Khám phá những làng nghề truyền thống hấp dẫn tại Hội An

OVN - Nhắc đến phố cổ Hội An, du khách sẽ nhớ ngay đến những làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm, mang đậm bản sắc vùng sông nước đã chở thành điểm đến đầy sức hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế.

Độc đáo làng nghề gốm Thanh Hà ở Hội An

Nằm cách khu phố cổ Hội An 3 km về hướng tây, làng nghề gốm Thanh Hà tọa lạc bên bờ sông Thu Bồn. Với lịch sử hình thành và phát triển hơn 500 năm, nghề gốm của làng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Độc đáo làng nghề gốm Thanh Hà ở Hội An
Làng nghề gốm Thanh Hà tọa lạc bên bờ sông Thu Bồn cách phố cổ Hội An 3 km (Ảnh ST)


Nguyên liệu chính để sản xuất gốm của làng nghề Thanh Hà là đất sét nâu, được khai thác dọc sông Thu Bồn. Trải qua quy trình sản xuất hoàn toàn thủ công, các sản phẩm gốm của làng khá phong phú với các loại bát, đĩa, bình, chum, vại và cả những con vật gần gũi.

Độc đáo làng nghề gốm Thanh Hà ở Hội An
Gốm của làng nghề Thanh Hà được làm chủ yếu từ đất sét nâu (Ảnh ST)


Sản phẩm của làng nghề có hai dòng chính là gốm sành nâu (được nung với lửa có mức nhiệt từ 800 đến 1.000 độ C) và gốm đỏ (mức nhiệt dưới 300 độ C). Tại đây, du khách có cơ hội trải nghiệm vẽ, nặn gốm ngay tại nhà dân.

Độc đáo làng nghề gốm Thanh Hà ở Hội An
Đến thăm làng ghề Thanh Hà, du khách có cơ hội trải nghiệm vẽ, nặn gốm ngay tại nhà dân (Ảnh: ST)

Bên cạnh đó, bạn có thể ghé thăm Công viên đất nung, nơi những công trình kiến trúc nổi tiếng của Việt Nam và kỳ quan trên thế giới được tái hiện dưới bàn tay của các nghệ nhân làng nghề gốm Thanh Hà.

Hấp dẫn làng nghề mộc Kim Bồng

Cách làng nghề gốm Thanh Hà chừng 5 km về phía đông là làng nghề mộc Kim Bồng. Khởi phát nghề mộc từ thế kỷ 16, làng nghề Kim Bồng nổi tiếng đất Hội An với những sản phẩm gia dụng, xây dựng và đặc biệt là nghề đóng tàu.

Hấp dẫn làng nghề mộc Kim Bồng Hội An
Làng nghề Kim Bồng nổi tiếng đất Hội An với những sản phẩm mộc đặc sắc (Ảnh: ST)

Do nằm ở hạ lưu của một nhánh sông Thu Bồn, nhìn sang bờ bên kia là phố cổ Hội An, nghề đóng tàu của làng nghề Kim Bồng từng phát triển rực rỡ vào giai đoạn đầu những năm 2000. Hiện tại, làng nghề Kim Bồng đang đẩy mạnh nghề mộc thủ công mỹ nghệ để phục vụ du lịch.

Độc đáo làng nghề gốm Thanh Hà ở Hội An
Làng nghề Kim Bồng nổi tiếng đất Hội An với những sản phẩm mộc đặc sắc (Ảnh: ST)


Một trải nghiệm đáng thử ở làng nghề Kim Bồng là dạo quanh khu vực ven sông, chứng kiến những con tàu được kéo lên bờ bằng hệ thống ròng rọc và đường ray, tận hưởng gió trời và nhìn ngắm Hội An từ bên này sông.

