Ninh Bình phấn đấu đến hết năm 2025 có ít nhất 150 sản phẩm OCOP
![]() |
Sản phẩm cơm cháy Ninh Bình |
Giai đoạn 2023-2025, tỉnh Ninh Bình đề ra mục tiêu chung phát triển sản phẩm OCOP gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa) các sản phẩm đặc sản, sản phẩm có lợi thế, làng nghề truyền thống và dịch vụ du lịch nông thôn; gia tăng giá trị sản phẩm, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần xây dựng và bảo vệ cảnh quan, môi trường, bảo tồn giá trị văn hóa và xây dựng NTM bền vững.
![]() |
Toàn tỉnh có hơn 100 sản phẩm được công nhận xếp hạng OCOP |
Thời gian qua, Ninh Bình đã chú trọng các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức của hệ thống quản lý Chương trình OCOP từ tỉnh đến xã và sự hiểu biết của cộng đồng về OCOP. Các sản phẩm đã được hỗ trợ chuẩn hóa, như: xây dựng hồ sơ chất lượng sản phẩm; tài liệu quản lý chất lượng nội bộ; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để quảng bá sản phẩm; thiết kế website… Chỉ tính riêng năm 2022, đã tổ chức xét duyệt và phân hạng 47 sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có hơn 100 sản phẩm được công nhận xếp hạng OCOP, gồm 68 sản phẩm 4 sao và 33 sản phẩm 3 sao.
![]() |
Đến hết năm 2023 có ít nhất 150 sản phẩm OCOP |
Tỉnh Ninh Bình phấn đấu đến hết năm 2025 có ít nhất 150 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó khoảng 3% sản phẩm được công nhận đạt 5 sao; Phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa; có ít nhất 40% chủ thể OCOP là nữ điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh; Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, thương mại điện tử...); 100% cán bộ quản lý các cấp, chủ thể sản xuất có sản phẩm OCOP được tham gia tập huấn, nâng cao năng lực về tổ chức hoạt động.
![]() |
Các sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh |
Ninh Bình cũng phấn đấu đạt tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%; Tập trung phát triển, chuẩn hoá các sản phẩm OCOP trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế về làng nghề, du lịch nông thôn; phấn đấu có 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn 3 mới kiểu mẫu của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025, ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm; Xây dựng, nhân rộng các điểm/trung tâm giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP trên địa bàn các huyện, thành phố (Mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm); phấn đầu mức tăng trưởng doanh thu của sản phẩm OCOP theo các chuỗi phân phối đạt từ 5-10%/năm.
Tin mới hơn





Tin khác














