Mộc Miên Rocky Garden: Mô hình du lịch cộng đồng gắn kết bảo vệ môi trường bền vững
14:09 | 12/04/2022
OVN - Với mục tiêu giới thiệu văn hoá kết hợp du lịch khám phá nông nghiệp địa phương, mô hình homestay Mộc Miên Rocky Garden của HTX nông nghiệp, du lịch cộng đồng An Mỹ (xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) giúp nâng cao nhận thức du khách về tầm quan trọng của vấn
Hưởng ứng xu thế phát triển kinh tế xanh, nhiều địa phương đã và đang triển khai xây dựng mô hình du lịch cộng đồng kết hợp trải nghiệm sản xuất nông nghiệp hướng đến phục hồi kinh tế, phát triển tăng trưởng xanh bền vững, đồng thời nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường.
Từ ngày 15/3/2022, trước Thông báo số 43/TB-VPCP của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc phê duyệt phương án mở lại hoạt động du lịch, bà Thủy cho biết, HTX đang triển khai xây dựng mô hình du lịch cộng đồng mang tên Làng Du lịch văn hoá cộng đồng An Mỹ tại thôn Giai Sơn, xã An Mỹ, huyện Tuy An, dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2022.
Tại khu du lịch cộng đồng sẽ bao gồm khu vực trưng bày các sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương dưới hình thức chợ phiên, phục vụ trải nghiệm văn hoá, truyền thống bản địa. Mô hình còn cung cấp các khu làm việc, chế biến bảo quản nông nghiệp sau thu hoạch, nơi lưu trú tập thể dưới hình thức nhà vườn tạo nên trải nghiệm làng thu nhỏ.
Mô hình du lịch cộng đồng kết hợp trải nghiệm nông nghiệp đang là xu hướng chung tại nhiều địa phương
Theo đó, mô hình du lịch cộng đồng là loại hình du lịch thường tổ chức hoạt động trồng trọt, trực tiếp canh tác, trải nghiệm thu hoạch sản phẩm hữu cơ từ chính khu vực sản xuất. Mô hình này từng thịnh hành tại châu Âu và một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, có thể kể đến một số khu du lịch cộng đồng khá nổi tiếng như trải nghiệm trồng trọt Cần Thơ, ruộng bậc thang Sapa, nông trường Mộc Châu, bản làng ở Hòa Bình, vườn trà Hội An,…Khu du lịch Mộc Miên Rocky Garden của HTX nông nghiệp, du lịch cộng đồng An Mỹ
Bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Giám đốc HTX nông nghiệp, du lịch cộng đồng An Mỹ tại Phú Yên cho biết, nhiều năm qua, đáp lại lời kêu gọi của chính quyền các cấp về việc phát triển kinh tế địa phương gắn với bảo vệ môi trường sống, HTX An Mỹ đã triển khai mô hình du lịch trải nghiệm văn hóa bản địa tại khu nghỉ dưỡng “Mộc Miên Rocky Garden” và gặt hái nhiều kết quả khả quan.
Trải nghiệm Khu du lịch cộng đồng Mộc Miên Rocky Garden
Đây cũng là sản phẩm OCOP du lịch đầu tiên của tỉnh được công nhận sản phẩm 4 sao trong năm 2021. Những lĩnh vực đơn vị tập trung khai khác là nông nghiệp, du lịch và giáo dục. Trong đó, các hoạt động đào tạo nhân viên chăm sóc, thu hoạch nông sản, vật nuôi và ký kết hợp tác với tour du lịch trải nghiệm, học tập cho du khách luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu.Trải nghiệm Khu du lịch cộng đồng Mộc Miên Rocky Garden
Khi đến tham gia du lịch cộng đồng tại Mộc Miên Rocky Garden, du khách sẽ được thưởng thức không khí trong lành, cuộc sống nông thôn bình dị dân dã, cùng các món ăn được trồng và chế biến tại chính khu vực sản xuất theo phương châm “Farm to table” (từ nông trại tới bàn ăn). Ngoài ra, du khách có cơ hội trải nghiệm quy trình canh tác nông nghiệp, gieo trồng, thu hoạch trong thời gian từ 1 - 1,5 tháng dưới sự hướng dẫn của nhân viên HTX. Vào mùa thu hoạch, khách hàng có thể lựa chọn mang sản phẩm về hoặc bán lại cho cơ sở để đáp ứng chuỗi cung, đảm bảo vòng tròn tiêu thụ khép kín, tránh gây hoang phí, ô nhiễm môi trường.Trải nghiệm Khu du lịch cộng đồng Mộc Miên Rocky Garden
Bên cạnh đó, HTX An Mỹ rất chú trọng vấn đề đưa đón khách bằng phương tiện di chuyển thân thiện môi trường nhằm kiểm soát khí thải nhiên liệu, hướng đến phát triển giao thông xanh, du lịch sạch. Đây cũng là vấn đề ông Nguyễn Tấn Chân, Phó Giám đốc Sở GTVT nhấn mạnh tại hội thảo tham vấn “Giao thông xanh trong phát triển du lịch cộng đồng tại Phú Yên” ngày 25/2/2022.
