THÀNH CÔNG KHỞI NGHIỆP VỚI NGHỀ NUÔI CHIM YẾN

LNV - Ngày nay, phụ nữ không chỉ công dung ngôn hạnh, nhân hậu, đảm đang mà còn bản lĩnh và tài giỏi trong việc tham gia phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Một tấm gương sáng cho hành trình khởi nghiệp của phái đẹp tại tỉnh Tây Ninh có thể kể đến chị Lý Đàm Mai Loan, Giám đốc nhãn hàng Yến sào Yến Loan - Công ty TNHH Loan Phát Huy.

Điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi

Tốt nghiệp từ Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh năm 1998, chị Lý Đàm Mai Loan (SN 1976) từng có gần 20 năm làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, dù đang sở hữu sự nghiệp ổn định, chị vẫn quyết định thử sức bản thân với một lĩnh vực hoàn toàn khác. Niềm đam mê khởi nghiệp cùng tầm nhìn kinh doanh cấp tiến đã dẫn dắt nữ doanh nhân đến với hành trình mới: Nuôi chim yến. Chăm nuôi loài chim quý và chế biến sản phẩm từ tổ yến vốn là công việc không chỉ đòi hỏi tính kiên nhẫn, chăm chỉ mà còn phải thật sự tận tâm, yêu thích, gắn bó với nghề. Vào năm 2016, tình cờ trong một dịp tham quan một số cơ sở nuôi và chế biến yến sào thuộc huyện Cần Giờ (TP.HCM), chị Loan đã nhận thấy tiềm năng và quyết định “bén duyên” với nghề này.

THÀNH CÔNG KHỞI NGHIỆP VỚI NGHỀ NUÔI CHIM YẾN
Các sản phẩm yến sào đa dạng, thơm ngon, giàu giá trị dinh dưỡng từ đơn vị nhận được nhiều đánh giá tích cực và yêu thích từ người tiêu dùng

Trong lĩnh vực tài chính, nữ doanh nhân là một cá nhân dày dặn kinh nghiệm, tuy nhiên khi đến với nghề yến, vì là “tay ngang” nên chị phải tự tìm tòi, học hỏi, tiếp thu rất nhiều từ các đơn vị đi trước. Quay lại thời điểm bắt đầu khởi nghiệp (2016), điều kiện thời tiết (nắng nóng kéo dài), địa lý (không có biển) là những lý do khiến nghề nuôi yến lấy tổ tại tỉnh Tây Ninh chưa thật sự nở rộ. Việc lựa chọn địa phương làm nơi xây dựng nhà yến, thu hút chim đến làm tổ vừa là cơ hội nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chị Loan thừa nhận, không ít người quen trong ngành đã lên tiếng can ngăn nhưng bản thân chị đến nay vẫn luôn tin tưởng vào lựa chọn, quyết định của mình khi đó.

Chị Lý Đàm Mai Loan, Giám đốc nhãn hàng Yến sào Yến Loan - Công ty TNHH Loan Phát Huy
Chị Lý Đàm Mai Loan, Giám đốc nhãn hàng Yến sào Yến Loan - Công ty TNHH Loan Phát Huy

Sau khi nắm vững kiến thức chăm sóc và thu hoạch tổ, chị thành lập Công ty TNHH Loan Phát Huy và bắt đầu xây nhà yến để thu hút chim đến xây tổ. Mãi đến năm 2017, cơ sở chăm nuôi cũng dần đi vào guồng hoạt động ổn định với đàn đàn, lớp lớp chim yến kéo về định cư, làm tổ. Để sản phẩm có cơ hội tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng, ngay khi thu hoạch tổ đầu tiên, chị Loan quyết định đầu tư nhà xưởng chế biến cùng cửa hàng trưng bày sản phẩm chỉn chu, hiện đại. Qua đó, hướng đến chuyên môn hóa các quy trình sản xuất và xây dựng thương hiệu riêng mang tên “Yến sào Yến Loan”. Vào năm 2019, Yến sào Yến Loan là một trong số ít các sản phẩm tiêu biểu của Tây Ninh tham dự sự kiện “Ngày hội Tây Ninh tại Hà Nội” và đã tạo được ấn tượng mạnh với người dân Thủ đô và du khách biết đến: “Tây Ninh cũng có Yến sào”.

