Quảng Thành nâng cao chuỗi giá trị nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
10:54 | 21/02/2023
OVN - Xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền là địa chỉ cung ứng rau sạch và các loại nông phẩm nổi tiếng của cả tỉnh Thừa Thiên - Huế. Với mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP đã góp phần nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
Hơn 32 ha rau sản xuất theo hướng VietGAP tại Quảng Thành
Toàn xã Quảng Thành hiện có hơn 32 ha rau màu được sản xuất theo hướng VietGAP, bao gồm các loại như: xà lách, cải, tần ô, mồng tơi, rau dền, ngò gai, với hàng trăm hộ tham gia sản xuất. Trong đó, có vùng chuyên canh rau tập trung 2ha, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân.
Tại xã Quảng Thành hiện có hơn 32 ha rau sản xuất theo hướng VietGAP (Ảnh: Int)
Gia đình ông Đào Đình Định, làng Thành Trung, xã Quảng Thành, hiện có 4 sào đất (2.000 m2) chuyên trồng các loại rau ăn lá ngắn ngày như rau dền, cải, rau tần ô và xà lách. Để nâng cao thu nhập, nhiều năm qua gia đình ông đã áp dụng phương thức sản xuất rau an toàn theo mô hình VietGAP.
Theo ông Định, trồng rau theo chuẩn VietGAP thì sản phẩm làm ra đều bảo đảm chất lượng, an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường; đặc biệt hiệu quả kinh tế cũng tăng lên nhiều so với cách làm truyền thống trước đây. Nhờ vậy đầu ra của sản phẩm rất ổn định. Uớc tính mỗi sào rau (500m2), bình quân cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm, trừ các khoản chi phí, người nông dân còn lại 40 triệu đồng.
Quảng Thành có truyền thống trồng rau trên 100 năm (Ảnh: Int)
Với truyền thống trồng rau trên 100 năm, làng Thành Trung, xã Quảng Thành có khoảng 300 hộ dân tham gia trồng rau. Trên cùng một diện tích, bà con trồng luân chuyển, gối vụ 9-10 loại rau để có rau bán quanh năm. Hiện nay, ngoài phương thức canh tác thủ công người dân trong làng còn kết hợp ứng dụng khoa học hiện đại, áp dụng phương thức canh tác theo chuẩn VietGAP, nhằm khẳng định thương hiệu rau một làng rau sạch.
Bà Nguyễn Thị Thôi, một trong những hộ dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất rau theo mô hình VietGAP cho biết, từ khi đưa vào trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, gia đình bà tuân thủ rất nghiêm ngặt từ khâu làm đất, chọn giống, chăm sóc, tưới nước đến thu hoạch và bảo quản. Trong quá trình sản xuất, không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Với diện tích 1,5 sào rau màu, mỗi năm gia đình bà làm từ 7-8 vụ rau, cho thu nhập bình quân từ 15-20 triệu đồng/tháng, những tháng cao điểm có thể lên đến 20-25 triệu đồng/tháng.
Chứng nhận sản phẩm OCOP cho rau Quảng Thành
Với sản lượng 3.000 tấn/năm, rau được sản xuất rau theo mô hình VietGAP tại Quảng Thành được các siêu thị, khách sạn, chợ đầu mối tại Thừa Thiên - Huế hợp đồng tiêu thụ nên đầu ra ổn định, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con. Hiện nay, sản phẩm Rau sạch Quảng Thành đã được cấp Chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP.
Quảng Thành khẳng định thương hiệu với sản phẩm rau sạch (Ảnh: Int)
Hiện nay, chính quyền địa phương cũng đã quy hoạch xây dựng tuyến du lịch làng rau sạch Thành Trung, xã Quảng Thành đưa vào tuyến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng… nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trên địa bàn nhằm và khuyến khích người dân địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bài và ảnh TH: Minh Khang
Tin mới hơn

OVN - Với chất lượng được người tiêu dùng đánh giá cao do hợp thổ nhưỡng, cà phê xứ lạnh (cà phê dòng Arabica) đang được tỉnh Kon Tum hướng đến xây dựng thương hiệu, trở thành mặt hàng nông sản chủ lực tại vùng trồng và đặc sản của địa phương.

OVN - Từ thế kỷ 19 cho tới nay, cà phê đã trải qua một chặng đường khá dài để trở thành một phần không thể thay thế trong văn hoá và đời sống của người Việt. Dựa vào bình chọn của du khách, Booking.com đã tập hợp 7 điểm đến tại Việt Nam cà phê.

