Top 5 làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Bắc Ninh

OVN - Bắc Ninh là vùng đất cổ gắn liền với nền Văn minh sông Hồng, là trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa với bề dày truyền thống văn hóa. Đây cũng được mệnh danh là vùng đất trăm nghề với hàng loạt nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, làm giấy, tranh vẽ dân gian... nổi bật là những làn điệu dân ca quan họ. Dưới đây là danh sách top 5 làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Bắc Ninh.
1. Làng tranh dân gian Đông Hồ
Làng ranh Đông Hồ (Đông Khê, Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh) không còn xa lạ với đại đa số người dân Bắc Ninh nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, mang đậm tính lịch sử và tính lâu đời thì hiện nay làng tranh dân gian Đông Hồ vẫn được Nhà nước và người dân giữ gìn, bảo tồn, phát huy.


Ảnh minh họa


Theo các nghệ nhân tại đây, để có được bức tranh Đông Hồ cần một quá trình gồm nhiều khâu miệt mài, bền bỉ của các nghệ nhân như vẽ mẫu, khắc bản in, khắc ván in, pha chế màu, bồi giấy… Tranh Đông Hồ có rất nhiều thể loại, nhưng tiêu biểu là những thể loại như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày ( tranh gà, lợn, tranh đi cày, đi cấy,…), thể loại phê phán ( đám cưới chuột, vinh quy bái tổ, thầy đồ cóc,…), thể loại tín ngưỡng ( ông Công ông Táo, Ngũ đinh thiên ất, tiến tài tiến lộc,…), thể loại tranh bộ ( tứ bình, tứ quý, tố nữ,…), thể loại tranh truyện ( Thạch Sanh, Kiều,… ), thể loại tranh chữ, câu đối ( chữ Đức, chứ Thọ,…).

Cũng như nhiều làng nghề cổ khác, làng tranh Đông Hồ thể hiện bản sắc qua những di sản văn hóa vật chất như đình, chùa, đền, miếu hay những di sản văn hóa tinh thần như phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo. Để trải nghiệm các bức tranh dân gian Đông Hồ nhiều, đa dạng, bạn có thể ghé qua đây vào dịp lễ hội Kỳ Yên được tổ chức từ 14/3 đến 25/3 âm lịch hàng năm.
Tranh dân gian Đông Hồ sẽ đem lại cho bạn cảm giác trở về với sự yên bình, mộc mạc nhưng thuần túy của làng quê Việt Nam xưa.

2. Làng làm đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ
Làng Đồng Kỵ ở sát bờ Nam sông Ngũ Huyện Khê – đây cũng là con sông chứng nhân lịch sử của dân tộc, của Bắc Ninh. Trải qua nhiều năm phát triển, hiện nay Đồng Kỵ đã trở thành nơi sản xuất và cung cấp đồ gỗ mỹ nghệ lớn, không chỉ cung cấp sản phẩm cho các nơi trong nước mà còn ra cả các nước khác trên thế giới.


Ảnh minh họa


Tháng 1 năm 2011, Hội sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ được thành lập, đến nay đã có tới 200 hội viên, nhằm giúp đỡ và thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp trong tổ chức của Hội. Các sản phẩm của đồ gỗ mỹ nghệ rất đa dạng như sập gụ, tủ chè, các lọa tượng thờ, tượng nghệ thuật, hoành phi, câu đối, hương án, giường, tủ,…với đầy đủ cac phong cách cũng như các yêu cầu khác nhau của mỗi khách hàng trong nước hay nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc,…

Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ đã có mặt ở khắp các tỉnh thành trong cả nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Từ một làng tiểu nông, đến nay Đồng Kỵ đã trỏ thành một làng nghề chuyên sản xuất kinh doanh các đồ gỗ mỹ nghệ. Dù vậy nhưng những giá trị văn hóa truyền thống giàu bản sắc làng quê Bắc Ninh – Kinh Bắc vẫn được người dân bảo tồn và phát huy.

3. Làng gốm Phù Lãng
Phù Lãng vốn là làng cổ nhất xã Tam Thôn, có lẽ vì vậy mà nơi đây mangg rất nhiều nét truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Tiêu biểu là truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân trên núi Trâu Sơn, là kết tinh của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc.


