Hà Nội tôn vinh 424 sản phẩm OCOP cấp thành phố
23:07 | 30/11/2021
OVN - Ban chỉ đạo OCOP Hà Nội vừa tiếp tục tôn vinh 96 chủ thể với 424 sản phẩm; trong đó có 111 sản phẩm đạt 3 sao, 310 sản phẩm đạt 4 sao và 3 sản phầm tiềm năng 5 sao. Dự kiến trog tháng 12/2021, TP. Hà Nội sẽ tổ chức trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP cấp thành phố từ 3 sao trở lên, với hàng nghìn dòng sản phẩm được trưng bày tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô.
Hà Nội tiếp tục tôn vinh 96 chủ thể với 424 sản phẩm (Ảnh mih họa)
Ban chỉ đạo Chương trình OCOP Hà Nội cho biết năm 2021, Hà Nội phấn đấu đánh giá phân hạng ít nhất 400 sản phẩm. Tuy nhiên, ngay từ đầu năm 2021, các quận, huyện, thị xã đã đăng ký 541 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Kết quả đến nay, có 53 sản phẩm OCOP của huyện Quốc Oai (31 sản phẩm), Hoài Đức (22 sản phẩm) được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp thành phố đánh giá lần 1.
Cụ thể, có 150 sản phẩm của 9 huyện: Ba Vì (54 sản phẩm), Đan Phượng (18 sản phẩm), Sóc Sơn (15 sản phẩm), Thanh Trì (9 sản phẩm), Mỹ Đức (11 sản phẩm), Ứng Hòa (10 sản phẩm) và 4 quận Long Biên (10 sản phẩm), Thanh Xuân (3 sản phẩm), Hoàn Kiếm (8 sản phẩm) và Hà Đông (12 sản phẩm) được Tổ Tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp thành phố.
Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết mặc dù năm 2021 dịch bệnh COVID-19 xảy ra nhưng Hà Nội đã có hơn 400 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng năm 2021, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Gần 100 chủ thể OCOP tham gia với 424 sản phẩm; trong đó, có 111 sản phẩm đạt 3 sao, 310 sản phẩm đạt 4 sao và 03 sản phầm tiềm năng 5 sao.
Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP (Ảnh mih họa)
Qua thực tế, các chủ thể OCOP cũng nhận thấy được lợi ích khi sản phẩm của mình làm ra được công nhận là sản phẩm đạt 3 sao, 4 sao và 5 sao OCOP. Điều này cũng khuyến khích các chủ thể OCOP sản xuất có quy chuẩn hơn đáp ứng được các yêu cầu của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP và cũng là cách để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề, được người tiêu dùng biết đến và sử dụng nhiều hơn.
Dự kiến trong tháng 12/2021, Tổ Tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp thành phố tiếp tục đánh giá, tham mưu Hội đồng OCOP cấp thành phố đánh giá, phân hạng.
Cùng với tổ chức Hội nghị công bố Quyết định công nhận sản phẩm OCOP, thành phố Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP cấp thành phố từ 3 sao trở lên, với hàng nghìn dòng sản phẩm được trưng bày trong khuôn viên trên 1.500m2 tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô. Để người tiêu dùng Thủ đô, trong nước và quốc tế nhận diện thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Khang Vũ
Tin mới hơn
OVN- Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
OVN - Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai chương trình OCOP, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo động lực quan trọng cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
OVN - Vân Cù, một làng nghề thủ công truyền thống làm bún nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế, đã tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm lịch sử. Nơi đây không chỉ lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm bún chất lượng cao cho thị trường.
OVN - Đến nay, tỉnh Quảng Ninh có 417 sản phẩm OCOP của 13 huyện, thị xã, thành phố đạt từ 3-5 sao, tăng 181 sản phẩm so với cuối năm 2020. Trong đó, 315 sản phẩm đạt 3 sao, tăng 153 sản phẩm; 98 sản phẩm đạt 4 sao, tăng 24 sản phẩm; 4 sản phẩm đạt 5 sao, tăng 4 sản phẩm.