Độc đáo làng nghề gốm Thanh Hà ở Hội An
Ngoài đồ mộc, làng nghề Kim Bồng còn nổi tiếng ở Hội An với đồ mỹ nghệ, tranh ảnh (Ảnh: ST)


Nếu phía đông của làng Kim Bồng chuyên đóng tàu thuyền, thì phía Tây lại chuyên đồ mỹ nghệ. Đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề Kim Bồng cũng được thể hiện qua những bức tranh phong cảnh phóng khoáng, được bày bán trên con đường chính của làng.

Bình Yên làng nghề trồng rau Trà Quế

Từ làng Kim Bồng đi 9 km về phía bắc, qua trung tâm Hội An, là đến làng nghề trồng rau Trà Quế có tuổi đời 400 năm. Đây cũng là điểm đến được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đến thăm làng nghề rau Trà Quế, du khách sẽ lạc vào một không gian xanh ngát với hàng chục loại rau, nổi bật là rau gia vị, đang được chăm bón tại đây.

Độc đáo làng nghề gốm Thanh Hà ở Hội An
Đến thăm làng nghề rau Trà Quế, du khách sẽ lạc vào một không gian xanh ngát với hàng chục loại rau

Tại làng nghề rau Trà Quế, du khách sẽ tìm hiểu quy trình trồng rau sạch và thưởng thức những món ăn được chế biến từ rau hái từ vườn. Rau Trà Quế được chăm bằng phân chuồng và bón lót bằng rong vớt ở vùng cuối hạ lưu sông Thu Bồn, tưới bằng nước giếng khoan đã qua xử lý.

Độc đáo làng nghề gốm Thanh Hà ở Hội An

Độc đáo làng nghề gốm Thanh Hà ở Hội An
Đến thăm làng nghề rau Trà Quế, du khách sẽ lạc vào một không gian xanh ngát với hàng chục loại rau (Ảnh: ST)

Độc đáo làng nghề gốm Thanh Hà ở Hội An
Tại làng nghề rau Trà Quế, du khách sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình trồng rau (Ảnh: ST)


Dù quy trình trồng rau đang dần tự động hóa, người dân vẫn được kêu gọi giữ bản sắc truyền thống của làng nghề. Du khách có thể chiêm ngưỡng tài nghệ gánh nước tưới rau "hai tay như một" của người nông dân. Bên cạnh đó, những hoạt động du lịch sinh thái tại làng nghề rau Trà Quế cũng rất thu hút khách du lịch. Bạn sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình gieo mầm, đắp đất và tưới nước cho rau hoặc đạp xe thăm thú các vườn rau khắp làng nghề.

Trúc Linh TH

Tin liên quan

Tin mới hơn

Gạo “Cái quạt mo” sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao
Gạo “Cái quạt mo” sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao
OVN - Với chất lượng gạo thơm ngon được trồng ở vùng đất ven sông Trường Giang, HTX Nông nghiệp Thanh niên Thăng Bình đã tạo nên loại gạo độc đáo đạt chất lượng OCOP 4 sao.
Hà Giang: Khai thác sản phẩm thế mạnh địa phương hướng đi triển vọng ở Xín Mần
Hà Giang: Khai thác sản phẩm thế mạnh địa phương hướng đi triển vọng ở Xín Mần
LNV - Phát triển các sản phẩm chủ lực dựa vào thế mạnh vùng; đẩy mạnh quảng bá trên nền tảng số là hướng đi mà huyện Xín Mần (Hà Giang) đã và đang triển khai mạnh mẽ nhằm đưa sản phẩm OCOP tiêu thụ rộng khắp trên thị trường.
Đưa hương vị chè Đá Hen vào sản phẩm OCOP
Đưa hương vị chè Đá Hen vào sản phẩm OCOP
OVN – Nhờ tìm ra hướng đi đúng đắn cho cây chè, trong những năm qua, làng nghề chè Đá Hen đã phát huy được tiềm năng và thế mạnh của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và tạo nên thương hiệu riêng đạt chất lượng OCOP.
Độc đáo nét đẹp của sản phẩm Đèn Thôn nữ OCOP 4 sao
Độc đáo nét đẹp của sản phẩm Đèn Thôn nữ OCOP 4 sao
OVN - Qua bàn tay người nghệ nhân Gỗ nghệ thuật Âu Lạc, Đèn Thôn nữ được chế tác thủ công trên nền chất liệu gỗ thô mộc, tạo ra một sản phẩm thủ công mỹ nghệ sống động hồn quê Việt.
Bánh gai Tứ Trụ - Sản phẩm OCOP 3 sao
Bánh gai Tứ Trụ - Sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Làng nghề bánh gai Tứ Trụ có nguồn gốc từ làng Mía, thuộc địa phận xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Bánh gai Tứ Trụ nổi tiếng là món quà quê dân dã, trở thành món đặc sản của xứ Thanh, được khách hàng trên cả nước biết đến.
Cô giáo Ngát với trà thảo mộc
Cô giáo Ngát với trà thảo mộc
OVN - Bằng sự nỗ lực, cô Hoàng Thị Ngát - Cô giáo dạy trẻ khuyết tật (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), đã chế biến thành công sản phẩm Trà thảo mộc được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (UBND) công nhận là sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao.

