Quảng Ninh sẽ phát triển thêm nhiều sản phẩm OCOP chất lượng
10:30 | 18/03/2022
OVN - Sau 7 năm hình thành và phát triển, đến nay Quảng Ninh đang tiếp tục xây dựng, triển khai và thẩm định các sản phẩm mới gắn liền với những đặc trưng riêng của địa phương, để đưa nhiều hơn nữa những sản phẩm OCOP chất lượng tới tay người tiêu dùng.
7 năm sản phẩm OCOP Quảng Ninh
Sau 7 năm hình thành và phát triển, đến nay, Chương trình sản phẩm OCOP của Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các sản phẩm đều có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng và đã tạo dựng được lòng tin với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Quảng Ninh đã phát triển được 502 sản phẩm OCOP
Tại huyện Cô Tô hiện có 49 sản phẩm OCOP địa phương đặc trưng được đông đảo người tiêu dùng Quảng Ninh và cả nước biết đến, như: Nước mắm, mực khô, cá ruội… Hiện huyện đang tiếp tục xây dựng và phát triển thêm các sản phẩm OCOP đặc trưng mới, trong đó, điển hình là cam Thanh Lân, bởi thời gian qua, sản phẩm này đã khẳng định được thế mạnh mang lại hiệu quả kinh tế, thu nhập ổn định cho người dân.
Để phát triển sản phẩm cam Thanh Lân, Hội Nông dân huyện Cô Tô đã thành lập Tổ hội cam bản địa xã Thanh Lân và hình thành nên tổ chức nông dân sản xuất, kinh doanh sản phẩm. Qua đó, tạo được sự đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác, chất lượng sản phẩm, hướng tới xây dựng sản phẩm OCOP mới cho Quảng Ninh.
Theo đại diện Hội Nông dân huyện Cô Tô, trước đây, cam Thanh Lân được người dân trồng rải rác, ban đầu chỉ từ mô hình vườn cam của một hộ gia đình, nhưng đến nay nhờ sự tìm tòi, học hỏi lẫn nhau, hiện tại xã đã có thêm nhiều mô hình vườn cam sạch với quy mô lớn. Để tiếp tục phát triển giống cam bản địa này, chính quyền địa phương cũng luôn quan tâm trong việc hỗ trợ bà con trong công tác tập huấn kỹ thuật chăm sóc để nâng cao chất lượng, sản lượng cam, hỗ trợ dân vay vốn… Trong tương lai cam Thanh Lân sẽ sớm trở thành thương hiệu sản phẩm OCOP từ 3-5 sao của Cô Tô và Quảng Ninh.
Trong tương lai cam Thanh Lân sẽ sớm trở thành thương hiệu sản phẩm OCOP Quảng Ninh
Không chỉ riêng huyện Cô Tô, hiện nay tất cả các địa phương của tỉnh Quảng Ninh cũng đang thực hiện triệt để việc xây dựng, hình thành các sản phẩm OCOP mới của địa phương. Chỉ tính riêng trong năm 2021, Quảng Ninh đã có thêm 34 tổ chức mới tham gia chương trình sản phẩm OCOP, nâng tổng số tổ chức tham gia OCOP toàn tỉnh là 188 đơn vị.
Trong số này có 52 doanh nghiệp, 72 HTX, 64 hộ sản xuất. Đặc biệt, trong năm Quảng Ninh đã phát triển mới 95 sản phẩm OCOP, tăng 90% so với chỉ tiêu cả năm là 50 sản phẩm. Hầu hết các sản phẩm OCOP đều có sự đổi thay về chất lượng, cải tiến về mẫu mã, quy cách... Ngoài ra, các sản phẩm OCOP đều có đầy đủ chứng nhận về mã số, mã vạch, chứng nhận sở hữu trí tuệ, chứng nhận điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn tiên tiến như: ISO, GMP, HACCP, VietGAP...
Mục tiêu 50 sản phẩm OCOP Quảng Ninh mới
Tháng 2 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có quyết định cấp chứng nhận đạt sao năm 2021 đối với 86 sản phẩm OCOP, trong đó có 22 sản phẩm đạt 3 sao, 64 sản phẩm 4 sao và 3 sản phẩm đủ điểm 5 sao để tham gia dự thi cấp quốc gia.
Trà hoa vàng (Ba Chẽ) - sản phẩm OCOP tiêu biểu Quảng Ninh
Đây là năm thứ 6 Quảng Ninh tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP. Có thể nói, việc tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP hằng năm đã góp phần tìm chọn ra các sản phẩm thực sự chất lượng, đảm bảo các tiêu chí và điều kiện an toàn để cung cấp ra thị trường. Qua đó, ngày càng khẳng định uy tín và thương hiệu của Chương trình sản phẩm OCOP Quảng Ninh.
Theo thống kê của Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu quốc gia NTM tỉnh, hiện tại chương trình OCOP của Quảng Ninh đã phát triển được 502 sản phẩm OCOP, với 272 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó: 3 sản phẩm OCOP đạt 5 sao cấp quốc gia, 3 sản phẩm OCOP 5 sao cấp tỉnh, 70 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh, 196 sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.
Trong năm 2022, Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu quốc gia NTM tỉnh sẽ tăng cường phối hợp với các ngành, địa phương đẩy mạnh triển khai Chương trình sản phẩm OCOP gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đồng thời xây dựng các chuỗi liên kết, chú trọng công tác tư vấn, hỗ trợ phát triển tổ chức.