Trải nghiệm Khu du lịch cộng đồng Mộc Miên Rocky Garden
Tại sự kiện này, ông Chân cho biết, phát triển giao thông xanh là xu hướng chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt với Phú Yên, địa phương có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, di sản văn hóa mang đậm bản sắc vùng miền. Việc phát huy mô hình du lịch cộng đồng, kết nối mở rộng du lịch xanh bền vững sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao vị thế địa phương.Trải nghiệm cuộc sống bình dị tại Khu du lịch cộng đồng Mộc Miên Rocky Garden
Từ ngày 15/3/2022, trước Thông báo số 43/TB-VPCP của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc phê duyệt phương án mở lại hoạt động du lịch, bà Thủy cho biết, HTX đang triển khai xây dựng mô hình du lịch cộng đồng mang tên Làng Du lịch văn hoá cộng đồng An Mỹ tại thôn Giai Sơn, xã An Mỹ, huyện Tuy An, dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2022.
Tại khu du lịch cộng đồng sẽ bao gồm khu vực trưng bày các sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương dưới hình thức chợ phiên, phục vụ trải nghiệm văn hoá, truyền thống bản địa. Mô hình còn cung cấp các khu làm việc, chế biến bảo quản nông nghiệp sau thu hoạch, nơi lưu trú tập thể dưới hình thức nhà vườn tạo nên trải nghiệm làng thu nhỏ.
Nguyễn Huỳnh - Thùy Dương
Từ khóa:
OCOP Việt Nam
Mộc Miên Rocky Garden: Mô hình du lịch cộng đồng gắn kết bảo vệ môi trường bền vững
Tin mới hơn
OVN - Từ nguồn nguyên liệu “lộc trời” ban tặng, các cơ sở chế biến rươi ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã đầu tư công nghệ, chế biến thành các sản phẩm hướng đến đạt chuẩn OCOP.
OVN - Ở độ cao hơn 2.000m, nơi đỉnh Ngọc Linh chạm tới mây trời, những mầm sâm quý đang âm thầm nảy nở dưới sự chở che của tán rừng nguyên sinh mát lạnh. Từ bàn tay và khối óc của những người đã gắn bó cả cuộc đời với cây sâm, những sản phẩm OCOP từ cây sâm Ngọc Linh đã ra đời, mang theo cả khát vọng đưa “hạt ngọc trời” của đồng bào Xơ Đăng vươn tầm quốc tế.
OVN - Là người con sinh ra và lớn lên trên mãnh đất xã Thượng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, học hết lớp 10 ông Lê Tý thi đỗ vào Trường Đại học Nông nghiệp II. Ra trường ông về công tác tại huyện Tân Kỳ là vùng miền núi bán sơn địa có nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển nghề nuôi ong. Nơi đây đã in sâu trong tâm trí Lê Tý hình ảnh về bà con nông dân miệt mài tháng năm, tìm ong chúa nhân đàn để nuôi ong vắt ra những chai mật ong rừng sánh vàng.
OVN - Trong số những đặc sản của tỉnh Hải Dương, thì bánh đậu xanh là món quà được nhiều người ưa chuộng. Tấm bánh nhỏ bé, giản dị mang đầy hương vị của vườn quê luôn là niềm tự hào của người dân Hải Dương. Du khách khi tới Hải Dương hay đi qua đường cũng đều ghé mua bánh đậu xanh Hải Dương về làm quà. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương có trên 50 thương hiệu bánh đậu xanh, trong đó có thương hiệu bánh đậu xanh Như Ý được nhiều thực khách lựa chọn.
OVN - Rươi còn có tên gọi khác là “Rồng đất” là loài vật thân mềm sống ở vùng nước lợ hoặc vùng đan xen nước ngọt. Một số loài nhỏ khác thuộc họ nhà Rươi thậm chí còn có thể sống trọng môi trường biển. Rươi thường xuất hiện nhiều tại các tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Rươi thường xuất hiện nhiều ở khu vực Tứ Kỳ, Kinh Môn, Thanh Hà ,..thuộc tỉnh Hải Dương.