Tin khác

Sản phẩm OCOP 4 sao từ nghề làm mắm tép ở Gia Viễn
Sản phẩm OCOP 4 sao từ nghề làm mắm tép ở Gia Viễn
OVN – Từ nguồn nguyên liệu ở làng nghề truyền thống làm mắm tép Gia Viễn, chị Nguyễn Thị Lê Thanh (TP Ninh Bình) đã phát triển sản phẩm thịt chưng mắm tép mắm đạt chất lượng OCOP 4 sao.
Khởi nghiệp trên vùng đất quê hương
Khởi nghiệp trên vùng đất quê hương
OVN - Nguyễn Thị Thu Trang (sinh năm 1990) đang có công việc và thu nhập ổn định tại một công ty ở TP.HCM, nhưng chị vẫn quyết định về quê ở xã Tân An, huyện Đăk Pơ (tỉnh Gia Lai) để khởi nghiệp với y tưởng khởi nghiệp xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu dược liệu sạch trên mảnh đất quê hương.
Nâng tầm sản phẩm Làng nghề nước mắm Khúc Phụ
Nâng tầm sản phẩm Làng nghề nước mắm Khúc Phụ
OVN - Những năm gần đây, cùng với bảo đảm chất lượng sản phẩm, các cơ sở sản xuất nước mắm tại làng nghề nước mắm Khúc Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) chú trọng đầu tư mẫu mã, cải tiến công nghệ, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Giò Bê Đức Tuấn - điểm sáng cho sản phẩm OCOP xứ Nghệ
Giò Bê Đức Tuấn - điểm sáng cho sản phẩm OCOP xứ Nghệ
OVN - Giò bê hay còn gọi giò me là một món đặc sản của mảnh đất Nghệ An. Với truyền thống lâu năm cùng bí quyết gia truyền và luôn chú trọng tiêu chí đảm bảo VSATTP, giò bê Đức Tuấn ngày càng khẳng định thương hiệu với hương vị đặc trưng riêng có.
Ninh Bình phấn đấu đến hết năm 2025 có ít nhất 150 sản phẩm OCOP
Ninh Bình phấn đấu đến hết năm 2025 có ít nhất 150 sản phẩm OCOP
OVN - Chương trình OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Thanh Hóa: Gắn văn hóa địa phương vào sản phẩm OCOP
Thanh Hóa: Gắn văn hóa địa phương vào sản phẩm OCOP
OVN - Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định ban hành Bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Sản phẩm trống đồng Toàn Linh của huyện Thiệu Hóa được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao có đủ tiêu chí về chất lượng, các giá trị văn hóa của sản phẩm.
Nồng ấm rượu men lá bản Xiềng
Nồng ấm rượu men lá bản Xiềng
OVN - Làng nghề rượu men lá ở bản Xiềng đã có từ lâu và được nhân dân nơi đây truyền từ bao thế hệ. Những năm gần đây nghề làm rượu men lá đang có chiều hướng phát triển mạnh. Rượu men lá mang đến vị thơm nồng, đậm vị núi rừng miền Tây, xứ Nghệ.
OCOP vươn xa cùng nông thôn mới trên
OCOP vươn xa cùng nông thôn mới trên 'đất mỏ'
OVN - Phát triển sản phẩm thế mạnh tại từng địa phương, hình thành những sản phẩm được gắn sao OCOP với chất lượng, giá trị vượt trội chính là một trong những yếu tố nền tảng giúp tỉnh Quảng Ninh gặt hái thành công trong xây dựng nông thôn mới.