OVN - Nghề làm bún gạo truyền thống ngày càng có nguy cơ mai một do nhiều yếu tố, thế nhưng ở xã Hưng Hòa, TP Vinh, tỉnh Nghệ An lại có một hộ gia đình với cơ sở sản xuất bún gạo truyền thống hết sức quy mô và đặc biệt hơn sản phẩm là OCOP 3 sao.
OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Hội đồng đã xem xét và công nhận 4 sản phẩm OCOP 5 sao mới, trong đó, tỉnh Lào Cai vinh dự có 2 sản phẩm được công nhận là Cao mềm actiso Sa Pa và Trà phun sương actiso Sa Pa.
Tin khác
OVN - Sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, xã An Bình, huyện Phú Giáo, (Bình Dương) đạt chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2020.
OVN - Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử đang là xu thế giúp sản phẩm có cơ hội đến gần hơn với người tiêu dùng và vươn xa ra thế giới.
OVN - Sở Du lịch TP. HCM đã đề xuất giải pháp phát triển du lịch cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ gắn với ngành du lịch. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là kế hoạch kết nối chương trình kích cầu du lịch với ngành nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.
OVN – Từ loại gạo nếp Khoái Đen truyền thống, những người nông dân của HTX bưởi và dịch vụ tổng hợp Hùng Xuyên (xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) đã xây dựng thành công sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, góp phần nâng cao giá trị cây lúa, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
OVN - Việc xây dựng và phát triển “Mỗi xã một sản phẩm” được huyện Phù Mỹ quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện, tính đến nay toàn huyện có 44 sản phẩm OCOP được cấp chứng nhận, trong đó 38 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao và 6 sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao (tăng 44 sản phẩm so với năm 2011).
OVN - Ngày 25-11, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 426/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt điểm sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao (đợt 1) tỉnh Tuyên Quang năm 2024.
OVN - Xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, (tỉnh Hà Nam) từ lâu nổi tiếng với làng rượu Vọc truyền thống. Trải qua quá trình phát triển, hiện nay sản phẩm rượu Vọc có sự đổi mới, nâng tầm, được công nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
OVN - Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp đã và đang góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, trở thành động lực để phát triển kinh tế của địa phương, đưa sản phẩm của địa phương vươn xa. Đặc biệt, chuyển đổi số (CĐS) sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi cho chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) phát huy hiệu quả kinh tế cao.
OVN - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã có 15 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao cấp tỉnh. Đó là những sản phẩm đặc trưng, sản vật nổi tiếng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế, nâng cao đời sống người dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi nơi đây.
OVN - Vừa qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hải Dương ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương. Đây là câu lạc bộ đầu tiên được thành lập nhằm hội tụ các sản phẩm OCOP Hải Dương.
OVN - Để thúc đẩy sự chủ động và thống nhất trong việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chi cục Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hiệu quả. Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các sở, ngành, huyện, thành phố, cùng các cơ quan liên quan.
OVN - Căn cứ vào kết quả chấm điểm, đánh giá sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Cẩm Thủy đã công nhận thêm 7 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.
OVN - Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh không chỉ góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, mà còn giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm về giá trị văn hóa địa phương.
LNV - Với phương châm “Lấy lương tâm, đạo đức để tạo ra sản phẩm, lấy chất lượng là mạng sống của doanh nghiệp”, đến nay, thương hiệu sữa Vinhtuongmilk do doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc, Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi và chế biến sữa Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) làm chủ không chỉ tạo niềm tin, uy tín đối với người dân huyện Vĩnh Tường mà còn có chỗ đứng trên thị trường cả nước. Điều này càng khẳng định những nỗ lực không ngừng của doanh nhân Nguyễn Tiến Lộc trên hành trình trở thành 1 trong 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024.
OVN - Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong (Hòa Bình) cho rằng, người làm nông nghiệp muốn sản xuất bền vững thì phải minh bạch hóa cả quá trình sản xuất. Do đó, HTX luôn hoạt động với tôn chỉ "Tốt đất - Tốt giống - Tốt từ tâm" và đạt được nhiều thành tựu không nhỏ trong việc cung cấp nông sản chất lượng cao cho người tiêu dùng đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường và góp phần nâng cao đời sống cho người dân.