OVN - Với chất lượng gạo thơm ngon được trồng ở vùng đất ven sông Trường Giang, HTX Nông nghiệp Thanh niên Thăng Bình đã tạo nên loại gạo độc đáo đạt chất lượng OCOP 4 sao.

LNV - Phát triển các sản phẩm chủ lực dựa vào thế mạnh vùng; đẩy mạnh quảng bá trên nền tảng số là hướng đi mà huyện Xín Mần (Hà Giang) đã và đang triển khai mạnh mẽ nhằm đưa sản phẩm OCOP tiêu thụ rộng khắp trên thị trường.

OVN – Nhờ tìm ra hướng đi đúng đắn cho cây chè, trong những năm qua, làng nghề chè Đá Hen đã phát huy được tiềm năng và thế mạnh của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và tạo nên thương hiệu riêng đạt chất lượng OCOP.
Tin khác

OVN - Làng nghề bánh gai Tứ Trụ có nguồn gốc từ làng Mía, thuộc địa phận xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Bánh gai Tứ Trụ nổi tiếng là món quà quê dân dã, trở thành món đặc sản của xứ Thanh, được khách hàng trên cả nước biết đến.

OVN - Bằng sự nỗ lực, cô Hoàng Thị Ngát - Cô giáo dạy trẻ khuyết tật (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), đã chế biến thành công sản phẩm Trà thảo mộc được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (UBND) công nhận là sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao.

OVN – Từ nguồn nguyên liệu ở làng nghề truyền thống làm mắm tép Gia Viễn, chị Nguyễn Thị Lê Thanh (TP Ninh Bình) đã phát triển sản phẩm thịt chưng mắm tép mắm đạt chất lượng OCOP 4 sao.

OVN - Nguyễn Thị Thu Trang (sinh năm 1990) đang có công việc và thu nhập ổn định tại một công ty ở TP.HCM, nhưng chị vẫn quyết định về quê ở xã Tân An, huyện Đăk Pơ (tỉnh Gia Lai) để khởi nghiệp với y tưởng khởi nghiệp xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu dược liệu sạch trên mảnh đất quê hương.

OVN - Những năm gần đây, cùng với bảo đảm chất lượng sản phẩm, các cơ sở sản xuất nước mắm tại làng nghề nước mắm Khúc Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) chú trọng đầu tư mẫu mã, cải tiến công nghệ, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

OVN - Giò bê hay còn gọi giò me là một món đặc sản của mảnh đất Nghệ An. Với truyền thống lâu năm cùng bí quyết gia truyền và luôn chú trọng tiêu chí đảm bảo VSATTP, giò bê Đức Tuấn ngày càng khẳng định thương hiệu với hương vị đặc trưng riêng có.

OVN - Chương trình OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

OVN - Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định ban hành Bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Sản phẩm trống đồng Toàn Linh của huyện Thiệu Hóa được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao có đủ tiêu chí về chất lượng, các giá trị văn hóa của sản phẩm.

OVN - Làng nghề rượu men lá ở bản Xiềng đã có từ lâu và được nhân dân nơi đây truyền từ bao thế hệ. Những năm gần đây nghề làm rượu men lá đang có chiều hướng phát triển mạnh. Rượu men lá mang đến vị thơm nồng, đậm vị núi rừng miền Tây, xứ Nghệ.

OVN - Phát triển sản phẩm thế mạnh tại từng địa phương, hình thành những sản phẩm được gắn sao OCOP với chất lượng, giá trị vượt trội chính là một trong những yếu tố nền tảng giúp tỉnh Quảng Ninh gặt hái thành công trong xây dựng nông thôn mới.

OVN - Chuỗi liên kết các sản phẩm OCOP từ nhung hươu gắn với phát triển cộng đồng tại xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa được Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục thí điểm thuộc Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025.

OVN - Dưa hấu đã bén duyên với vùng đất Hàm Ninh (Quảng Ninh) từ nhiều năm nay đã ngày càng khẳng định được thương hiệu. Vụ mùa năm nay, dưa hấu Hàm Ninh lại một lần nữa mang đến “vị ngọt” cho bà con nông dân khi được công nhận là sản phẩm OCOP.

OVN - Chuỗi liên kết các sản phẩm OCOP từ nhung hươu gắn với phát triển cộng đồng tại xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa được Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục thí điểm thuộc Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025.

OVN - Những sản phẩm như Dưa vàng Kim Vương, bưởi Diễn được trồng tại vùng quê ngoại thành Hà Nội đã góp phần cải thiện đời sống kinh tế của người dân. Hai sản phẩm này đã được thành phố công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 - 4 sao.