
Hưởng ứng đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” theo Quyết định số 939/QĐ-TTCP của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Hậu Giang đã triển khai hiệu quả nhiều chương trình kêu gọi, khuyến khích các hội viên, phụ nữ tham gia hoạt động phát triển kinh tế, trong đó, phải kể đến trường hợp bà Võ Thị Phương Trang, đại diện Cơ sở rượu Út Tây.
Bà Võ Thị Phương Trang giới thiệu sản phẩm với Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Đại hội Đảng bộ Hậu Giang năm 2020
Nhìn vào những thành công của Cơ sở sản xuất Rượu thủ công truyền thống Út Tây (Cơ sở rượu Út Tây) đạt được thời gian qua, hiếm ai dám tin vợ chồng bà Võ Thị Phương Trang và ông Lê Quang Anh chỉ mới khởi nghiệp khoảng 3 năm.
Được biết, nghề nấu rượu trước đây là công việc truyền thống của gia đình ông Lê Quang Anh (biệt danh Út Tây) ở thị trấn Rạch Gòi (Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang). Khi hai vợ chồng về Cần Thơ lập nghiệp, ông Út Tây chuyển sang nghề phục chế đèn ô tô, bà Trang làm kinh doanh, buôn bán. Vì nhớ quê nhà, sau khoảng thời gian mưu sinh nơi đất khách quê người, hai vợ chồng quyết định quay về huyện Phụng Hiệp (quê hương bà Trang) “hồi sinh” nghề nấu rượu gia truyền.
Bà Trang chụp ảnh cùng Bộ Trưởng Lê Minh Hoan - Bộ Trưởng BNN và PTNT tại chương trình Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại Sơn La.
Đi vào hoạt động từ năm 2018, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khi phải cạnh tranh cùng vô số thương hiệu đã có tiếng trên thị trường, thành công hiện tại của Cơ sở sản xuất rượu Út Tây phụ thuộc phần lớn nghị lực vươn lên của hai con người đầy tâm huyết. Mặc dù khởi nghiệp lúc ngoài độ tuổi “ngũ tuần”, song với kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và cái tâm khát khao gìn giữ nghề truyền thống, vợ chồng bà Trang đã phấn đấu không mệt mỏi và đã đạt một số thành công đáng khích lệ.
Có thể kể đến các thành tích như: sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh năm 2019 và 2021; chứng nhận OCOP 4 sao cho 4 sản phẩm rượu Trắng Út Tây, rượu Lão Tửu Út Tây, rượu Lão Tửu Đông Trùng Hạ Thảo Út Tây và Khước Lão Tửu Út Tây vào năm 2020…). Đặc biệt là duy trì hoạt động sản xuất hiệu quả trong điều kiện dịch bệnh khó khăn.
Chia sẻ về những “trái ngọt” đáng tự hào của mình, bà Trang vẫn khiêm tốn: “Các sản phẩm của cơ sở rượu Út Tây được người tiêu dùng yêu thích, đón nhận nhiệt thành cốt yếu nhờ phương pháp chưng cất, ủ men, nấu rượu gia truyền, cùng nguồn nguyên liệu nếp tấm thơm ngon đặc trưng của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, miền đất Hậu Giang nghĩa tình.”
Nâng cao giá trị sản phẩm rượu truyền thống
Ngày nay, khi nhu cầu tiêu thụ rượu tăng cao dẫn đến số lượng doanh nghiệp, đơn vị tham gia sản xuất rượu ngày càng nhiều. Tình trạng buôn rượu giả, kém chất lượng dần trở thành vấn nạn gây hại sức khỏe tiêu người dùng, ảnh hưởng trực tiếp đến các chủ thể, cơ sở sản xuất rượu chân chính. Vì thế, bên cạnh tiêu chí về hương vị, bà Trang cho biết, việc đảm bảo chất lượng vệ sinh, an toàn sức khỏe khách hàng cũng luôn là tiêu chí được cơ sở rượu Út Tây quan tâm, hướng đến.
Một số sản phẩm tiêu biểu của Cơ sở Rượu Út Tây
Cụ thể, sau nhiều lần thẩm định, các cơ quan, ban ngành tại địa phương đánh giá sản phẩm rượu Út Tây có chứa Gam Amino Butyric Axit (GABA) - hợp chất lợi cho sức khỏe, làm êm dịu, thư giãn tinh thần. Đồng thời, hàm lượng Aldehyde, Este và Methanol gần như không phát hiện, hoặc nếu có cũng ở tiêu chuẩn thấp, không gây ngộ độc so với quy định Bộ Y tế.
Một số sản phẩm tiêu biểu của Cơ sở Rượu Út Tây
Chỉ 2 năm sau khi tham gia phát triển kinh tế địa phương, Cơ sở rượu Út Tây được Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang tuyên dương là đơn vị điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2016 - 2020. Cùng thời điểm, tại Đại hội Đảng bộ Hậu Giang năm 2020, bà Võ Thị Phương Trang vinh dự giới thiệu sản phẩm tâm đắc đến Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tháng 4/2022, rượu Út Tây cũng trở thành một trong 23 sản phẩm tại Lễ trao giải hội thi bình chọn sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Đồng thời được Hội Nam y Việt Nam trao tặng giấy chứng nhận “Thương hiệu - sản phẩm vì sức khỏe người Việt” tổ chức vào tháng 6/2022.
Vợ chồng bà Trang tham gia chương trình chạy bộ do tỉnh Hậu Giang tổ chức nhằm khuyến khích, cổ động mọi người quan tâm đến các hoạt động thể chất, bảo vệ sức khỏe.
Trong thời gian tới, bà Trang mong muốn tiếp tục tham gia phát triển kinh tế địa phương, hướng đến thành lập doanh nghiệp riêng nhằm chuyển đổi dây chuyền sản xuất, chuyên môn hóa quy trình đóng gói, góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động. Đồng thời, nâng cao giá trị sản phẩm rượu truyền thống, đẩy mạnh tìm kiếm thêm nhiều thị trường tiêu thụ tiềm năng.
Bài và ảnh: Huỳnh Kha
Tin mới hơn