Ảnh minh họa


Theo như nghiên cứu và kết luận ban đầu thì nghề gốm Phù Lãng có niên đai khoảng thế kỷ X – XI. Vào thời Lê Trung Hưng ( thế kỷ XVII-XVIII ), gốm Phù Lãng đã phát triển mạnh mẽ và có nhiều hiện vật mang tính nghệ thuật cao như bát hương, bình hoa, con giống,…được đắp nổi những họa tiết hoa văn như rồng, phượng, hoa, lá, mây và tráng men màu da lươn, những hiện vật này hiện vẫn được trưng bày và bảo tồn tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Nguyên liệu chủ yếu để tạo ra sản phẩm gốm là đất sét, củi. Từ xưa đến nay, đồ gốm được rất nhiều người ưa chuộng, bên cạnh gốm truyền thống, hiện nay Phù Lãng còn có dòng gốm “mỹ nghệ” cũng đang rất phát triển như lọ lục bình, bát hương, thậm chí những vật dụng hàng ngày như bát, chén,…cũng đều được san xuất, trang trí những nét hoa văn, hoạt tiết rất đẹp và được ưa chuộng.

Gốm cổ truyền thống đa dạng phong phú về loại hình và kiểu dáng: gốm gia dụng có chum, vại, chậu, bát, âu, lọ,.., gốm tín ngưỡng có bát hương, tiểu quách,.., gốm xây dựng có ống cống, con giống thiên. Gốm mỹ nghệ hiện nay thì đa dạng, mỹ nghệ cả về loại hình và kiểu dáng, phục vụ, đáp ứng nhu cầu trang trí nội thất gia đình, văn phòng cơ quan, khách sạn,…Gốm Phù Lãng không những bán chạy trên thị trường trong nước mà còn rất thông dụng trên thị trường xuất khẩu sang các nước lớn như Mỹ, Anh, Pháp, ý, Nhật, Hàn Quốc,…

Đến đây, bạn sẽ được nhìn ngắm, trải nghiệp các công trình cũng như các sản phẩm gốm đặc trưng như đình, chùa, đền, rồi những lục bình, hay đồ gốm nhỏ khác. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trải nghiệm tự tay làm gốm thông qua sự chỉ dẫn tận tình của người dân làng nghề tại đây.

4. Làng nghề giấy dó Dương Ổ
Dương Ổ có tên nôm là Đống Cao, đến tháng 8 năm 1957, Dương Ổ thuộc xã Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.


Ảnh minh họa

Nghề giấy dó Dương Ổ vốn có từ rất lâu đời, từ xa xưa đã làm giấy dó để đáp ứng nhu cầu lấy giấy in sách, in tranh, làm pháo của đất kinh đô Thăng Long và Kinh Bắc. Dù đến nay Dương Ổ không còn giữ được tục thờ tổ nghề, nhưng trong dân gian vẫn còn truyên nhau những câu ca ca ngợi nghề giấy ẩn chứa lịch sử của nghề:

“Người ta đúc tượng, xây chùa
Còn em xeo giấy bốn mùa chẳng ngơi
Dám xin bác chớ có cười
Vì em xeo giấy cho người chép kinh”

Nguyên liệu để làm ra giấy dó là vỏ cây dó được các lái buôn mang từ miền ngược về bán cho làng nghề. Và để làm ra được giấy dó thì cũng phải trải qua khá nhiều giai đoạn công phu, tỷ mỷ và dày công của các nghệ nhân. Xưa kia, làng giấy dó Dương Ổ chỉ sản xuất một mặt hàng truyền thống như giấy để in sách, vẽ tranh, làm hàng mã, cuốn pháo, giáy bản. Các sản phẩm văn hóa vật chất hay tinh thần đều thể hiện được bản sắc và truyền thống dân tộc. Những năm gần đây, nghề làm giấy ở Dương Ổ đã phát triển và lan tỏa sang các thôn khác của xã. Sản phẩm của các làng nghề ở đây ngày càng đa dạng, phong phú và chất lượng cao, tiêu biểu như giấy in sách, giấy vở, giấy ăn, giấy vệ sinh, giấy đóng gói bao bì.

Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Nhà nước, Phong Khê đã có Đề án quy hoạch và xây dựng “khu công nghệp làng nghề” có quy mô 12,36 ha đất, tạo điêu kiện cho 96 doanh nghiệp, xí nghiệp đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng các dây chuyền sản xuất. Nhờ đó, đời sống của dân tại đây nói riêng và của các khu vực lân cận nói chung được cải thiện và nâng cao.

5. Làng dệt lụa Tam Sơn
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà sử học và văn hóa, Tam Sơn (xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh) là một làng cổ, có lịch sử hàng ngàn năm, là một trong những làng có lịch sử lâu đời nhất quê hương Kinh Bắc – Bắc Ninh, đây là làng nông nghiệp điển hình, đa canh, đa nghề.