Tin khác
OVN – Say mê hương vị nước mắm của quê hướng, vợ chồng anh Nguyễn Văn Thanh (xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, An Giang) đã làm ra loại nước mắm cá linh thơm ngon đạt chất lượng OCOP 3 sao.
OVN - Thời gian qua, Công ty TNHH Long Trang VN, thôn Bản Dù, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng đã đầu tư trang thiết bị hiện đại để sản xuất rượu men lá. Hiện nay, rượu men lá của công ty đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao (chương trình mỗi xã một sản phẩm) cấp huyện.
OVN - Với những giá trị đặc sắc, nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc ở Ninh Thuận mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa - xã hội, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa Chăm thêm lung linh sắc màu.
OVN - Huyện Vân Canh tổ chức rà soát, lựa chọn, đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 và khen thưởng, biểu dương các chủ thể đạt sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.
OVN - Với tâm niệm gìn giữ và phát triển nghề nước mắm truyền thống của vùng quê Hải Hậu, anh Nguyễn Đức Duy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và thủy sản (HTXNN và TS) Hải Hậu đã đầu tư tiền của, công sức xây dựng thương hiệu mắm uy tín trên thị trường. Năm 2021, sản phẩm “Nước mắm Nhà thờ đổ” của HTXNN và TS Hải Hậu được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt sản phẩm tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
OVN - Được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao, nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn đang từng bước mở rộng thị trường, mang đặc sản miền quê của huyện Lâm Thao, Phú Thọ tới nhiều khách hàng.
OVN - Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng đất “địa linh nhân kiệt” tỉnh Ninh Bình, xuất phát từ nghề cơ khí. Đến với mảnh đất quê hương thứ hai tỉnh Gia Lai từ những năm 1998 của thế kỷ trước, anh Đinh Văn Kỳ sớm thấu hiểu được những khó khăn của những người nông dân với cây cà phê ở xã Bầu Cạn, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai.
OVN - Giò me (giò bê) ở Nam Nghĩa, Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) thường được lấy tên là giò me Nam Nghĩa hay giò me Nam Đàn. Thương hiệu này ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến, trở thành thương hiệu giò bê Nghệ An.
OVN - Mặc dù TP. Đồng Hới ( Quảng Bình) đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả tích cực trong triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, các sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. Vì vậy, thành phố sẽ ưu tiên hỗ trợ đối với việc phát triển các sản phẩm OCOP mới là các sản phẩm chủ lực, đặc sản truyền thống của địa phương.
OVN - Một thời, lạc là nông sản xuất khẩu chủ lực của Nghệ An. Nhưng đã có giai đoạn cây lạc bị mai một. Nhận thấy giá trị đặc hữu của lạc sen Nghệ An, huyện Diễn Châu và doanh nghiệp đã xây dựng thành công sản phẩm lạc sen đạt chuẩn 4 sao OCOP.
OVN - Xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền là địa chỉ cung ứng rau sạch và các loại nông phẩm nổi tiếng của cả tỉnh Thừa Thiên - Huế. Với mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP đã góp phần nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
OVN -Thời gian qua, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được tỉnh Đồng Tháp đặc biệt quan tâm và đang từng bước hỗ trợ các địu lịch.Việc phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng gắn với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) thời gian qua được tỉnh Đồng Tháp OCOP.
LNV - Không chỉ nổi tiếng ở địa phương, sản phẩm OCOP dưa chuột An Hòa của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh hàng nông sản An Hòa, xã An Hòa, huyện Tam Dương còn phát triển mạnh, vươn tới nhiều tỉnh, thành lân cận. Từ “cây OCOP”, nông dân, tiểu thương được tạo việc làm, tăng thu nhập, còn người tiêu dùng được tiếp cận thực phẩm an toàn.
OVN - Các địa phương xây dựng, trình bày câu chuyện riêng về sản phẩm OCOP của mình để góp phần lôi cuốn khách hàng, nâng cao giá trị sản phẩm.
OVN - Thanh long ruột đỏ được biết đến là loại cây có nguồn gốc nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ. Hiện nay, Trà Vinh là tỉnh có diện tích trồng thanh long ruột đỏ lớn thứ tư trên cả nước, sau tỉnh các tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang. Từ một vài héc ta những năm đầu triển khai, đến nay, nhiều địa phương trong tỉnh Trà Vinh đã chuyển đổi đất trồng lúa, đất vườn tạp, sang trồng thanh long ruột đỏ, nâng diện tích trồng thanh long ruột đỏ toàn tỉnh tăng mạnh.