THÀNH CÔNG KHỞI NGHIỆP VỚI NGHỀ NUÔI CHIM YẾN
Trong dịp Tết Trung thu 2023, đơn vị đã cho ra mắt sản phẩm Bánh trung thu yến sào tươi vô cùng độc đáo
THÀNH CÔNG KHỞI NGHIỆP VỚI NGHỀ NUÔI CHIM YẾN
Trong dịp Tết Trung thu 2023, đơn vị đã cho ra mắt sản phẩm Bánh trung thu yến sào tươi vô cùng độc đáo

Chị Loan cho biết: “Đạt chuẩn quốc tế HACCP về kiểm soát tới hạn trong sản xuất thực phẩm, Yến sào Yến Loan cam đoan không sử dụng hóa chất, không tẩm đường, không chất tẩy trắng hoặc độn tạp chất,... nhằm luôn mang đến sản phẩm Yến sào đúng giá trị và đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời, đơn vị cũng là thương hiệu đầu tiên ở tỉnh Tây Ninh đạt chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm và AQS Global HACCP trong ngành Yến. Các sản phẩm tổ yến của Yến Loan luôn chứa hàm lượng protein rất cao, đạt gần 60% trên mỗi 100 gram yến khô”.

Hiện nay, Công ty tập trung phân phối ba dòng sản phẩm chính là tổ yến thô, yến sào sơ chế sạch và yến hũ chưng sẵn. Trong đó, sản phẩm yến sào sơ chế Yến Loan đã đạt giải thưởng Công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2021 và được công nhận OCOP 04 sao vào tháng 12/2022 với nhiều đánh giá tích cực từ Hội đồng thẩm định cũng như khách hàng trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, trong dịp Tết Trung thu 2023, đơn vị cũng cho ra mắt sản phẩm Bánh trung thu yến sào tươi không chất bảo quản hương vị khác biệt, vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng và độc đáo.

Bản thân chị Loan đến nay cũng đạt nhiều thành công đáng ngưỡng mộ, đảm nhận một vai trò quan trọng, góp phần điều hành, khuyến khích và thúc đẩy phát triển nghề tại địa phương, đó là: Chủ tịch Chi hội Yến sào Tây Ninh; Ban chấp hành (BCH) Hiệp Hội Yến sào Việt Nam; BCH Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tây Ninh, BCH Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Tây Ninh;…

Cửa hàng trưng bày của Công ty TNHH Loan Phát Huy tại tỉnh Tây Ninh
Cửa hàng trưng bày của Công ty TNHH Loan Phát Huy tại tỉnh Tây Ninh

Lan tỏa hình ảnh tích cực đến cộng đồng

Từng bước hoàn thiện mục tiêu, chị Loan chứng minh phụ nữ không chỉ là người vợ, người mẹ đảm đang mà còn có thể khởi nghiệp với những ngành nghề đặc thù, đem lại giá trị cho cộng đồng và phát triển kinh tế địa phương. Ngoài nhân công chăm sóc tại các nhà yến, doanh nghiệp đang có khoảng 15 - 20 nhân viên là người dân địa phương làm việc tại xưởng sản xuất, cửa hàng kinh doanh… với mức thu nhập trung bình khoảng 10 triệu đồng/người/tháng.

Không chỉ giải quyết vấn đề việc làm cho người dân tại địa phương, giúp người lao động có ổn định thu nhập, chị Loan còn tâm niệm: “Thành công không thể chỉ đo lường bằng số liệu mà phải thể hiện qua những hành động đóng góp tích cực, nghĩa cử cao đẹp về vấn đề an sinh xã hội”. Một doanh nghiệp trách nhiệm, tức có tâm lẫn có tầm, là doanh nghiệp mang đến nhiều lợi ích tốt, giá trị bền vững cho cộng đồng xã hội.

Quan niệm như vậy, nữ doanh nhân với tấm lòng nhân ái và trái tim giàu trắc ẩn thường xuyên tham gia nhiều hoạt động nghĩa tình, từ thiện tại địa phương. Hằng năm, Công ty TNHH Loan Phát Huy đã tham gia nhiều chương trình an sinh xã hội như: trao quà, hỗ trợ kinh phí đến các bệnh viện nhi, người già neo đơn, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tiếp sức cho nhiều học sinh đến trường, tổ chức thăm hỏi và tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng,… Đồng thời, trong đợt dịch năm 2021, đơn vị cũng tích cực hỗ trợ quà, khẩu trang, vật tư y tế đến những khu cách ly, bệnh viện dã chiến và tặng sản phẩm bồi bổ đến đội ngũ bác sĩ bệnh viện, chiến sĩ đồn biên phòng.