Đưa nhung hươu Hà Tĩnh vào xây dựng chuỗi liên kết các sản phẩm OCOP
Đưa nhung hươu Hà Tĩnh vào xây dựng chuỗi liên kết các sản phẩm OCOP
OVN - Chuỗi liên kết các sản phẩm OCOP từ nhung hươu gắn với phát triển cộng đồng tại xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa được Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục thí điểm thuộc Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025.
Dưa hấu Hàm Ninh sản phẩm OCOP 3 sao
Dưa hấu Hàm Ninh sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Dưa hấu đã bén duyên với vùng đất Hàm Ninh (Quảng Ninh) từ nhiều năm nay đã ngày càng khẳng định được thương hiệu. Vụ mùa năm nay, dưa hấu Hàm Ninh lại một lần nữa mang đến “vị ngọt” cho bà con nông dân khi được công nhận là sản phẩm OCOP.
Các sản phẩm OCOP từ nhung hươu gắn với phát triển cộng đồng
Các sản phẩm OCOP từ nhung hươu gắn với phát triển cộng đồng
OVN - Chuỗi liên kết các sản phẩm OCOP từ nhung hươu gắn với phát triển cộng đồng tại xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa được Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục thí điểm thuộc Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025.
Sản phẩm OCOP - Trái ngọt của làng quê Hà thành
Sản phẩm OCOP - Trái ngọt của làng quê Hà thành
OVN - Những sản phẩm như Dưa vàng Kim Vương, bưởi Diễn được trồng tại vùng quê ngoại thành Hà Nội đã góp phần cải thiện đời sống kinh tế của người dân. Hai sản phẩm này đã được thành phố công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 - 4 sao.
Tuần văn hóa, du lịch Bắc Kạn - Quảng bá các món ăn dân tộc và sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn
Tuần văn hóa, du lịch Bắc Kạn - Quảng bá các món ăn dân tộc và sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn
OVN - Trong khuôn khổ “Tuần Văn hóa – Du lịch Bắc Kạn” gắn với trải nghiệm bí xanh thơm Ba Bể năm 2023, từ ngày 18 – 21/5 diễn ra hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá các món ăn dân tộc và sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn.
Thơm thảo hồn quê xứ Đoài
Thơm thảo hồn quê xứ Đoài
OVN - Xứ Đoài vốn nổi tiếng với làng cổ Đường Lâm thị xã Sơn Tây (Hà Nội) - địa danh được nhắc đến nhiều với cái tên “đất Hai Vua”. Về miền đất nơi đây du khách sẽ bị hấp dẫn bởi món Bánh tẻ Phú Nhi, món ăn giản dị mà mang đậm hồn quê hương.
Can Lộc có thêm 6 sản phẩm đạt chuẩn OCOP
Can Lộc có thêm 6 sản phẩm đạt chuẩn OCOP
OVN - Trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1/ 2023, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã tiến hành chấm điểm, phân loại các sản phẩm dựa trên bộ tiêu chí theo Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động