Hải Dương: Trồng măng tây theo hướng hữu cơ
21:06 | 05/05/2023
OVN - Được thành lập từ năm 2021 đến nay HTX măng tây hữu cơ Thủy Đạt ở thôn An Lâu, xã Hồng Quang, Thanh Miện thành phố Hải Dương đã nhanh chóng khẳng định được thương hiệu bằng chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
Sau khi đi lao động ở Hàn Quốc về, thấy đất đai quê hương rộng lớn, có tiềm năng để phát triển nông nghiệp nên vợ chồng anh Nhữ Tiến Đạt gom ruộng đất để trồng măng tây. Măng tây là cây trồng mới cho giá trị kinh tế cao nhưng cũng là cây trồng “khó tính”. Do vậy, anh Đạt đã đi nhiều nơi cả trong và ngoài tỉnh để học hỏi các mô hình trồng trước đó. Anh nhận thấy, phần lớn măng tây đều được trồng trong nhà màng, nhà lưới nhưng cây dễ bị sâu bệnh do khâu xử lý đất còn hạn chế. Để khắc phục những nhược điểm này, anh quyết định trồng thử nghiệm măng tây ngoài đồng ruộng bình thường và chăm sóc theo hướng hữu cơ. Toàn bộ quy trình trồng măng tây đều sử dụng các chế phẩm sinh học, không sử dụng phân bón hóa học cũng như thuốc trừ sâu. Sâu bệnh được phòng trừ bằng các loại chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ thiên nhiên như tỏi, gừng ngâm. Việc nhổ cỏ, bắt sâu đều thực hiện thủ công.
Hiện HTX Măng tây hữu cơ Thủy Đạt có 2 ha măng tây và đã cho thu hoạch 3-4 tạ/ngày. Bình quân mỗi năm HTX thu hoạch từ 4 - 5 lần. Hiện giá bán măng tây tại vườn của HTX từ 65.000 - 70.000 đồng/kg, cao hơn 5.000 đồng/kg so với măng tây trồng theo phương pháp thông thường. Sau khi trừ chi phí, vợ chồng anh Đạt thu lãi trên 1 tỷ đồng/năm.
Việc chăm sóc măng tây được HTX Măng tây Thủy Đạt thực hiện hoàn toàn thủ công và không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu
Anh Đạt nhận thấy, năng suất măng tây trồng theo hướng hữu cơ không bằng so với trồng, chăm sóc theo phương thức thông thường nhưng chất lượng măng tốt hơn. Nhiều khách hàng khi dùng măng tây đều cảm nhận có vị ngon, ngọt hơn nhiều so với măng tây ở các nơi khác.Hiện HTX Măng tây hữu cơ Thủy Đạt có 2 ha măng tây và đã cho thu hoạch 3-4 tạ/ngày. Bình quân mỗi năm HTX thu hoạch từ 4 - 5 lần. Hiện giá bán măng tây tại vườn của HTX từ 65.000 - 70.000 đồng/kg, cao hơn 5.000 đồng/kg so với măng tây trồng theo phương pháp thông thường. Sau khi trừ chi phí, vợ chồng anh Đạt thu lãi trên 1 tỷ đồng/năm.
Măng tây của HTX Măng tây Thủy Đạt được người tiêu dùng đánh giá chất lượng tốt, thơm ngon hơn các sản phẩm cùng loại
“Măng tây có lợi cho sức khỏe, được nhiều người ưa dùng. Măng tây của HTX có tem truy xuất nguồn gốc và được tiêu thụ rộng khắp tại TP Hà Nội và một số tỉnh, thành phố lân cận. Sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá chất lượng tốt, thơm ngon, giòn ngọt hơn các sản phẩm cùng loại”.Mỗi ngày HTX Măng tây Thủy Đạt thu từ 3 - 4 tạ măng tây
HTX Măng tây hữu cơ Thủy Đạt đang tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động với thu nhập 200.000 đồng/người/ngày. Ngoài 2 ha trồng măng tây, HTX còn liên kết với gần 10 hộ trồng măng tây khác với diện tích gần 5 ha cả ở trong và ngoài tỉnh. HTX cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ và bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 3.000 - 5.000 đồng/kg.Trần Hiền
Tin mới hơn

OVN - Tại thôn Gia, xã Dương Liễu (huyện Hoài Đức) có một cơ sở sản xuất luôn trăn trở về việc tạo ra sản phẩm miến truyền thống, đó là hộ kinh doanh Phí Đình Huệ.

OVN - Những năm qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Hòa Bình đã góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm truyền thống địa phương, thông qua chương trình đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

OVN - Xoài hạt lép của HTX GAP Cù Lao Giêng (Tổ 5 Ấp Bình Trung, xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới) là giống xoài đặc sản của tỉnh An Giang. Nổi bật với vị ngọt thanh và mùi thơm đặc trưng. Xoài hạt lép không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn mang lại nhiều lợi ích về dinh dưỡng. Loại xoài này cung cấp nhiều vitamin như vitamin C, A, B6 và chất xơ, giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa.

OVN - Ổi Di Trạch đã được công nhận là sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao và hiện sản phẩm này có mặt rộng khắp trên thị trường trong và ngoài Hà Nội.