OVN - Nhiều sản phẩm sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) được xếp hạng OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao, 4 sao, tiềm năng lên 5 sao. Điển hình là 2 sản phẩm: Hộp sơn mài khảm trai và hộp sơn mài gắn sừng của Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ thương mại An Huy được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng OCOP 4 sao. Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP của Hạ Thái ngày càng đứng vững trên thị trường trong và quốc tế.

OVN - Tại huyện Tủa Chùa, những năm qua, mô hình phát triển sản phẩm OCOP được chú trọng triển khai, không chỉ mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế mà còn đẩy mạnh thương hiệu nông sản đặc trưng, riêng có của địa phương.

OVN - Ngành Công thương tỉnh Bình Thuận tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thanh long quảng bá, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu.

OVN - Sáng 25/02, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP. Phan Thiết tổ chức hội nghị công bố và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Phó Chủ tịch UBND TP. Phan Thiết Lê Văn Chơn chủ trì và trao chứng nhận cho các chủ thể.

OVN - Hội xuân luôn là dịp để các địa phương lồng ghép hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương thu hút đông đảo người dân và du khách quan tâm mua sắm, trải nghiệm.
Tin khác

OVN - UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2024 thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

OVN - Được biết, đến đầu năm 2025, Thanh Hóa đã có hơn 600 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, hơn 60 sản phẩm 4 sao. Nhiều sản phẩm vươn thị trường rộng khắp cả nước và cả quốc tế nhờ biết phát huy những lợi thế là yếu tố bản địa, đặc trưng.

OVN - Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung khảo sát, lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh đặc trưng của địa phương để xây dựng các sản phẩm chủ lực, gia tăng giá trị, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

OVN - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương trong tỉnh Bình Phước đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ các sản phẩm nông sản đặc trưng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đột phá tiềm năng nông thôn, từng bước nâng vị thế, giá trị của sản phẩm được công nhận.

OVN - Báo cáo từ Sở Công Thương TP. HCM, tính đến tháng 12/2024, địa phương dẫn đầu về số lượng website và ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các tỉnh thành trên khắp cả nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy các ngành hàng, đặc biệt là sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả.

OVN - Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu là hoạt động thường niên nhằm phát hiện và tôn vinh các sản phẩm có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường.

OVN - Mỗi sản phẩm nông sản xứ Thanh đạt chứng nhận OCOP nói riêng đã và đang viết nên hành trình mang đậm dấu ấn chiến lược, bản sắc và giá trị riêng trên con đường “xuất ngoại”....

OVN - Với chất lượng thơm ngon, mang đặc trưng của ẩm thực truyền thống, sản phẩm bánh chưng xanh Bộc Nguyên đã được UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao.

OVN - Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương năm 2025 diễn ra ngày 14/2 tại chùa Côn Sơn, thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh) là hoạt động do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian của dân tộc.

OVN - Đó là câu chuyện của nhóm bạn trẻ có công việc ổn định tại TP. HCM, nhưng đã chọn về xã An Toàn (huyện An Lão, tỉnh Bình Định) phát triển du lịch sinh thái và thương mại sản phẩm OCOP từ dược liệu địa phương.

OVN - Đến đầu năm 2025, Thanh Hóa đã có hơn 600 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, hơn 60 sản phẩm 4 sao. Nhiều sản phẩm vươn thị trường rộng khắp cả nước và cả quốc tế nhờ biết phát huy những lợi thế là yếu tố bản địa, đặc trưng.

OVN - Từ những nỗ lực, sự tâm huyết, trách nhiệm và quyết tâm thực hiện tốt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), những mặt hàng mang tính bản địa đặc trưng ấy đã được nâng tầm giá trị, dần khẳng định vị thế thương hiệu không chỉ ở thị trường trong nước...

OVN - Nông sản nói chung, nông sản xứ Thanh đạt chứng nhận OCOP nói riêng đang từng ngày định vị thương hiệu, chất lượng, xây dựng nền tảng vững chắc, thận trọng trong từng bước đi, tự tin 'xuất ngoại'. Mỗi sản phẩm đã và đang viết nên hành trình mang đậm dấu ấn chiến lược, bản sắc và giá trị riêng...

OVN- Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.