Ảnh minh họa


Ngoài làm nông, Tam Sơn còn nổi tiếng với nghề tơ lụa, trồng dâu, chăn tằm. Sự phát triển của nghề nông, đặc biệt là nghề dệt lụa ở Tam Sơn đã đẩy mạnh các hoạt động thương nghiệp ở làng quê này, trung tâm là chợ làng Tam Sơn họp ngay dưới chân chùa Cảm Ứng vào các ngày 2, 5, 7, 10 hằng tháng.

Tam Sơn không chỉ nổi tiếng với nghề dệt tơ lụa, với chợ Tam Sơn sầm uất mà nơi đây còn là mảnh đất địa linh nổi tiếng là làng quê văn hiến, hội tụ những giá trị tiêu biểu của nền văn hiến Kinh Bắc – Bắc Ninh. Trong lịch sử tồn tại và phát triển của làng Tam Sơn, nhiều truyền thống lịch sử, văn hóa được thừa kế và phát triển qua trường kỳ lịch sử như truyền thống yêu nước và cách mạng, truyền thống hiếu học và khoa bảng,…

Đến nay, tuy một số nghề truyền thống không được duy trì, điển hình là nghề dệt lụa, trồng dâu chăn tằm, nghề giao thương buôn bán và chợ Tam Sơn vốn nổi tiếng là một trung tâm giao thương của vùng Kinh Bắc đã không còn. Nhưng đời sống của người dân tại đây phát triển cả về vât chất và tinh thần, điển hình là phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng phát triển mạnh mẽ. Đội thông tin lưu động xã Tam Sơn đã được Chính phủ tặng Huân chương lao động hạng Ba.

Linh Vũ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Sản phẩm OCOP sơn mài Hạ Thái chinh phục thị trường quốc tế
Sản phẩm OCOP sơn mài Hạ Thái chinh phục thị trường quốc tế
OVN - Những năm gần đây, sản phẩm sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) được nhiều khách hàng ưa chuộng. Đặc biệt, từ khi được chứng nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm càng đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước...
11 sản phẩm OCOP của TP. Pleiku đạt hạng 3 sao năm 2024
11 sản phẩm OCOP của TP. Pleiku đạt hạng 3 sao năm 2024
OVN - UBND TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2024 đối với 11 sản phẩm.
Bắc Giang: Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP
Bắc Giang: Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP
OVN - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025.
Độc đáo các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Đông Anh
Độc đáo các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Đông Anh
OVN - Nhắc đến huyện Đông Anh (Hà Nội), không thể không nhắc đến những sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP nức tiếng gần xa, đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ như gạo nếp cái hoa vàng Dục Tú, Thuỵ Lâm; gỗ mỹ nghệ Vân Hà; quất cảnh Tàm Xá; bún Mạch Tràng; tương Việt Hùng; rượu Liên Hà; đậu Chài Võng La...
OCOP miền Nam được thị trường nội địa tin dùng
OCOP miền Nam được thị trường nội địa tin dùng
OVN - Thay vì đặt nặng mục tiêu xuất khẩu, nhiều nhà sản xuất ở phía Nam đang tập trung khai thác thị trường nội địa, đặc biệt là các địa phương lân cận có chung văn hóa và nhu cầu tiêu dùng. Đây được xem là hướng đi tiềm năng và thuận lợi hơn để mở rộng kinh doanh cho các sản phẩm OCOP...
Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
OVN - Chứng nhận sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem như “giấy thông hành” để đưa sản phẩm hướng vào các siêu thị và cửa hàng tiện ích.