OVN - Từ thức quà dân dã nơi rẻo cao, mơ Cao Kỳ huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn) đang vươn mình thành cây trồng chủ lực, đạt chuẩn OCOP 3 sao (2021). Với giá trị sức khỏe nổi bật, loại quả này đã chạm ngõ thị trường khó tính như Nhật Bản, mở ra nhiều triển vọng phát triển cho địa phương.
Tin khác

OVN - Công ty CP Ong mật Việt Ý ở phường Cộng Hòa (Chí Linh) là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tìm cách khai thác các sản phẩm từ ong mật tự nhiên. Công ty CP Ong mật Việt Ý có 5 sản phẩm OCOP 3 sao, là đơn vị sở hữu nhiều sản phẩm OCOP nhất tại TP Chí Linh.

OVN - Đối với chủ thể OCOP tham gia các đoàn xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP ra nước ngoài cần được lựa chọn đảm bảo đúng đối tượng, sản phẩm phù hợp với thị trường, mục đích chuyến đi và cần có sự luân phiên để nhiều chủ thể được tham gia…

OVN - Từng bị lãng quên trong nhiều năm, cây tiêu bản địa ở xã Bình Quế, huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) đang được phục hồi và phát triển theo hướng hàng hóa, gắn với mục tiêu nâng cao thu nhập từ kinh tế vườn. Từ mô hình nhỏ lẻ trong dân, đến nay tiêu Bình Quế đã có vùng nguyên liệu tập trung, có tổ chức thu mua, có thương hiệu bước đầu và được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

OVN - Trải qua hơn 20 năm miệt mài theo đuổi đam mê chế tác đồ gỗ mỹ nghệ, anh Nguyễn Thanh Trí (ngụ ấp Tân Thới, xã Tân Phú) đã thành lập cơ sở Đồ gỗ Anh Khôi, nơi sản xuất ra những sản phẩm mỹ nghệ từ gỗ mang đậm dấu ấn sáng tạo. Trong số đó, hai sản phẩm “Tranh chữ gỗ thư pháp” và “Lục bình gỗ tự nhiên” đã được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 sao là minh chứng cho sự nỗ lực và thành công của anh.

OVN - Dám nghĩ, dám làm, phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, Đào Thái Sơn đã mạnh dạn thay đổi suy nghĩ, cách làm, mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nấm tại trang trại của gia đình. Nấm sò của trang trại đã trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, có thương hiệu, được thị trường đón nhận.

OVN - Mật ong bản Dao sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao của Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp bản Dao Thống Nhất (TP Hòa Bình, tỉnh Hoà Bình) được bày bán tại các địa điểm, quầy hàng trưng bày sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Hòa Bình với mẫu mã, hình thức đẹp mắt...

OVN - Hội đồng đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương vừa công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Trong đó, nhóm thực phẩm chiếm đa số với 21 sản phẩm, tiếp đến là nhóm dược liệu 2 sản phẩm, du lịch 2 sản phẩm, đồ uống 2 sản phẩm và thủ công mỹ nghệ 1 sản phẩm. Hậu Giang tự hào có 3 sản phẩm xuất sắc đạt danh hiệu này.

OVN - Thác Dải Yếm, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu (tỉnh Sơn La), tiếng Thái gọi là “Sai Peng” nghĩa là “sợi yêu”. Còn suối nơi dòng thác chảy xuống được gọi là suối Hò Hẹn. Thác nước đổ trắng xóa, tạo nên khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, bình yên, thư thái. Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp gắn với câu chuyện tình yêu lãng mạn của đôi nam nữ.

OVN - Trong những năm qua, việc triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu) đã khơi dậy tiềm năng, lợi thế của nông sản địa phương, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.

OVN - Ẩn mình giữa những ngọn đồi trung du xanh ngát của huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, sâm nam núi Dành đang dần khẳng định vị thế của mình, không chỉ là cây dược liệu quý mà còn là biểu tượng cho sự phát triển bền vững của địa phương. Với giá trị dược liệu quý giá, gắn với lịch sử, văn hóa lâu đời, cùng triển vọng kinh tế vượt bậc, sâm nam núi Dành xứng đáng được gọi là “vàng xanh” của đất Bắc Giang.

OVN - Khi xuân về, giữa bao món ngon “cao lương mỹ vị”, dưa kiệu Hòa Nhơn – món ăn giản dị nhưng đầy thi vị – vẫn luôn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người dân quê. Không cầu kỳ, không phô trương, những củ kiệu muối chua giòn tan hòa quyện với chút ngọt thanh của giấm đường và cay nồng đặc trưng đã tạo nên một hương vị khó quên. Đây không chỉ là món ăn, mà còn là ký ức, là tình yêu quê hương đậm sâu trong tâm trí mỗi người con xa xứ.

OVN - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương trong tỉnh Bình Phước đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ các sản phẩm nông sản đặc trưng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đột phá tiềm năng nông thôn, từng bước nâng vị thế, giá trị của sản phẩm được công nhận.

OVN - Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, đến nay, huyện Đan Phượng đã có 100 sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được UBND thành phố Hà Nội công nhận.

OVN - Bao năm qua cây lạc là cây quan trọng ở vùng đất Diễn Châu, Nghệ An. Mùa xuân đi qua đây cánh đồng lạc phủ trắng ni lông với muôn triệu mầm lạc vươn đón nắng. Nhà nhà trồng lạc, tới mùa gọi nhau mua bán lạc.