Quảng Điền - Thừa Thiên Huế xây dựng du lịch cộng đồng thành các sản phẩm OCOP

OVN - Huyện Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) đang tích cực phát triển các sản phẩm nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng theo lợi thế địa phương, góp phần tạo dựng hướng đi mới cho Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Quảng Điền đưa sản phẩm OCOP xuất ngoại

Nhắc đến các sản phẩm OCOP của huyện Quảng Điền được xuất ngoại phải kể đến “Trà rau má Quảng Thọ” và sản phẩm “Bột Matcha rau má” của HTX NN Quảng Thọ 2, xã Quảng Thọ.

Bột Matcha rau má – sản phẩm OCOP của huyện Quảng Điền
Bột Matcha rau má – sản phẩm OCOP của HTX NN Quảng Thọ 2 (Ảnh: TL)


Cả 2 sản phẩm đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh từ năm 2020. Hiện, sản phẩm các loại trà của HTX đạt sản lượng tiêu thụ khoảng 15 nghìn hộp/năm. Cùng với tiêu thụ trong nước, HTX đang xúc tiến để đưa sản phẩm ra nước ngoài.
Theo ông Nguyễn Lương Trí - Giám đốc HTX NN Quảng Thọ 2, từ loại rau có giá trị thấp, nhưng từ khi chuyển sang sản xuất theo quy trình VietGAP và trở thành sản phẩm OCOP, đến nay, rau má ở Quảng Thọ đã trở thành nguồn nguyên liệu cho một thương hiệu sản phẩm nông nghiệp đặc biệt ở Quảng Điền.

Cách TP. Huế chưa đầy 20km về phía bắc, làng Bao La (Quảng Phú – Quảng Điền) là làng nghề truyền thống mây tre đan có lịch sử hình thành phát triển trên 600 năm. Từ những sản phẩm chỉ để làm vật dụng phục vụ cuộc sống và sinh hoạt của người dân địa phương, thì nay, những sản phẩm đèn trang trí, rổ, rá,... của HTX đã trở thành những mặt hàng có giá trị tại nhiều thị trường trong và ngoài nước.

Bộ sản phẩm đèn trang trí, rổ, rá của Quảng Điền) được công nhận là sản phẩm OCOP
Bộ sản phẩm đèn trang trí, rổ, rá của HTX mây tre đan Bao La (Quảng Điền) được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh (Ảnh: TL)


Theo ông Võ Văn Dinh, Giám đốc HTX mây tre đan Bao La, từ năm 2020, bộ sản phẩm đèn trang trí, rổ, rá của HTX mây tre đan Bao La (Quảng Điền) được công nhận là sản phẩm OCOP đạt 4 sao cấp tỉnh. Những năm gần đây, trung bình mỗi tháng HTX xuất khẩu 2 đơn hàng, giá trị 80 - 100 triệu đồng/đơn hàng. Ngoài ra, còn xuất sang Thái Lan, Mỹ, các nước châu Âu. Như đầu năm 2017, HTX nhận đơn hàng 2 ngàn sản phẩm tham gia Festival Nghề truyền thống Huế và 5 ngàn sản phẩm mây tre đan xuất khẩu sang Trung Quốc.

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Thừa Thiên Thuế, thành công của làng nghề mây tre đan Bao La đến từ sự kết hợp của hai yếu tố, đó là sự thích ứng với xu thế phát triển của thời đại nhưng vẫn coi trọng những giá trị truyền thống.

Đến thời điểm này, tỉnh Thừa Thiên Huế đã công nhận 2 sản phẩm OCOP huyện Quảng Điền đạt chuẩn 4 sao, 2 sản phẩm 3 sao và đang lập hồ sơ đề nghị Bộ NN&PTNT đánh giá, phân hạng 2 sản phẩm tiềm năng 5 sao; đồng thời, tiếp tục xây dựng thêm một số sản phẩm OCOP khác.

Quảng Điền đưa du lịch cộng đồng vào OCOP

Ông Phan Nam, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền cho biết, nhằm phát triển các sản phẩm OCOP, UBND huyện Quảng Điền đề nghị Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch cộng đồng giai đoạn 2021-2025 đạt tiêu chuẩn 5 sao của Trung ương tại điểm du lịch cộng đồng Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi.

Quảng Điền đưa du lịch cộng đồng vào OCOP
Chèo thuyền SUP trong rừng ngập mặn trên phá Tam Giang (Ảnh: TL)


Ông Nam thông tin thêm, thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền - một ngôi làng bên chân sóng phá Tam Giang. Từ cuối năm 2021, HTX Du lịch Quảng Điền được hình thành với 30 thành viên, với mục đích khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế vùng đầm phá Tam Giang. Nét đặc trưng của tour du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại điểm du lịch cộng đồng Ngư Mỹ Thạnh là được nhận sự phục vụ chu đáo, tận tình của đội ngũ hướng dẫn viên không chuyên của xã và của người dân địa phương.