Quảng Ninh hiện đang hướng tới mục tiêu sẽ có ít nhất 50 sản phẩm OCOP mới trở lên. Trng đó, có thêm từ 70-100 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao đến 4 sao, có 2-4 sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao để tham gia dự thi đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia và phát triển mới ít nhất 15 đơn vị kinh tế.
Bài, ảnh: An Khê TH
Tin mới hơn
LNV - Để các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh thực sự trở thành sản phẩm hàng hoá, thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới là hết sức cần thiết. Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đã có Văn bản số 336/VPĐPNTM- OCOP ngày 19/6/2023 “về hướng dẫn thực hiện Chu trình OCOP tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2025”. Theo đó, các sản phẩm mới tham gia OCOP đều được các địa phương thẩm định, tư vấn, hướng dẫn và có quyết định chấp thuận tham gia Chương trình OCOP. Sản phẩm OCOP kết nối tiêu thụ với hệ thống BigC Việt Nam.
OVN – Vốn là món ăn dân dã được làm chủ yếu từ đậu xanh và đường kính, chè kho Đại Đồng đang được xây dựng thương hiệu, đầu tư bao gói, mở rộng thị trường và trở thành sản phẩm làng nghề đạt chất lượng OCOP.
LNV - Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay toàn tỉnh Phú Yên có gần 350 sản phẩm OCOP. Chương trình đã thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.
OVN - Điểm trưng bày bán hàng OCOP và hàng Việt vừa đưa vào hoạt động tại thị xã An Nhơn ở địa chỉ số 44, đường Quang Trung, phường Bình Định. Điểm bán hàng này giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp nông thôn, sản phẩm làng nghề, sản phẩm hàng Việt Nam.
OVN - Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nâng cao, kiểu mẫu, thời gian qua. Huyện Triệu Sơn đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn phát huy tiềm năng, thế mạnh, chú trọng phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng để tạo thương hiệu riêng của từng địa phương. Khuyến khích, động viên các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
Tin khác
OVN - Tính đến tháng 9-2024, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã phát triển thêm 13 sản phẩm OCOP đặc thù, nâng tổng số lượng sản phẩm lên 83. Ước tính đến cuối năm 2024 đạt 50 sản phẩm OCOP, gồm 12 sản phẩm 4 sao, 38 sản phẩm 3 sao.
OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024, tỉnh Lào Cai có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao.
OVN - Năm ngoái, lần đầu tiên TP.HCM tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP thành công ngoài mong đợi. Năm nay, Thành phố tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024 với quy mô lớn hơn.
OVN - Đến nay, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có 53 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, góp phần giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, củng cố các tiêu chí trong xây dựng NTM.
OVN - Chương trình mỗi xã, phường 1 sản phẩm (OCOP) là động lực quan trọng thúc đẩy, khai thác hiệu quả và nâng cao giá trị sản xuất, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đặc trưng, phát huy tiềm năng lợi thế của từng địa phương. Mở ra cơ hội nâng cao giá trị nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.
OVN - Để người tiêu dùng biết đến sản phẩm OCOP, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại như: tạo điều kiện để các chủ thể OCOP tham gia hội chợ cấp tỉnh; hội chợ cấp vùng, cấp quốc gia cũng như quốc tế.
OVN - Theo PGS.TS Trần Văn Ơn - là cố vấn chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cho biết, Đắk Lắk như một Việt Nam thu nhỏ, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển chương trình OCOP.
OVN - Sáng ngày 25/9, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thảo chuyên đề “Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, chuẩn hoá sản phẩm OCOP cho các HTX” và kết nối giao thương, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các HTX ở 2 tỉnh.
OVN - Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh, hợp tác xã (HTX) tập trung phát triển sản xuất, đưa sản phẩm OCOP vào chuỗi cung ứng; kết nối, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử (TMĐT)…
OVN - Thông qua phát triển mô hình quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm không chỉ bảo tồn, giới thiệu được các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc sản của tỉnh.
OVN - Từ địa hình nhiều đồi núi, sẵn nguồn thức ăn tự nhiên từ các loại hoa, HTX dịch vụ thủy lợi Thọ Văn (xã Thọ Văn, huyện Tam Nông, Phú Thọ) đã xây dựng được dòng sản phẩm mật ong chất lượng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
OVN - Trung tâm Đặc sản Việt Nam tại TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) vừa được khánh thành, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và hơn 9 triệu du khách khi đến với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Đây là Trung tâm Đặc sản Việt Nam lớn nhất ĐBSCL, kênh xúc tiến, quảng bá, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm OCOP lớn nhất miền Tây Nam Bộ, tiến tới đưa sản phẩm OCOP, đặc sản các tỉnh tiếp cận thị trường Campuchia và khu vực.
OVN - Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP Hạ Long, trùng với dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
LNV – Từ nguồn nguyên liệu gạo có sẵn của bà con địa phương, được học hỏi nghề làm phở truyền thống của gia đình, chị Phạm Thị Hồng Yến (TX. Điện Bàn, Quảng Nam) đã mày mò và phát triển sản phẩm phở khô thơm ngon, đạt chất lượng OCOP 3 sao.