Hiện nay, người phụ nữ đã cho thấy bản lĩnh và tầm quan trọng của bản thân thông qua việc phát triển kinh tế - xã hội, thiện nguyện giúp đỡ cộng đồng. Hành trình khởi nghiệp của họ nói chung cũng như chị Loan nói riêng không chỉ đơn thuần là xây dựng một doanh nghiệp, một thương hiệu mà còn chứng minh vai trò, đóng góp của phái đẹp trong nhiều lĩnh vực đời sống.

Quốc Huy

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề truyền thống rượu Vọc phát huy thế mạnh của sản phẩm OCOP
Làng nghề truyền thống rượu Vọc phát huy thế mạnh của sản phẩm OCOP
OVN - Xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, (tỉnh Hà Nam) từ lâu nổi tiếng với làng rượu Vọc truyền thống. Trải qua quá trình phát triển, hiện nay sản phẩm rượu Vọc có sự đổi mới, nâng tầm, được công nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
Thanh Hoá: Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua chuyển đổi số
Thanh Hoá: Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua chuyển đổi số
OVN - Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp đã và đang góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, trở thành động lực để phát triển kinh tế của địa phương, đưa sản phẩm của địa phương vươn xa. Đặc biệt, chuyển đổi số (CĐS) sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi cho chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) phát huy hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Nam: Sản phẩm OCOP ở Phước Sơn - Biến lợi thế núi rừng thành hàng hóa
Quảng Nam: Sản phẩm OCOP ở Phước Sơn - Biến lợi thế núi rừng thành hàng hóa
OVN - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã có 15 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao cấp tỉnh. Đó là những sản phẩm đặc trưng, sản vật nổi tiếng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế, nâng cao đời sống người dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi nơi đây.
Ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương
Ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương
OVN - Vừa qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hải Dương ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương. Đây là câu lạc bộ đầu tiên được thành lập nhằm hội tụ các sản phẩm OCOP Hải Dương.
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
OVN - Để thúc đẩy sự chủ động và thống nhất trong việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chi cục Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hiệu quả. Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các sở, ngành, huyện, thành phố, cùng các cơ quan liên quan.
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Căn cứ vào kết quả chấm điểm, đánh giá sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Cẩm Thủy đã công nhận thêm 7 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Tin khác

Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
OVN - Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh không chỉ góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, mà còn giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm về giá trị văn hóa địa phương.
Vĩnh Phúc: Nông dân Việt Nam xuất sắc và hành trình xây dựng thương hiệu sữa Vinhtuongmilk
Vĩnh Phúc: Nông dân Việt Nam xuất sắc và hành trình xây dựng thương hiệu sữa Vinhtuongmilk
LNV - Với phương châm “Lấy lương tâm, đạo đức để tạo ra sản phẩm, lấy chất lượng là mạng sống của doanh nghiệp”, đến nay, thương hiệu sữa Vinhtuongmilk do doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc, Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi và chế biến sữa Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) làm chủ không chỉ tạo niềm tin, uy tín đối với người dân huyện Vĩnh Tường mà còn có chỗ đứng trên thị trường cả nước. Điều này càng khẳng định những nỗ lực không ngừng của doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc trên hành trình trở thành 1 trong 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024.
Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong lên một tầm cao mới với chứng nhận OCOP 4 sao
Hợp tác xã 3T Nông sản Cao Phong lên một tầm cao mới với chứng nhận OCOP 4 sao
OVN - Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong (Hòa Bình) cho rằng, người làm nông nghiệp muốn sản xuất bền vững thì phải minh bạch hóa cả quá trình sản xuất. Do đó, HTX luôn hoạt động với tôn chỉ "Tốt đất - Tốt giống - Tốt từ tâm" và đạt được nhiều thành tựu không nhỏ trong việc cung cấp nông sản chất lượng cao cho người tiêu dùng đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường và góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Đồng tháp: Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Đồng tháp: Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
OVN - Đồng Tháp là địa phương đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về sản phẩm OCOP. Hiện nay, Đồng Tháp đã có trên 450 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao, 4 sao, 5 sao, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ ba cả nước, khẳng định sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy sản xuất của người dân.
Từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm OCOP
Từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm OCOP
OVN - Với tay nghề, kinh nghiệm của cha ông để lại, đồng thời dựa vào đặc điểm vùng miền, khí hậu, thổ nhưỡng… mà các sản phẩm OCOP được hình thành. Ở đó có chút mộc mạc, chút hồn nhiên, chút tự hào và tình yêu quê hương, xứ sở.
Mì gạo Thạch Đê đạt chuẩn OCOP 3 sao
Mì gạo Thạch Đê đạt chuẩn OCOP 3 sao
OVN - Sản phẩm mì gạo Thạch Đê, Cẩm Khê (Phú Thọ) đã gắn liền với bao thế hệ người dân nơi đây vừa được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Sự kết hợp hài hòa giữa phương pháp làm mì truyền thống và công nghệ hiện đại đã giúp sản phẩm mì gạo Thạch Đê chinh phục được cả những khách hàng khó tính nhất.
Nước mắm Ba Làng TH - Sản phẩm OCOP 4 sao
Nước mắm Ba Làng TH - Sản phẩm OCOP 4 sao
OVN - Nước mắm Ba Làng TH là một trong những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa của làng nghề truyền thống Ba Làng (Thanh Hoá). Với danh hiệu OCOP 4 sao – đánh giá cao về chất lượng, sản phẩm này không chỉ là nguồn cung ổn định cho thực phẩm Việt mà còn là đại diện cho sự đổi mới và phát triển trong ngành nông nghiệp, nông thôn.
Hà Nam: Nâng cao giá trị sản phẩm ổi OCOP
Hà Nam: Nâng cao giá trị sản phẩm ổi OCOP
OVN - Thực hiện Đề án “Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả an toàn vùng chuyển đổi đất lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021 – 2025”, xã Thanh Hương (huyện Thanh Liêm) đã quy hoạch và xây dựng vùng trồng ổi lê Đài Loan có diện tích 5 ha thuộc thôn Đanh Nội. Tại đây đã thành lập Hợp tác xã (HTX) nông sản sạch Đanh Nội và tổ chức sản xuất ổi đạt tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm ổi lê trong mô hình được HTX nông sản sạch Đanh Nội xây dựng tem nhãn truy xuất nguồn gốc, mã quét QR. Đặc biệt, năm 2023 sản phẩm ổi lê Đài Loan của địa phương được công nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), xếp hạng 3 sao.
Lạng Sơn: Cải tiến mẫu mã - Nâng giá trị sản phẩm OCOP
Lạng Sơn: Cải tiến mẫu mã - Nâng giá trị sản phẩm OCOP
OVN - Việc quan tâm phát triển mẫu mã, bao bì sản phẩm không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, tạo sự thu hút người tiêu dùng mà còn trực tiếp góp phần vào kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
OVN - Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc sản địa phương, huyện Vĩnh Thạnh phát triển và nâng cấp nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng.
Hoạt động xúc tiến thương mại “chắp cánh” sản phẩm OCOP vươn xa
Hoạt động xúc tiến thương mại “chắp cánh” sản phẩm OCOP vươn xa
OVN - Sau 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã có hơn 13.000 sản phẩm. Chất lượng các sản phẩm được nâng cao và cải thiện, từ ứng dụng khoa học công nghệ đến bao bì mẫu mã. Công tác xúc tiến thương mại đã giúp cho các sản phẩm OCOP được tiêu thụ rộng khắp thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Tuy Phước là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững; phát triển các sản phẩm đặc trưng, lợi thế nhằm phát huy nội lực, sức sáng tạo, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với cộng đồng.
Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương
Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương
OVN - Từ phương thức chế biến truyền thống, HTX sản xuất và kinh doanh Bò giàng Thảo Hảo đã đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm thịt bò giàng đậm đà hương vị của người dân tộc Thái ở vùng cao tỉnh Nghệ An.
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực địa phương và phối hợp giới thiệu sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên tại các gian hàng giới thiệu sản phẩm của hai địa phương.
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
OVN - OCOP là các sản phẩm tiêu biểu, có uy tín, chất lượng và thương hiệu. Tuy nhiên, muốn lan tỏa rộng rãi sản phẩm đến người dùng trong và ngoài nước, đòi hỏi các chủ thể sản xuất phải thay đổi cách tiếp cận thị trường...
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động