Ngoài ra, trên hành trình du lịch, du khách sẽ được trải nghiệm với nhiều hoạt động như: Bắt hải sản bằng “nò - sáo”, chèo thuyền SUP khám phá làng chài Ngư Mỹ Thạnh và rừng ngập mặn, ngắm hoàng hôn trên vùng phá Tam Giang, thưởng thức những món ăn ngon được chế biến từ sản vật vùng đầm phá. Đồng thời, du khách còn được chụp những tấm hình tuyệt đẹp ở làng bích họa Ngư Mỹ Thạnh.

Còn ông Trần Quốc Thắng - Bí thư Huyện ủy Quảng Điền nhấn mạnh, hiệu quả từ Chương trình OCOP được xem là chìa khóa thành công trong xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương, trong đó có Quảng Điền. Sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái Ngư Mỹ Thạnh sau khi được công nhận sản phẩm OCOP sẽ là động lực rất lớn để Quảng Điền vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng môi trường thân thiện...

Bài, ảnh TH: An Khê

Tin liên quan

Tin mới hơn

Gạo “Cái quạt mo” sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao
Gạo “Cái quạt mo” sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao
OVN - Với chất lượng gạo thơm ngon được trồng ở vùng đất ven sông Trường Giang, HTX Nông nghiệp Thanh niên Thăng Bình đã tạo nên loại gạo độc đáo đạt chất lượng OCOP 4 sao.
Hà Giang: Khai thác sản phẩm thế mạnh địa phương hướng đi triển vọng ở Xín Mần
Hà Giang: Khai thác sản phẩm thế mạnh địa phương hướng đi triển vọng ở Xín Mần
LNV - Phát triển các sản phẩm chủ lực dựa vào thế mạnh vùng; đẩy mạnh quảng bá trên nền tảng số là hướng đi mà huyện Xín Mần (Hà Giang) đã và đang triển khai mạnh mẽ nhằm đưa sản phẩm OCOP tiêu thụ rộng khắp trên thị trường.
Đưa hương vị chè Đá Hen vào sản phẩm OCOP
Đưa hương vị chè Đá Hen vào sản phẩm OCOP
OVN – Nhờ tìm ra hướng đi đúng đắn cho cây chè, trong những năm qua, làng nghề chè Đá Hen đã phát huy được tiềm năng và thế mạnh của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và tạo nên thương hiệu riêng đạt chất lượng OCOP.
Độc đáo nét đẹp của sản phẩm Đèn Thôn nữ OCOP 4 sao
Độc đáo nét đẹp của sản phẩm Đèn Thôn nữ OCOP 4 sao
OVN - Qua bàn tay người nghệ nhân Gỗ nghệ thuật Âu Lạc, Đèn Thôn nữ được chế tác thủ công trên nền chất liệu gỗ thô mộc, tạo ra một sản phẩm thủ công mỹ nghệ sống động hồn quê Việt.
Bánh gai Tứ Trụ - Sản phẩm OCOP 3 sao
Bánh gai Tứ Trụ - Sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Làng nghề bánh gai Tứ Trụ có nguồn gốc từ làng Mía, thuộc địa phận xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Bánh gai Tứ Trụ nổi tiếng là món quà quê dân dã, trở thành món đặc sản của xứ Thanh, được khách hàng trên cả nước biết đến.
Cô giáo Ngát với trà thảo mộc
Cô giáo Ngát với trà thảo mộc
OVN - Bằng sự nỗ lực, cô Hoàng Thị Ngát - Cô giáo dạy trẻ khuyết tật (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), đã chế biến thành công sản phẩm Trà thảo mộc được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (UBND) công nhận là sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao.