Tin khác

OCOP "chắp cánh" cho nông sản Yên Bái
OCOP "chắp cánh" cho nông sản Yên Bái
OVN - Mỗi sản phẩm OCOP không chỉ là một món hàng, mà còn là kết tinh của đất và người, mang theo câu chuyện về bản sắc văn hóa, sự sáng tạo và khát vọng vươn lên. Tại Yên Bái, Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) đã trở thành cú huých quan trọng giúp nông sản địa phương khẳng định thương hiệu, nâng cao giá trị và chinh phục những thị trường khó tính trong nước lẫn quốc tế.
Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP
Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP
OVN - Huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, nổi bật với tiềm năng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, cua, ba khía – những đặc sản của vùng đất ngập mặn. Nhờ nguồn nguyên liệu phong phú, nhiều cơ sở sản xuất đã tận dụng lợi thế này để chế biến sản phẩm đạt chuẩn OCOP, không chỉ nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
OVN - Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP cho ra đời 377 sản phẩm OCOP chất lượng, uy tín, chinh phục được người tiêu dùng. Tỉnh Phú Yên xác định Chương trình OCOP là bước đi quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn.
TP. Hồ Chí Minh: Du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
TP. Hồ Chí Minh: Du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
OVN - Sở Du lịch TP. HCM đã đề xuất giải pháp phát triển du lịch cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ gắn với ngành du lịch. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là kế hoạch kết nối chương trình kích cầu du lịch với ngành nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.
Hành trình hơn 30 năm gìn giữ hương vị truyền thống bánh kẹo Vân Giang
Hành trình hơn 30 năm gìn giữ hương vị truyền thống bánh kẹo Vân Giang
OVN - Nằm tại phường Ngọc Châu, TP Hải Dương, cơ sở sản xuất bánh kẹo cổ truyền Vân Giang do ông Lê Hồng Giang sáng lập đã trở thành cái tên quen thuộc với nhiều thế hệ người tiêu dùng yêu thích hương vị bánh kẹo truyền thống. Trải qua hơn ba thập kỷ hoạt động, từ những ngày đầu đầy khó khăn đến khi khẳng định thương hiệu, Vân Giang là minh chứng sống động cho sự bền bỉ và tình yêu với giá trị văn hóa ẩm thực của dân tộc.
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Chính: Thương hiệu cà rốt vươn tầm quốc tế
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Chính: Thương hiệu cà rốt vươn tầm quốc tế
LNV - Xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, từ lâu đã được biết đến như “thủ phủ cà rốt” của miền Bắc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Đức Thuật – Đảng ủy viên, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Đức Chính – cùng Hội đồng Quản trị gồm 3 thành viên, HTX đã có 114 thành viên chính thức và mạng lưới hơn 600 bạn hàng trong và ngoài nước. Với phương châm không ngừng đổi mới, HTX Đức Chính đang nỗ lực đưa sản phẩm cà rốt đạt chuẩn VietGAP, OCOP và khẳng định chỉ dẫn địa lý trên bản đồ nông sản Việt Nam.
Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP
Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP
LNV - Để các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh thực sự trở thành sản phẩm hàng hoá, thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới là hết sức cần thiết. Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đã có Văn bản số 336/VPĐPNTM- OCOP ngày 19/6/2023 “về hướng dẫn thực hiện Chu trình OCOP tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2025”. Theo đó, các sản phẩm mới tham gia OCOP đều được các địa phương thẩm định, tư vấn, hướng dẫn và có quyết định chấp thuận tham gia Chương trình OCOP. Sản phẩm OCOP kết nối tiêu thụ với hệ thống BigC Việt Nam.
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
OVN – Vốn là món ăn dân dã được làm chủ yếu từ đậu xanh và đường kính, chè kho Đại Đồng đang được xây dựng thương hiệu, đầu tư bao gói, mở rộng thị trường và trở thành sản phẩm làng nghề đạt chất lượng OCOP.
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
LNV - Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay toàn tỉnh Phú Yên có gần 350 sản phẩm OCOP. Chương trình đã thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.
Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề
Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề
OVN - Điểm trưng bày bán hàng OCOP và hàng Việt vừa đưa vào hoạt động tại thị xã An Nhơn ở địa chỉ số 44, đường Quang Trung, phường Bình Định. Điểm bán hàng này giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp nông thôn, sản phẩm làng nghề, sản phẩm hàng Việt Nam.
Thanh Hoá: Triệu Sơn hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
Thanh Hoá: Triệu Sơn hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nâng cao, kiểu mẫu, thời gian qua. Huyện Triệu Sơn đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn phát huy tiềm năng, thế mạnh, chú trọng phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng để tạo thương hiệu riêng của từng địa phương. Khuyến khích, động viên các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
Sản phẩm OCOP - điểm nhấn du lịch nông thôn
Sản phẩm OCOP - điểm nhấn du lịch nông thôn
OVN - Năm 2024, tỉnh Lâm Đồng công nhận 3 mô hình điểm du lịch với sản phẩm là du lịch canh nông. Điểm khác so với 33 mô hình du lịch canh nông được hoạt động thí điểm trước đây, mỗi mô hình du lịch canh nông mới đều có một loại sản phẩm chủ lực khác biệt.
Thị xã Tịnh Biên (An Giang):  Đa dạng sản phẩm OCOP từ sản vật thiên nhiên
Thị xã Tịnh Biên (An Giang): Đa dạng sản phẩm OCOP từ sản vật thiên nhiên
OVN - Tính đến tháng 9-2024, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã phát triển thêm 13 sản phẩm OCOP đặc thù, nâng tổng số lượng sản phẩm lên 83. Ước tính đến cuối năm 2024 đạt 50 sản phẩm OCOP, gồm 12 sản phẩm 4 sao, 38 sản phẩm 3 sao.
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao
OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024, tỉnh Lào Cai có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao.
Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP
Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP
OVN - Năm ngoái, lần đầu tiên TP.HCM tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP thành công ngoài mong đợi. Năm nay, Thành phố tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024 với quy mô lớn hơn.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động