Tin khác

Sản phẩm OCOP 4 sao từ nghề làm mắm tép ở Gia Viễn
Sản phẩm OCOP 4 sao từ nghề làm mắm tép ở Gia Viễn
OVN – Từ nguồn nguyên liệu ở làng nghề truyền thống làm mắm tép Gia Viễn, chị Nguyễn Thị Lê Thanh (TP Ninh Bình) đã phát triển sản phẩm thịt chưng mắm tép mắm đạt chất lượng OCOP 4 sao.
Khởi nghiệp trên vùng đất quê hương
Khởi nghiệp trên vùng đất quê hương
OVN - Nguyễn Thị Thu Trang (sinh năm 1990) đang có công việc và thu nhập ổn định tại một công ty ở TP.HCM, nhưng chị vẫn quyết định về quê ở xã Tân An, huyện Đăk Pơ (tỉnh Gia Lai) để khởi nghiệp với y tưởng khởi nghiệp xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu dược liệu sạch trên mảnh đất quê hương.
Nâng tầm sản phẩm Làng nghề nước mắm Khúc Phụ
Nâng tầm sản phẩm Làng nghề nước mắm Khúc Phụ
OVN - Những năm gần đây, cùng với bảo đảm chất lượng sản phẩm, các cơ sở sản xuất nước mắm tại làng nghề nước mắm Khúc Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) chú trọng đầu tư mẫu mã, cải tiến công nghệ, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Giò Bê Đức Tuấn - điểm sáng cho sản phẩm OCOP xứ Nghệ
Giò Bê Đức Tuấn - điểm sáng cho sản phẩm OCOP xứ Nghệ
OVN - Giò bê hay còn gọi giò me là một món đặc sản của mảnh đất Nghệ An. Với truyền thống lâu năm cùng bí quyết gia truyền và luôn chú trọng tiêu chí đảm bảo VSATTP, giò bê Đức Tuấn ngày càng khẳng định thương hiệu với hương vị đặc trưng riêng có.
Ninh Bình phấn đấu đến hết năm 2025 có ít nhất 150 sản phẩm OCOP
Ninh Bình phấn đấu đến hết năm 2025 có ít nhất 150 sản phẩm OCOP
OVN - Chương trình OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Thanh Hóa: Gắn văn hóa địa phương vào sản phẩm OCOP
Thanh Hóa: Gắn văn hóa địa phương vào sản phẩm OCOP
OVN - Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định ban hành Bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Sản phẩm trống đồng Toàn Linh của huyện Thiệu Hóa được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao có đủ tiêu chí về chất lượng, các giá trị văn hóa của sản phẩm.
Nồng ấm rượu men lá bản Xiềng
Nồng ấm rượu men lá bản Xiềng
OVN - Làng nghề rượu men lá ở bản Xiềng đã có từ lâu và được nhân dân nơi đây truyền từ bao thế hệ. Những năm gần đây nghề làm rượu men lá đang có chiều hướng phát triển mạnh. Rượu men lá mang đến vị thơm nồng, đậm vị núi rừng miền Tây, xứ Nghệ.
OCOP vươn xa cùng nông thôn mới trên
OCOP vươn xa cùng nông thôn mới trên 'đất mỏ'
OVN - Phát triển sản phẩm thế mạnh tại từng địa phương, hình thành những sản phẩm được gắn sao OCOP với chất lượng, giá trị vượt trội chính là một trong những yếu tố nền tảng giúp tỉnh Quảng Ninh gặt hái thành công trong xây dựng nông thôn mới.
Đưa nhung hươu Hà Tĩnh vào xây dựng chuỗi liên kết các sản phẩm OCOP
Đưa nhung hươu Hà Tĩnh vào xây dựng chuỗi liên kết các sản phẩm OCOP
OVN - Chuỗi liên kết các sản phẩm OCOP từ nhung hươu gắn với phát triển cộng đồng tại xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa được Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục thí điểm thuộc Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025.
Dưa hấu Hàm Ninh sản phẩm OCOP 3 sao
Dưa hấu Hàm Ninh sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Dưa hấu đã bén duyên với vùng đất Hàm Ninh (Quảng Ninh) từ nhiều năm nay đã ngày càng khẳng định được thương hiệu. Vụ mùa năm nay, dưa hấu Hàm Ninh lại một lần nữa mang đến “vị ngọt” cho bà con nông dân khi được công nhận là sản phẩm OCOP.
Các sản phẩm OCOP từ nhung hươu gắn với phát triển cộng đồng
Các sản phẩm OCOP từ nhung hươu gắn với phát triển cộng đồng
OVN - Chuỗi liên kết các sản phẩm OCOP từ nhung hươu gắn với phát triển cộng đồng tại xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa được Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục thí điểm thuộc Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025.
Sản phẩm OCOP - Trái ngọt của làng quê Hà thành
Sản phẩm OCOP - Trái ngọt của làng quê Hà thành
OVN - Những sản phẩm như Dưa vàng Kim Vương, bưởi Diễn được trồng tại vùng quê ngoại thành Hà Nội đã góp phần cải thiện đời sống kinh tế của người dân. Hai sản phẩm này đã được thành phố công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 - 4 sao.
Tuần văn hóa, du lịch Bắc Kạn - Quảng bá các món ăn dân tộc và sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn
Tuần văn hóa, du lịch Bắc Kạn - Quảng bá các món ăn dân tộc và sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn
OVN - Trong khuôn khổ “Tuần Văn hóa – Du lịch Bắc Kạn” gắn với trải nghiệm bí xanh thơm Ba Bể năm 2023, từ ngày 18 – 21/5 diễn ra hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá các món ăn dân tộc và sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn.
Thơm thảo hồn quê xứ Đoài
Thơm thảo hồn quê xứ Đoài
OVN - Xứ Đoài vốn nổi tiếng với làng cổ Đường Lâm thị xã Sơn Tây (Hà Nội) - địa danh được nhắc đến nhiều với cái tên “đất Hai Vua”. Về miền đất nơi đây du khách sẽ bị hấp dẫn bởi món Bánh tẻ Phú Nhi, món ăn giản dị mà mang đậm hồn quê hương.
Can Lộc có thêm 6 sản phẩm đạt chuẩn OCOP
Can Lộc có thêm 6 sản phẩm đạt chuẩn OCOP
OVN - Trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1/ 2023, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã tiến hành chấm điểm, phân loại các sản phẩm dựa trên bộ tiêu chí theo Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động